- Biển số
- OF-471353
- Ngày cấp bằng
- 18/11/16
- Số km
- 278
- Động cơ
- 201,823 Mã lực
Nhân một số vụ lùm xùm thời gian gần đây về vấn đề #METOO:
Các cụ có nghĩ một ngày nào đó mình sẽ bị rơi vào hoàn cảnh éo le tương tự không?
Sự mong manh giữa đồng thuận và không đồng thuận là vô cùng... mong manh, mới ừ đó, mới bật đèn xanh đó, nhưng vì một lý do nào đó, thậm chí rất là ất ơ, có thể lật ngược thế cờ cực nhanh.
Chứng cứ ngoại phạm là vô cùng quan trọng để tự gỡ tội, không thì những năm tháng chơi với kiến do bạn tù bắt chăn thì hết niên hạn cũng đồng nghĩa với hết khả năng sử dụng!!!
Làm thế nào để chúng ta tránh khỏi hoàn cảnh éo le như vậy, đây chính là lý do tại sao em mở thớt này.
Mời các cụ.
Một số cụ thắc mắc về #METOO, em xin giải thích thêm như sau:
Metoo là phong trào kêu gọi cộng đồng đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình và vạch trần những hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. "Me too - tôi cũng vậy" trở thành từ khóa biểu tượng cho phong trào này.
Chiến dịch Metoo là gì và những điều cần biết về chiến dịch Metoo?
Metoo là phong trào kêu gọi cộng đồng đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình và vạch trần những hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. "Me too - tôi cũng vậy" trở thành từ khóa biểu tượng cho phong trào này.
Chiến dịch #Metoo là gì?
Chiến dịch #Metoo đã được phát động trong nhiều năm, nhưng chỉ thu hút sự quan tâm của thế giới sau khi các cáo buộc về hành vi tấn công và quấy rối tình dục của “ông trùm” Hollywood Harvey Weinstein bắt đầu chiếm ưu thế trên các mặt báo lớn. Nhà hoạt động xã hội Tarana Burke, người khởi xướng phong trào này, mô tả #Metoo không chỉ là một thẻ bắt đầu bằng ký tự “#” mà nó còn cho thấy đây là “điểm bắt đầu một cuộc đối thoại lớn hơn" và một không gian cho "chữa bệnh cộng đồng" cho tất cả mọi người.
#Metoo là cơ hội để mọi người cất lên tiếng nói của chính mình. Mục đích của phong trào này là thay đổi các chuẩn mực xã hội bằng cách “khuyến khích hàng triệu người đứng lên để nói về bạo lực và quấy rối tình dục". Một trong những khẩu hiệu của chiến dịch #Metoo là "trao quyền thông qua sự đồng cảm", bởi vì theo các nhà sáng lập: “Điều quan trọng là những người đã trải qua việc bị ngược đãi tình dục hiểu rằng họ không hề đơn độc”.
Tạo ra một cộng đồng tập hợp những nạn nhân bị lạm dụng tình dục là thành công đầu tiên của #Metoo, trước khi tiến tới mục tiêu cuối cùng của chiến dịch, đó là "phá vỡ tất cả các hệ thống đã và đang cho phép bạo lực tình dục hiện hữu”.
Ai đã khởi xướng chiến dịch #Metoo?
#Metoo được khởi xướng bởi nhà hoạt động xã hội Tarana Burke, sau khi cô nghe tâm sự về việc bị xâm hại tình dục từ một cô bé 13 tuổi. Năm 2006, Burke sáng lập ra Just Be Inc., một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục, tập trung vào các cô gái trẻ.
Vào ngày 15/10/2017, #Metoo đã trở thành hiện tượng toàn cầu thông qua một tweet của nữ diễn viên Alyssa Milano: “Nếu bạn bị quấy rối hoặc bị tấn công tình dục, hãy viết “Me too” như một câu trả lời cho tweet này”. Ngay khi dòng tweet được đăng tải, hơn 66.000 lời phản hồi và hashtag #Metoo nhanh chóng trở thành một làn sóng được lan truyền dữ dội trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khi mọi người bắt đầu chia sẻ những câu chuyện quấy rối tình dục của chính họ.
Bản thân Alyssa Milano ban đầu cũng không hề biết rằng Burke là người đã khởi xướng phong trào #Metoo, nhưng trong vài ngày sau đó, Milano nhận ra ý nghĩa lớn lao của phong trào này, cô đã tham dự chương trình Good Morning America để công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Burke.
Các nhà báo như Ronan Farrow của New Yorker và Jodi Kantor của New York Times cũng đã góp phần thúc đẩy các cuộc đàm thoại về #Metoo tiến gần hơn với báo chí thông qua các cuộc điều tra chuyên sâu, phơi bày nhiều hành vi lạm dụng tình dục ra trước ánh sáng.
Thế giới đã tiếp nhận chiến dịch #Metoo từ đó.
Thứ trưởng từ chức vì bê bối tình dục, #metoo đã đến Nhật Bản
Báo Tuổi Trẻ đăng tin, truyền thông Nhật cho biết tại cuộc họp báo hôm qua (18/4), ông Junichi Fukuda, 58 tuổi, đã khẳng định rằng các cáo buộc chống lại ông là "sai sự thật". Tuy nhiên, đơn xin từ chức của ông đã được Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso chấp nhận cùng ngày.
Theo lời vị quan chức 58 tuổi, ông từ chức vì cảm thấy khó khăn khi tiếp tục làm việc. Trước đó 2 ngày, ông Fukuda dọa sẽ kiện tạp chí Shukan Shincho. Ngày 18/4, ông cũng tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa.
Ông Fukuda nói rằng ông quyết định từ chức vì "ngay bây giờ Bộ Tài chính Nhật đang trải qua giai đoạn khó khăn".
"Tôi cho rằng việc tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của tôi sẽ vô cùng khó khăn. Tôi gửi lời xin lỗi tới những ai mà tôi đã gây phiền phức" thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Junichi Fukuda giải thích cho việc từ chức.
Các cáo buộc về việc ông Fukuda có những lời lẽ khơi gợi tình dục đối với các nữ phóng viên lần đầu tiên được tường thuật bởi tuần san Shukan Shincho của Nhật hồi đầu tuần trước.
Tạp chí này dẫn lời một số nữ phóng viên giấu tên nói rằng vị quan chức 58 tuổi đã liên tục "rủ rê" họ quan hệ tình dục với ông tại các cuộc gặp và tại quán bar.
Shukan Shincho cũng công bố một đoạn ghi âm ghi lại những câu nói "gạ gẫm" của ông Fukuda: "Tôi có thể ôm cô không?", "Tôi có thể chạm vào ngực cô chứ?", "Chúng ta có nên ngoại tình khi ngân sách cho phép?", "Tôi sẽ trói tay cô lại".
Tại cuộc họp báo ngày 18/4, khi một phóng viên hỏi liệu ông có nhận ra giọng của mình trong đoạn ghi âm hay ông, ông Fukuda khẳng định đó là sản phẩm cắt ghép.
"Tôi nghe giọng của mình bằng cơ thể của tôi, do đó tôi không thể nhận ra giọng thật của tôi khi dùng tai để nghe" vị quan chức trả lời.
Khi được hỏi liệu ông còn nhớ đã từng có các lời lẽ như tạp Shincho trích lại hay không, ông Fukuda đáp: "Tôi không nhớ có từng nói như vậy hay không… Tôi không hề nhớ được đã có một cuộc trò chuyện lạ lùng như thế".
Theo đài NHK, như vậy ông Fukuda sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Bộ Tài chính Nhật từ chức kể năm 1998. Tuy nhiên, thời điểm đó các quan chức Bộ Tài chính Nhật từ chức vì dính bê bối tham nhũng.
Tại Nhật Bản, các cuộc bàn tán công khai về quấy rối và tấn công tình dục ít khi xảy ra, đồng thời các vụ từ chức liên quan tới vấn này khá hiếm hoi.
Báo New York Times bình luận việc ông Fukuda từ chức là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang tham gia cùng quốc tế trong phong trào #MeToo ở Hollywood nhằm vạch trần và chống lại những kẻ lạm dụng, quấy rối tình dục.
https://m.tintucvietnam.vn/chien-dich-metoo-la-gi-va-nhung-dieu-can-biet-ve-chien-dich-metoo-32702
Sự mong manh giữa đồng thuận và không đồng thuận là vô cùng... mong manh, mới ừ đó, mới bật đèn xanh đó, nhưng vì một lý do nào đó, thậm chí rất là ất ơ, có thể lật ngược thế cờ cực nhanh.
Chứng cứ ngoại phạm là vô cùng quan trọng để tự gỡ tội, không thì những năm tháng chơi với kiến do bạn tù bắt chăn thì hết niên hạn cũng đồng nghĩa với hết khả năng sử dụng!!!
Làm thế nào để chúng ta tránh khỏi hoàn cảnh éo le như vậy, đây chính là lý do tại sao em mở thớt này.
Mời các cụ.
Một số cụ thắc mắc về #METOO, em xin giải thích thêm như sau:
Metoo là phong trào kêu gọi cộng đồng đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình và vạch trần những hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. "Me too - tôi cũng vậy" trở thành từ khóa biểu tượng cho phong trào này.
Chiến dịch Metoo là gì và những điều cần biết về chiến dịch Metoo?
Metoo là phong trào kêu gọi cộng đồng đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình và vạch trần những hành vi quấy rối và tấn công tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. "Me too - tôi cũng vậy" trở thành từ khóa biểu tượng cho phong trào này.
Chiến dịch #Metoo là gì?
Chiến dịch #Metoo đã được phát động trong nhiều năm, nhưng chỉ thu hút sự quan tâm của thế giới sau khi các cáo buộc về hành vi tấn công và quấy rối tình dục của “ông trùm” Hollywood Harvey Weinstein bắt đầu chiếm ưu thế trên các mặt báo lớn. Nhà hoạt động xã hội Tarana Burke, người khởi xướng phong trào này, mô tả #Metoo không chỉ là một thẻ bắt đầu bằng ký tự “#” mà nó còn cho thấy đây là “điểm bắt đầu một cuộc đối thoại lớn hơn" và một không gian cho "chữa bệnh cộng đồng" cho tất cả mọi người.
#Metoo là cơ hội để mọi người cất lên tiếng nói của chính mình. Mục đích của phong trào này là thay đổi các chuẩn mực xã hội bằng cách “khuyến khích hàng triệu người đứng lên để nói về bạo lực và quấy rối tình dục". Một trong những khẩu hiệu của chiến dịch #Metoo là "trao quyền thông qua sự đồng cảm", bởi vì theo các nhà sáng lập: “Điều quan trọng là những người đã trải qua việc bị ngược đãi tình dục hiểu rằng họ không hề đơn độc”.
Tạo ra một cộng đồng tập hợp những nạn nhân bị lạm dụng tình dục là thành công đầu tiên của #Metoo, trước khi tiến tới mục tiêu cuối cùng của chiến dịch, đó là "phá vỡ tất cả các hệ thống đã và đang cho phép bạo lực tình dục hiện hữu”.
Ai đã khởi xướng chiến dịch #Metoo?
#Metoo được khởi xướng bởi nhà hoạt động xã hội Tarana Burke, sau khi cô nghe tâm sự về việc bị xâm hại tình dục từ một cô bé 13 tuổi. Năm 2006, Burke sáng lập ra Just Be Inc., một tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục, tập trung vào các cô gái trẻ.
Vào ngày 15/10/2017, #Metoo đã trở thành hiện tượng toàn cầu thông qua một tweet của nữ diễn viên Alyssa Milano: “Nếu bạn bị quấy rối hoặc bị tấn công tình dục, hãy viết “Me too” như một câu trả lời cho tweet này”. Ngay khi dòng tweet được đăng tải, hơn 66.000 lời phản hồi và hashtag #Metoo nhanh chóng trở thành một làn sóng được lan truyền dữ dội trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khi mọi người bắt đầu chia sẻ những câu chuyện quấy rối tình dục của chính họ.
Bản thân Alyssa Milano ban đầu cũng không hề biết rằng Burke là người đã khởi xướng phong trào #Metoo, nhưng trong vài ngày sau đó, Milano nhận ra ý nghĩa lớn lao của phong trào này, cô đã tham dự chương trình Good Morning America để công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Burke.
Các nhà báo như Ronan Farrow của New Yorker và Jodi Kantor của New York Times cũng đã góp phần thúc đẩy các cuộc đàm thoại về #Metoo tiến gần hơn với báo chí thông qua các cuộc điều tra chuyên sâu, phơi bày nhiều hành vi lạm dụng tình dục ra trước ánh sáng.
Thế giới đã tiếp nhận chiến dịch #Metoo từ đó.
Thứ trưởng từ chức vì bê bối tình dục, #metoo đã đến Nhật Bản
Báo Tuổi Trẻ đăng tin, truyền thông Nhật cho biết tại cuộc họp báo hôm qua (18/4), ông Junichi Fukuda, 58 tuổi, đã khẳng định rằng các cáo buộc chống lại ông là "sai sự thật". Tuy nhiên, đơn xin từ chức của ông đã được Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso chấp nhận cùng ngày.
Theo lời vị quan chức 58 tuổi, ông từ chức vì cảm thấy khó khăn khi tiếp tục làm việc. Trước đó 2 ngày, ông Fukuda dọa sẽ kiện tạp chí Shukan Shincho. Ngày 18/4, ông cũng tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa.
Ông Fukuda nói rằng ông quyết định từ chức vì "ngay bây giờ Bộ Tài chính Nhật đang trải qua giai đoạn khó khăn".
"Tôi cho rằng việc tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của tôi sẽ vô cùng khó khăn. Tôi gửi lời xin lỗi tới những ai mà tôi đã gây phiền phức" thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Junichi Fukuda giải thích cho việc từ chức.
Các cáo buộc về việc ông Fukuda có những lời lẽ khơi gợi tình dục đối với các nữ phóng viên lần đầu tiên được tường thuật bởi tuần san Shukan Shincho của Nhật hồi đầu tuần trước.
Tạp chí này dẫn lời một số nữ phóng viên giấu tên nói rằng vị quan chức 58 tuổi đã liên tục "rủ rê" họ quan hệ tình dục với ông tại các cuộc gặp và tại quán bar.
Shukan Shincho cũng công bố một đoạn ghi âm ghi lại những câu nói "gạ gẫm" của ông Fukuda: "Tôi có thể ôm cô không?", "Tôi có thể chạm vào ngực cô chứ?", "Chúng ta có nên ngoại tình khi ngân sách cho phép?", "Tôi sẽ trói tay cô lại".
Tại cuộc họp báo ngày 18/4, khi một phóng viên hỏi liệu ông có nhận ra giọng của mình trong đoạn ghi âm hay ông, ông Fukuda khẳng định đó là sản phẩm cắt ghép.
"Tôi nghe giọng của mình bằng cơ thể của tôi, do đó tôi không thể nhận ra giọng thật của tôi khi dùng tai để nghe" vị quan chức trả lời.
Khi được hỏi liệu ông còn nhớ đã từng có các lời lẽ như tạp Shincho trích lại hay không, ông Fukuda đáp: "Tôi không nhớ có từng nói như vậy hay không… Tôi không hề nhớ được đã có một cuộc trò chuyện lạ lùng như thế".
Theo đài NHK, như vậy ông Fukuda sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Bộ Tài chính Nhật từ chức kể năm 1998. Tuy nhiên, thời điểm đó các quan chức Bộ Tài chính Nhật từ chức vì dính bê bối tham nhũng.
Tại Nhật Bản, các cuộc bàn tán công khai về quấy rối và tấn công tình dục ít khi xảy ra, đồng thời các vụ từ chức liên quan tới vấn này khá hiếm hoi.
Báo New York Times bình luận việc ông Fukuda từ chức là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang tham gia cùng quốc tế trong phong trào #MeToo ở Hollywood nhằm vạch trần và chống lại những kẻ lạm dụng, quấy rối tình dục.
https://m.tintucvietnam.vn/chien-dich-metoo-la-gi-va-nhung-dieu-can-biet-ve-chien-dich-metoo-32702
Chỉnh sửa cuối: