[CCCĐ] Miền Tây cuối năm 2024

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Em vừa xong 1 vòng ngắn miền Tây sông nước, gởi lên đây để các ban cùng góp thêm cho vui vẻ những ngày cuối năm Giáp Thìn.
Em đi trong vòng 9 ngày từ ngày 17/12/2024 đến ngày 25/12/2024 về lại Sài Gòn.
Từ nhà em đi theo QL22 đến ngã tư Hóc Môn, quẹo trái để đi Đức Hòa, đến cầu Mỏ Vẹt. Trên Google map có ghi rỏ địa danh cầu Mỏ Vẹt, nhưng trên thực địa em không thấy bảng tên cầu này (hoặc có mà em đã không tìm thấy).

Qua cầu MỎ Vẹt nếu quẹo phải như trên Google map (trên thực địa là đi thẳng khi qua cầu) sẽ đến Đức Huệ (Long An).Em quẹo trái theo đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) Vietnam-Cambodia. Cột mốc ngay vị trí đầu là 194 như bên dưới, phía có rừng cây là phần đất của Cambodia.


1736560551677.jpeg
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Em vừa xong 1 vòng ngắn miền Tây sông nước, gởi lên đây để mời các bác cùng góp thêm cho vui vẻ những ngày cuối năm Giáp Thìn.
Em đi trong vòng 9 ngày từ ngày 17/12/2024 đến ngày 25/12/2024 về lại Sài Gòn.

Từ nhà em đi theo QL22 đến ngã tư Hóc Môn, quẹo trái để đi Đức Hòa, đến cầu Mỏ Vẹt. Trên Google map có ghi rỏ địa danh cầu Mỏ Vẹt, nhưng trên thực địa em không thấy bảng tên cầu này (hoặc có mà em đã không tìm thấy),chỉ thấy bảng tên cầu Kênh Ma Ren T với vị trí đúng theo vị trí cầu Mỏ Vẹt trên Google map, gần đó (trên đường Tuần tra biên giới) thì có đồn biên phòng Mỏ Vẹt.

Qua cầu Mỏ Vẹt nếu quẹo phải như trên Google map (trên thực địa là đi thẳng khi qua cầu) sẽ đến Đức Huệ (Long An).Em quẹo trái theo đường tuần tra biên giới (đường TTBG) Vietnam-Cambodia. Cột mốc ngay vị trí đầu là 194 như bên dưới, phía có rừng cây là phần đất của Cambodia.

1736560551677.jpeg




Đường TTBG trải nhựa cấp phối nhưng mặt đường tốt, hai bên đường nhiều cây xanh nên đường mát.

LonganDTTBG-1.jpg

Bên VN (bên trái hướng từ Long An đi Đồng Tháp) ruộng đồng xanh mướt, có dân cư hàng quán (thưa thớt) bên đường. Bên Cambodia hầu như bỏ hoang, nhà cửa rải rác sâu phía bên đất Cambodia. Có nhiều đường tắt để qua lại giữa hai nước mà không thấy có trạm gát. Hình bên dưới là đường qua Cambodia. Theo lời người chủ quán nước thì người Cambodian tự do qua lại bên VN: như đi chợ, đi chơi, đi khám bệnh... trong khi ngược lại người VN rất khó được đi qua phía Cambodia (không biết vì sao?).

LonganDTTBG-3.jpg


Từ cột mốc 200 đi về phía Nam, Cambodia xây một dãy nhà sàn rất mới, kéo dài hơn 3km, nhưng không thấy có người sinh sống, không có đường giao thông nối các ngôi nhà hoặc bất kỳ một hình thức canh tác, chăn nuôi nào.

LonganDTTBG-4.jpg


Bến phà Hồng Ngự - Tân Châu trong buổi chiều tàn

BendoThuongphuoc-1.jpg

BendoThuongphuoc-2.jpg


Nơi sông Mekong chảy vào Việt Nam thành sông Tiền

Vinhxuong-1.jpg


Đoạn sông Mekong đi vào VN dày đặt sà lan khai thác cát. Công an biên phòng Vĩnh Xương theo rất sát khách lạ và cấm chụp hình đoạn sông này, mặc dù không thấy bản cấm chụp hình, có lẻ họ không muốn hình ảnh khai thác cát trên sông được ghi lại. Điều đáng ngạc nhiên là người lính biên phòng theo em mang họ Nông và giọng nói cho thấy anh ta là người dân tộc ở Tây hoặc Đông bắc.

Cửa khẩu Vĩnh Xương rất ít xe chở hàng lưu thông, bãi làm hàng xe container vắng tanh, chủ yếu là người Việt Nam sang Cambodia chơi ở các casino dọc biên giới.

Hầu như toàn bộ các cửa khẩu VN-Cambodia từ Hoa Lư xuống Hà Tiên đều có một hoặc nhiều casino bên phía Cambodia, khách chơi phần lớn là người VN.

Ngược lại với đồn biên phòng Vĩnh Xương, đồn biên phòng Đồng Đức (cửa khẩu Khánh Bình) không ngăn cản việc chụp hình nơi sông Mekong đi vào Việt Nam thành sông Hậu (có lẻ vì ở đây không có tình trạng khai thác cát trên sông).

Cột mốc 246 bên phía Việt Nam

Cotmoc246-1.jpg


Cột mốc 246 bên phía Cambodia

Cotmoc246-2.jpg


Vườn xoài (hàng cây phía sau cột mốc) là của người VN thuê đất của người Cambodian để canh tác.

Ngã ba sông nơi sông Bassac (tên của sông Mekong đoạn chảy trên đất Cambodia) đi vào Việt Nam

Cotmoc246-5.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Em vừa xong 1 vòng ngắn miền Tây sông nước, gởi lên đây để các ban cùng góp thêm cho vui vẻ những ngày cuối năm Giáp Thìn.
Em đi trong vòng 9 ngày từ ngày 17/12/2024 đến ngày 25/12/2024 về lại Sài Gòn.
Từ nhà em đi theo QL22 đến ngã tư Hóc Môn, quẹo trái để đi Đức Hòa, đến cầu Mỏ Vẹt. Trên Google map có ghi rỏ địa danh cầu Mỏ Vẹt, nhưng trên thực địa em không thấy bảng tên cầu này (hoặc có mà em đã không tìm thấy).

Qua cầu MỎ Vẹt nếu quẹo phải như trên Google map (trên thực địa là đi thẳng khi qua cầu) sẽ đến Đức Huệ (Long An).Em quẹo trái theo đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) Vietnam-Cambodia. Cột mốc ngay vị trí đầu là 194 như bên dưới, phía có rừng cây là phần đất của Cambodia.


View attachment 8927501
Miền Tây mùa này qua mùa nước nổi rồi cụ, cụ qua mạn Đồng Tháp còn chút sen. Giờ màu chủ đạo miền tây là vàng của huỳnh liên, cúc và mai
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
14,688
Động cơ
980,266 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu kê dép hóng ợ :D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cám ơn bạn đã hướng dẫn,
Cụ có thời gian hoặc thuận đường, em khuyên cụ nên đến Gáo Giồng một lần, em thấy còn hay hơn Tràm Chim nhiều, rất nguyên sơ và được bảo tồn tốt
 

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,952
Động cơ
1,186,188 Mã lực
E lại hóng chuyện miền Tây, nhớ thời sinh viên 30 năm trước ạ.
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
786
Động cơ
583,731 Mã lực
Góp vui với chủ thớt hình tớ chụp ở miền Tây

IMG_1945.JPG
IMG_0348.JPG
IMG_0369.JPG
 

Vie.ABC

Xe container
Biển số
OF-106504
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
5,563
Động cơ
439,583 Mã lực
Nhà em chạy từ Saigon - Phú Quốc gồm : cao tốc trung lương - QL30 - CT02 - Rạch Giá - QL80 - Hà Tiên ... Thấy đường đông và xấu . Nó hơi vỡ mộng và khác xa so với hình dung qua các thông tin đại chúng và mang xã hội
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Cụ có thời gian hoặc thuận đường, em khuyên cụ nên đến Gáo Giồng một lần, em thấy còn hay hơn Tràm Chim nhiều, rất nguyên sơ và được bảo tồn tốt
Cám ơn bạn,rất tiếc em đã về nhà, hẹn Gáo Giồng chuyến đi tiếp! hy vọng
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,665
Động cơ
1,362,251 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhà em chạy từ Saigon - Phú Quốc gồm : cao tốc trung lương - QL30 - CT02 - Rạch Giá - QL80 - Hà Tiên ... Thấy đường đông và xấu . Nó hơi vỡ mộng và khác xa so với hình dung qua các thông tin đại chúng và mang xã hội
giao thông miền tây còn hạn chế nhiều, QL tương đương tỉnh lộ ngoài bắc thôi ạ
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
An Giang thấy rất nhiều người Chăm theo Hồi Giáo (Islam), trang phục của phụ nữ tuân thủ theo giáo luật Islam, và giáo đường Hồi Giáo rất nhiều ở Tân Châu.

Tanchau-9.jpg


Tanchau-8.jpg
Tanchau-6.jpg

Ruộng đồng ở An Giang bát ngát, nhìn rất sướng mắt, một cảm giác thanh bình.

Tanchau-1.jpg

Đường N1 từ Châu đốc đi Hà Tiên đẹp, chạy song song với kênh Vĩnh Tế, nhìn tuyến kênh Vĩnh Tế khâm phục cha ông đã đào con kênh này trong thế kỷ 19 (nhớ lại thời chúng tôi đi đào kênh những năm 1979-1980, thật phí công và ngờ nghệch).

Đường N1 đoạn thuộc tỉnh An Giang tốt, tuy nhiên khi qua địa phận Kiên Giang mặt đường xấu, nhiều đoạn bị ổ gà, cấp phối...

Thành phố Hà Tiên nhỏ và buồn, phố thị tập trung ở khu vực chợ (Hà Tiên từ trước đến nay), Tô châu (bên kia cầu Tô Châu) còn mang dáng vẽ của một phố huyện buồn thiu. Rất ít du khách, hầu như khách du lịch đến Hà Tiên chủ yếu chỉ để đi phà đến Phú Quốc hoặc các đảo khác.

Khu đô thi mới (chủ yếu là nền đất trống) có chợ đêm lèo lèo các gian hàng bán quần áo, đồ phụ kiện và đồ ăn vặt. Khu du lịch Mũi Nai vắng tênh (phải mua vé 30k/người - hiệu lực vô thời hạn - kể cả với khách ở các khách sạn trong khu du lịch). Nước biển lạnh, hàng quán đóng cửa vì không có khách. Giá sinh hoạt (ăn uống, khách sạn) ở mức trung bình.

Hatien-14.jpg


Hatien-5.jpg

Hatien-9.jpg
Hatien-8.jpg


Đường dây tải điện từ đất liền ra Đảo Hải Tặc

Hatien-4.jpg


Hải đăng trên núi Đèn không còn hoạt động, có thể chạy xe gắn máy lên đây để chụp hình bờ biển phía Tây Hà Tiên (vị trí chụp hoàng hôn trên biển)

Đài quan trắc trên biển

Hatien-10.jpg


Pháo đài của Hà Tiên (ngọn đồi bên chân cầu Tô Châu) bây giờ là khách sạn và quán cafe

Hatien-16.jpg


Phà đi đảo Hải Tắc, hoặc đi Phú Quốc xuất phát ở bên phà dưới chân cầu Tô Châu

Hatien-15.jpg


QL 80 từ Hà Tiên đi Kiên Lương nhỏ, rất nhiều cầu với mô dốc cao (lưu ý giảm tốc độ khi đi lên cầu).

Hòn Phụ Tử thuộc huyện Ba Trại (bến trái QL 80 theo hướng từ Hà Tiên đi Rạch Giá). Muốn đi vào hòn Phụ Tử phải mua vé vào khu du lịch 20k/người (khu DL này không có gì), hỏi đường vào chùa Hang, gởi xe trước cổng chùa 10k/xe gắn máy (người dân tự phát gắn bảng giữ xe thu tiền). Đi vào chánh điện của chùa, qua một hang (là điện thờ của chùa), ra bờ biển thấy một dãy các quán ăn, quẹo trái theo dãy hàng ăn, leo qua cổng thấp (hiện đã bị khóa), ra cầu tàu để chụp hình hòn Phụ Tử.

Honphutu-28.jpg


Hòn Phụ tử hiện nay, thật buồn. Có nhiều thuyết âm mưu xung quanh vụ ngã đổ của hòn Phụ, gần giống như vụ ngã của đá Dao ở Phan Rang tháng 4/1975.

Honphutu-3.jpg


Hiện nay hòn Phụ (bên trái hình) đã gãy, chỉ còn phần chân đế.

Honphutu-2.jpg


Theo lời ngư dân địa phương, hòn Phụ tự ngã khoản 15h ngày 09/08/2006. Khi hòn Phụ gãy đổ xuống biển tạo ra tiếng động và sóng rất lớn, những năm trước đó người địa phương đã thấy vết nứt ngày càng rỏ nơi phần chân của hòn Phụ.

Honphutu-4.jpg


Honphutu-26.jpg


Đường đi vào khu du lịch hòn Phụ Tử xuyên qua một rừng cây cổ thụ, rất mát và đẹp. Mùa này rất vắng, không có du khách, hàng quán đóng cửa.

Honphutu-27.jpg


Honphutu-30.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

7663A18

Xe điện
Biển số
OF-17175
Ngày cấp bằng
9/6/08
Số km
2,060
Động cơ
526,550 Mã lực
An Giang thấy rất nhiều người Chăm theo Hồi Giáo (Islam), trang phục của phụ nữ tuân thủ theo giáo luật Islam, và giáo đường Hồi Giáo rất nhiều ở Tân Châu.

Tanchau-9.jpg


Tanchau-8.jpg
Tanchau-6.jpg

Ruộng đồng ở An Giang bát ngát, nhìn rất sướng mắt, một cảm giác thanh bình.

Tanchau-1.jpg

Đường N1 từ Châu đốc đi Hà Tiên đẹp, chạy song song với kênh Vĩnh Tế, nhìn tuyến kênh Vĩnh Tế khâm phục cha ông đã đào con kênh này trong thế kỷ 19 (nhớ lại thời chúng tôi đi đào kênh những năm 1979-1980, thật phí công và ngờ nghệch).

Đường N1 đoạn thuộc tỉnh An Giang tốt, tuy nhiên khi qua địa phận Kiên Giang mặt đường xấu, nhiều đoạn bị ổ gà, cấp phối...

Thành phố Hà Tiên nhỏ và buồn, phố thị tập trung ở khu vực chợ (Hà Tiên từ trước đến nay), Tô châu (bên kia cầu Tô Châu) còn mang dáng vẽ của một phố huyện buồn thiu. Rất ít du khách, hầu như khách du lịch đến Hà Tiên chủ yếu chỉ để đi phà đến Phú Quốc hoặc các đảo khác.

Khu đô thi mới (chủ yếu là nền đất trống) có chợ đêm lèo lèo các gian hàng bán quần áo, đồ phụ kiện và đồ ăn vặt. Khu du lịch Mũi Nai vắng tênh (phải mua vé 30k/người - hiệu lực vô thời hạn - kể cả với khách ở các khách sạn trong khu du lịch). Nước biển lạnh, hàng quán đóng cửa vì không có khách. Giá sinh hoạt (ăn uống, khách sạn) ở mức trung bình.

Hatien-14.jpg


Hatien-5.jpg

Hatien-9.jpg
Hatien-8.jpg


Đường dây tải điện từ đất liền ra Đảo Hải Tặc

Hatien-4.jpg


Hải đăng trên núi Đèn không còn hoạt động, có thể chạy xe gắn máy lên đây để chụp hình bờ biển phía Tây Hà Tiên (vị trí chụp hoàng hôn trên biển)

Đài quan trắc trên biển

Hatien-10.jpg


Pháo đài của Hà Tiên (ngọn đồi bên chân cầu Tô Châu) bây giờ là khách sạn và quán cafe

Hatien-16.jpg


Phà đi đảo Hải Tắc, hoặc đi Phú Quốc xuất phát ở bên phà dưới chân cầu Tô Châu

Hatien-15.jpg


QL 80 từ Hà Tiên đi Kiên Lương nhỏ, rất nhiều cầu với mô dốc cao (lưu ý giảm tốc độ khi đi lên cầu).

Hòn Phụ Tử thuộc huyện Ba Trại (bến trái QL 80 theo hướng từ Hà Tiên đi Rạch Giá). Muốn đi vào hòn Phụ Tử phải mua vé vào khu du lịch 20k/người (khu DL này không có gì), hỏi đường vào chùa Hang, gởi xe trước cổng chùa 10k/xe gắn máy (người dân tự phát gắn bảng giữ xe thu tiền). Đi vào chánh điện của chùa, qua một hang (là điện thờ của chùa), ra bờ biển thấy một dãy các quán ăn, quẹo trái theo dãy hàng ăn, leo qua cổng thấp (hiện đã bị khóa), ra cầu tàu để chụp hình hòn Phụ Tử.

Honphutu-3.jpg


Hiện nay hòn Phụ (bên trái hình) đã gãy, chỉ còn phần chân đế.

Honphutu-2.jpg


Theo lời ngư dân địa phương, hòn Phụ tự ngã khoản 15h ngày 09/08/2006. Khi hòn Phụ gãy đổ xuống biển tạo ra tiếng động và sóng rất lớn, những năm trước đó người địa phương đã thấy vết nứt ngày càng rỏ nơi phần chân của hòn Phụ.

Honphutu-4.jpg
Úi hải đăng Núi Nai quan trọng thế sao ngừng hoạt động được ạ. Góp vui với cụ ảnh em chụp trên trạm đèn.

Hòn phụ tử nằm ở huyện Kiên Lương, từ Hà Tiên về Rạch Giá theo QL 80 đến Ba Hòn thì rẽ phải đâu hơn chục km. Góp vui cụ ảnh em chụp hòn phụ tử ngày mưa gió.

Ở Hà Tiên cụ có thử món gà đốt này ko ạ?
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Úi hải đăng Núi Nai quan trọng thế sao ngừng hoạt động được ạ. Góp vui với cụ ảnh em chụp trên trạm đèn.

Hòn phụ tử nằm ở huyện Kiên Lương, từ Hà Tiên về Rạch Giá theo QL 80 đến Ba Hòn thì rẽ phải đâu hơn chục km. Góp vui cụ ảnh em chụp hòn phụ tử ngày mưa gió.

Ở Hà Tiên cụ có thử món gà đốt này ko ạ?
1. Không biết vì sao, nhưng nhân viên ở hải đăng (núi Đèn) nói như vậy, hoặc có thể thời điểm em đến (20/12/2024) họ tạm ngừng. Thấy rất vắng và đúng là không có biểu hiện của sự hoạt động.
2. Bố cục hình hòn Phụ Tử hay lắm bạn
3.Món gà đốt này ngon lắm bạn, nhưng phải lựa quán, nhiều quán ở Tri Tôn bây giờ không đốt mà chiên ngập dầu nên mất ngon!
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Thị xã Kiên Lương nhỏ nhưng sầm uất, năm 1984 em đã có dịp đến đây khi thực tập ở nhà máy xi măng Kiên Lương...
QL 80 có bề rộng hẹp nhưng mặt đường tốt, dọc đường từ Kiên Lương đến Tri Tôn hai bên đường đều có khu dân cư.

Tri tôn nổi tiếng với cánh đồng Tà Pạ và lễ hội đua bò (2 năm/lần).
Thông tin trên internet lan truyền các hình ảnh về cánh đồng Tà Pạ trong sương sớm, nhưng lúc em đến (tuần thứ3 của tháng 12) không thấy sương (từ 5h15 sáng).

Sân đua bò Tà Pạ, đường đua hình chữ nhật vòng quanh cây thốt nốt này.

Tapa-13.jpg
Tapa-15.jpg
Tapa-10.jpg


Các điểm du lịch của Tà Pạ không ấn tượng và không được đầu tư đúng mức. Hồ đá đồi Tà Pạ, được gọi là "Tuyệt tình cốc" trên internet và các trang du lịch thực tế rất nhỏ (khoản 150-200 m2), nằm trơ trọi dưới chân núi, điểm khác thường là nước hồ màu xanh lá (green) đậm, có thể do các hợp chất có trong đá dưới đáy hồ, nghe người dân nói hồ sâu hơn 17m (?)

Tapa-4.jpg


Hồ Soài Chek, thực tế là hồ chứa nước phục vụ cánh đồng Tà Pạ, hình thành do đập ngăn nước xây dưới chân núi. Buổi chiều người địa phương (chủ yếu là học sinh và những người tuổi trẻ) đến ăn vặt trên đê ngăn nước của hồ. Tháng 12, mực nước trong hồ thấp, và không thể chụp được hình mặt trời lặn giữa hai khe núi (như hình trên các trang du lịch), do vị trí của mặt trời chếch nhiều về hướng bắc.

Tapa-60.jpg


Tapa-72.jpg

Đường đê ngăn nước của hồ có thể lưu thông xe 4 bánh, đường này dẫn đến đường beton rộng khoản 2 m, đi quanh co theo sườn núi đến chân của đá đầu voi và hồ Soài So.

Đá đầu voi đẹp nhất trong buổi chiều và khi chụp từ đê ngăn nước của hồ Soài Chek hoặc trên quán cafe gần hồ đá đồi Tà Pạ. Đá đầu voi chụp từ đê ngăn nước của hồ Soài Chek (buổi chiều)

Tapa-7.jpg


Đá đầu voi chụp từ quán cafe ở hồ đá đồi Tà Pạ (buổi sáng)

Tapa-95.jpg


Đá đầu voi chụp từ quán cafe ở hồ đá đồi Tà Pạ (buổi chiều)

Tapa-37.jpg


Cánh đồng Tà Pạ (điểm chụp hình ưa thích của dân phượt), mùa này (tháng12/2024) đẹp vào buổi chiều (vì không có sương sáng sớm). Cánh đồng Tà Pạ buổi chiều

Tapa-43.jpg


Tapa-51.jpg

Tapa-52.jpg


Cánh đồng Tà Pạ buổi sáng

Tapa-81.jpg


Tapa-104.jpg


Tapa-112.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

hieutd2

Xe tăng
Biển số
OF-6594
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
1,204
Động cơ
548,651 Mã lực
cám ơn cụ, khung cảnh miền tây đẹp và thơ mộng quá
 

anhbd

Xe đạp
Biển số
OF-866717
Ngày cấp bằng
26/8/24
Số km
27
Động cơ
928 Mã lực
Tuổi
63
Thành phố Sóc trăng nhỏ, cũ kỹ, và cũng có một con sông (Sông Cầu Quay = sông Maspero) chảy ngang thành phố như Phan Thiết. Chùa dơi bây giờ không còn dơi vì bị săn bắt quá nhiều! đường vào chùa đất sét đầy những gian hàng bán thực phẩm!
Quảng trường có tượng ba cô gái Miên - Việt - Hoa (đặc thù dân cư của Sóc Trăng)

Soctrang-1.jpg


Chùa Som Rong (có tượng phật nằm), motif trang trí rất giống các ngôi chùa ở Thái Lan và Cambodia(có lẽ vì cùng nhánh Phật giáo Nam Tông?)

Soctrang-9.jpg


Soctrang-7.jpg
Soctrang-8.jpg
Soctrang-10.jpg


Lần đầu tiên ăn một loại rau om (rau ngổ) có thân màu tím (thay vì màu xanh nhạt như ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung), rất thơm và có vị lạ (ăn với phở).

Phà Đại Ngãi nối liền Sóc Trăng và Trà Vinh trong buổi sáng
Daingai-1.jpg

Daingai-2.jpg


Quảng trường Trà Vinh

Travinh-1.jpg


Những điều em thấy được ở miền Tây:

1. Các QL ở miền Tây có mặt đường tương đối hẹp (so với Tây Nguyên, miền Trung). Đường nối các tỉnh miền Tây phần lớn chạy song song với các con kênh. Lưu ý khi đến các mô cầu, cần giảm tốc độ khi lên cầu.
2. Đi miền Tây, không cần Google map, hỏi đường người đia phương sẽ biết thêm được các con đường liên xã, liên huyện rất đẹp, yên bình và phong cảnh đậm chất miền Tây nam bộ.
3. Người miền Tây, chân thành, thân thiện và chỉ đường rất nhiệt tình. Người miền Tây uống cafe đá trong ly uống beer (ly lớn).
4. Mật độ hiện diện của Trung Nguyên coffee, Highland coffee rất thấp ở miền Tây (em thấy hình như chỉ có ở Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre). Người miền Tây rất chuộng bia Sài Gòn.
5. Ruộng đồng miền Tây, nhất là ở An Giang đúng nghĩa "thẳng cánh cò bay".
6. Giá sinh hoạt (ăn, ngủ) ở miền Tây tương đối thấp so với miền Trung và miền Bắc, nhất là không có vụ chặt chém khách lạ.
7. Cột mốc 314 (cột mốc cuối cùng giữa VN-Cambodia) bây giờ (tháng 12/2024) nằm trong doanh trại bộ đội nên khách dân thường không thể vào để chụp hình được. Đây là mục tiêu đi Hà tiên của em, rất tiếc (chú bộ đội nói chỉ cho khách đoàn vào tham quan!).
 
  • Vodka
Reactions: rfs
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top