- Biển số
- OF-150172
- Ngày cấp bằng
- 23/7/12
- Số km
- 2,383
- Động cơ
- 380,528 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Giấy - Hà Nội
- Website
- www.hoteljob.vn
Từ cao nguyên Tây Tạng, dòng Mê Kông đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi, ghềnh thác… vượt Trung Quốc, cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam. Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.
Như một cuộc hẹn hò từ bao thế kỷ, như một cuộc sum vầy của chàng Ngưu cùng Chức Nữ, hàng năm cứ đến tháng 7, nước ở đồng bằng sông Cửu Long lại dâng cao, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Cùng với Biển Hồ Tonlé Sap ở Campuchia, Đồng Tháp Mười là nơi lưu trữ nước thiên nhiên; là vùng trũng chứa nước sông Mê Kông mùa mưa từ thượng nguồn đổ về.
Là người miền Tây, ai cũng quen với cảnh nước ngập lênh láng khắp nơi kéo dài mấy tháng trời, nước “trèo” qua thềm nhà, đi trong nhà phải xắn quần lội bì bõm mà không một lời than thở. Năm nào cũng vậy, riết rồi nó trở thành cái gì đó vô cùng thân quen, gắn bó mà hàng năm người ta vẫn khoắc khoải đợi chờ. Mùa nước nổi đã đi vào tâm trí của vạn vạn người con đất chín rồng, là ký ức tuổi thơ không thể xóa nhòa.
Trong tự điển của người miền Nam không có từ lũ. Thế nhưng, không hiểu từ bao giờ và từ ai mà mùa nước nổi ở miền Tây đã biến thành mùa lũ. Nhan nhản trên báo, ra rả trên đài phát thanh hay tivi những cụm từ như “Lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh”… người miền tây vẫn thủy chung với tên gọi nguyên thủy “mùa nước nổi”. Với người miền Tây không có cụm từ “Lũ dữ” mà chỉ có “Mùa nước đẹp”.
Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ ai ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại. Ở miền Tây thì lại khác. Dòng nước hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, “dòng nước lũ” hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này, đồng thời còn giúp tháo chua rửa phèn, diệt trừ sâu bọ. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương Nam.
Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm trước nước không về.
Cám ơn Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã thường xuyên có chương trình khuyến mãi. Làm cặp vé khứ hồi với giá 660k, em bay vào Sài Gòn, thuê con xe wave 80k/ngày rồi vi vu theo hành trình 1000 km từ SG - Tân An - Tràm Chim - Cao Lãnh (Đồng Tháp) - Long Xuyên - Châu Đốc (An Giang) - Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang) - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Tiền Giang - Cần Thơ - Vĩnh Long - Bến Tre - Sài Gòn. Và đây là thu hoạch của em, tuy không đẹp nhưng cũng xin hầu các cụ, mợ chút ảnh phong cảnh để hình dung phần nào về xứ Miền Tây này.
Đồng Tháp Mười, trên đường về với Tràm Chim
Sen Đồng Tháp không còn bát ngát như xưa
Chưa đến, e cứ nghĩ Châu Đốc là thị trấn nhỏ nhỏ vùng biên, ai ngờ
Các em nó chân dài, da trắng, dễ bảo nữa nhé
Làng nổi Châu Đốc, nhìn từ Victoria Châu Đốc Hotel
Sau khi lượn lờ chợ đồ sida Châu Long, em hỏi một bà bán hàng, có chỗ nào bán đồ điện tử cổ, bả chỉ, lên chợ Gò, 10km. Mặc dù đã sang chiều, nhưng đang máu, e cứ phi lên. Ai dè, đó là cái gò nổi nằm giữa biên giới VN - CPC, mênh mang nước, muốn ra chợ kiêm cả casino phải đi đò. Chút lo sợ, mình nói giọng Bắc, rõ người lạ, nhưng chậc lưỡi, kệ, vẫn trên đất mình, sợ gì, vậy là xuống đò.
Cái gì miền Tây cũng rẻ, tiền vé đò chỉ là 15k khứ hồi gồm cả phí gửi xe máy. Lên gò, lái đò đưa em cái cạc vi sít, dặn khi nào muốn về thì gọi điện, sẽ tới đón.
Chợ Gò cũ kỹ, lộn xộn, bán chủ yếu là hàng Thái và đồ điện, điện lạnh, bát đĩa, đồng hồ cũ. Từ gian nọ sang gian kia phải bì bõm lội hoặc leo cầu khỉ. Ở đây thì e hổng dám chụp ảnh rồi. Cũng kiếm được vài món đồ ưng ý, e vội vã quay về vì điểm đến tiếp theo là Hà Tiên còn cách hơn 100 cây số và phải leo núi Sam để viếng Bà Chúa Xứ nữa.
Dưới chân núi Sam, nhìn ra chút, bên kia con đường đã là đất CPC.
Leo xe máy lên đỉnh núi Sam, đúng lúc cơn mưa rào ập đến. Trên đỉnh núi có thờ bệ đá nơi bà chúa từng tọa, cạnh đó là trạm gác của ... quân đội. Cũng phải thôi, từ đây có thể quan sát bao quát cả một vùng rộng lớn. An ninh QG là tối quan trọng. Xuống núi, em theo đường đi Tịnh Biên để về Hà Tiên.
Kênh Vĩnh Tế nổi tiếng đây rồi. Từ đầu thế kỷ trước mà các cụ đã làm được công trình hoành tráng thế.
Đang lang thang xứ Miền Tây, đêm nằm xa nhà, bất chợt nghe trên đài tiếng nói Việt Nam bài hát "Người Hậu Giang" của nhạc sỹ Trần Long Ẩn sao mà thấy hợp cảnh, hợp tình và da diết đến thế:
[video]http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Hau-Giang-Thanh-Thuy/IW8FAOZ6.html[/video]
Xem tiếp ở trang 3
http://www.otofun.net/threads/569042-mien-tay-mua-nuoc-noi?p=14893437#post14893437
Như một cuộc hẹn hò từ bao thế kỷ, như một cuộc sum vầy của chàng Ngưu cùng Chức Nữ, hàng năm cứ đến tháng 7, nước ở đồng bằng sông Cửu Long lại dâng cao, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Cùng với Biển Hồ Tonlé Sap ở Campuchia, Đồng Tháp Mười là nơi lưu trữ nước thiên nhiên; là vùng trũng chứa nước sông Mê Kông mùa mưa từ thượng nguồn đổ về.
Là người miền Tây, ai cũng quen với cảnh nước ngập lênh láng khắp nơi kéo dài mấy tháng trời, nước “trèo” qua thềm nhà, đi trong nhà phải xắn quần lội bì bõm mà không một lời than thở. Năm nào cũng vậy, riết rồi nó trở thành cái gì đó vô cùng thân quen, gắn bó mà hàng năm người ta vẫn khoắc khoải đợi chờ. Mùa nước nổi đã đi vào tâm trí của vạn vạn người con đất chín rồng, là ký ức tuổi thơ không thể xóa nhòa.
Trong tự điển của người miền Nam không có từ lũ. Thế nhưng, không hiểu từ bao giờ và từ ai mà mùa nước nổi ở miền Tây đã biến thành mùa lũ. Nhan nhản trên báo, ra rả trên đài phát thanh hay tivi những cụm từ như “Lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh”… người miền tây vẫn thủy chung với tên gọi nguyên thủy “mùa nước nổi”. Với người miền Tây không có cụm từ “Lũ dữ” mà chỉ có “Mùa nước đẹp”.
Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ ai ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại. Ở miền Tây thì lại khác. Dòng nước hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, “dòng nước lũ” hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này, đồng thời còn giúp tháo chua rửa phèn, diệt trừ sâu bọ. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương Nam.
Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm trước nước không về.
Cám ơn Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã thường xuyên có chương trình khuyến mãi. Làm cặp vé khứ hồi với giá 660k, em bay vào Sài Gòn, thuê con xe wave 80k/ngày rồi vi vu theo hành trình 1000 km từ SG - Tân An - Tràm Chim - Cao Lãnh (Đồng Tháp) - Long Xuyên - Châu Đốc (An Giang) - Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang) - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Tiền Giang - Cần Thơ - Vĩnh Long - Bến Tre - Sài Gòn. Và đây là thu hoạch của em, tuy không đẹp nhưng cũng xin hầu các cụ, mợ chút ảnh phong cảnh để hình dung phần nào về xứ Miền Tây này.
Đồng Tháp Mười, trên đường về với Tràm Chim
Sen Đồng Tháp không còn bát ngát như xưa
Chưa đến, e cứ nghĩ Châu Đốc là thị trấn nhỏ nhỏ vùng biên, ai ngờ
Các em nó chân dài, da trắng, dễ bảo nữa nhé
Làng nổi Châu Đốc, nhìn từ Victoria Châu Đốc Hotel
Sau khi lượn lờ chợ đồ sida Châu Long, em hỏi một bà bán hàng, có chỗ nào bán đồ điện tử cổ, bả chỉ, lên chợ Gò, 10km. Mặc dù đã sang chiều, nhưng đang máu, e cứ phi lên. Ai dè, đó là cái gò nổi nằm giữa biên giới VN - CPC, mênh mang nước, muốn ra chợ kiêm cả casino phải đi đò. Chút lo sợ, mình nói giọng Bắc, rõ người lạ, nhưng chậc lưỡi, kệ, vẫn trên đất mình, sợ gì, vậy là xuống đò.
Cái gì miền Tây cũng rẻ, tiền vé đò chỉ là 15k khứ hồi gồm cả phí gửi xe máy. Lên gò, lái đò đưa em cái cạc vi sít, dặn khi nào muốn về thì gọi điện, sẽ tới đón.
Chợ Gò cũ kỹ, lộn xộn, bán chủ yếu là hàng Thái và đồ điện, điện lạnh, bát đĩa, đồng hồ cũ. Từ gian nọ sang gian kia phải bì bõm lội hoặc leo cầu khỉ. Ở đây thì e hổng dám chụp ảnh rồi. Cũng kiếm được vài món đồ ưng ý, e vội vã quay về vì điểm đến tiếp theo là Hà Tiên còn cách hơn 100 cây số và phải leo núi Sam để viếng Bà Chúa Xứ nữa.
Dưới chân núi Sam, nhìn ra chút, bên kia con đường đã là đất CPC.
Leo xe máy lên đỉnh núi Sam, đúng lúc cơn mưa rào ập đến. Trên đỉnh núi có thờ bệ đá nơi bà chúa từng tọa, cạnh đó là trạm gác của ... quân đội. Cũng phải thôi, từ đây có thể quan sát bao quát cả một vùng rộng lớn. An ninh QG là tối quan trọng. Xuống núi, em theo đường đi Tịnh Biên để về Hà Tiên.
Kênh Vĩnh Tế nổi tiếng đây rồi. Từ đầu thế kỷ trước mà các cụ đã làm được công trình hoành tráng thế.
Đang lang thang xứ Miền Tây, đêm nằm xa nhà, bất chợt nghe trên đài tiếng nói Việt Nam bài hát "Người Hậu Giang" của nhạc sỹ Trần Long Ẩn sao mà thấy hợp cảnh, hợp tình và da diết đến thế:
[video]http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Hau-Giang-Thanh-Thuy/IW8FAOZ6.html[/video]
Xem tiếp ở trang 3
http://www.otofun.net/threads/569042-mien-tay-mua-nuoc-noi?p=14893437#post14893437
Chỉnh sửa cuối: