- Biển số
- OF-381218
- Ngày cấp bằng
- 5/9/15
- Số km
- 87
- Động cơ
- 244,270 Mã lực
- Tuổi
- 37
Quả thực không dễ dàng để chống lại những cơn “gà gật” khi lái xe...
Khi buồn ngủ thì phản xạ của các tài xế sẽ chậm lại, giảm độ tỉnh táo, khi những tình huống bất chợt xảy ra thì luôn tỏ ra khá căng thẳng và xử lý thiếu chính xác. Điều này đã dẫn tới hàng nghìn vụ tại nạn xảy ra mỗi năm. Vậy làm thế nào để nhận ra một người cầm lái đang trong tình trạng buồn ngủ và ta phải làm gì để chống lại tình trạng “gà gật” này?
Dấu hiệu nhận biết tài xế đang trong tình trạng buồn ngủ
Theo nghiên cứu gần đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” là do tài xế ngủ gật. Một tài xế bị coi là đang ngủ gật là khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về phía trước theo một hướng cố định.
Theo thực tế, phần lớn các vụ tai nạn do buồn ngủ thường xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Một giờ đồng hồ lái xe trong điều kiện giao thông đông đúc có thể sánh ngang với 6 giờ lao động chân tay thông thường. Do đó, không quá khó hiểu khi người cầm lái rất dễ ngủ gật. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Cơ quan này cũng tiến hành thử nghiệm và tìm ra các dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế bị “gà gật”.
Quỹ AAA và Đại học Iowa- Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra top 10 biện pháp để tránh rơi vào tình trạng buồn ngủ trong khi cầm lái:
Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống cà phê hoặc nước trà để lấy lại sự tỉnh táo.
- Sau khi uống cà phê hoặc trà khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi.
- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.
- Không nên làm việc cả ngày sau đó lái xe suốt đêm.
- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.
- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.
- Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.
- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.
- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.
- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó bạn nên nghỉ khi chạy 2 giờ liền hoặc khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.
Khi buồn ngủ thì phản xạ của các tài xế sẽ chậm lại, giảm độ tỉnh táo, khi những tình huống bất chợt xảy ra thì luôn tỏ ra khá căng thẳng và xử lý thiếu chính xác. Điều này đã dẫn tới hàng nghìn vụ tại nạn xảy ra mỗi năm. Vậy làm thế nào để nhận ra một người cầm lái đang trong tình trạng buồn ngủ và ta phải làm gì để chống lại tình trạng “gà gật” này?
Dấu hiệu nhận biết tài xế đang trong tình trạng buồn ngủ
Theo nghiên cứu gần đây của Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã cho thấy 20% các vụ tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” là do tài xế ngủ gật. Một tài xế bị coi là đang ngủ gật là khi anh ta nhắm mắt thay vì chớp mắt, đầu anh ta lắc lư về phía trước rồi gật gù về phía sau và thay vì đảo mắt quan sát đường đi hay nhìn gương, mắt anh ta thường đờ đẫn và chỉ tập chung về phía trước theo một hướng cố định.
Theo thực tế, phần lớn các vụ tai nạn do buồn ngủ thường xảy ra vào ban ngày tại các thời điểm giao thông đi lại đông đúc. Một giờ đồng hồ lái xe trong điều kiện giao thông đông đúc có thể sánh ngang với 6 giờ lao động chân tay thông thường. Do đó, không quá khó hiểu khi người cầm lái rất dễ ngủ gật. Những vụ tai nạn xảy ra ban đêm ít hơn nhưng lại thường có hậu quả nặng nề hơn do đi ở tốc độ cao và tài xế chỉ có một mình. Cơ quan này cũng tiến hành thử nghiệm và tìm ra các dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ khi lái xe chủ yếu là do thiếu ngủ và mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm cũng dẫn tới tình trạng tài xế bị “gà gật”.
Quỹ AAA và Đại học Iowa- Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra top 10 biện pháp để tránh rơi vào tình trạng buồn ngủ trong khi cầm lái:
Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống cà phê hoặc nước trà để lấy lại sự tỉnh táo.
- Sau khi uống cà phê hoặc trà khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi.
- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.
- Không nên làm việc cả ngày sau đó lái xe suốt đêm.
- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.
- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.
- Nếu không thể ngủ những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.
- Nên tránh ăn các thức ăn nhiều chất carbohydrate nên ăn các thức ăn giàu protein.
- Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi định lái xe.
- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Bên cạnh đó bạn nên nghỉ khi chạy 2 giờ liền hoặc khi đi được 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 300 đến 400 dặm/ngày.