Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử ...

WTF

Xe tải
Biển số
OF-10156
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
334
Động cơ
536,920 Mã lực
Thứ 5 vừa rồi em đi Yên Tử, có chút ảnh hầu các cụ xem

Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã Uông Bí khoảng 14 km.


Đường vào



Hai câu đối ở đường chính đi vào quần thể


Cầu đá




Chùa Giải Oan







Cáp treo
Em bị sợ độ cao nên là đi cái này hãi lắm hichic





Tháp Huệ Quang


Cây đại cổ





Chùa một mái

Suối nước tổ
Em đã ra suối này rửa mặt và uống 1 ít nước

Phía bên phải cách chùa Hoa Yên chừng 200m (trên đường hành hương lên chùa Đồng là chùa Một mái, tên chữ là Bán Thiên Tự (chùa cao giữa lưng trời). Chùa còn có tên là Bồ Đà, am Ly Trần, chùa Bán Mái, Thanh Long Động (động Rồng Xanh). Chùa chênh vênh trong vách núi, nửa nhô ra bên ngoài, nửa bám vào vách đá. Xưa chưa có chùa, nơi đây là am Ly Trần.








Cáp treo hịn
Hệ thống cáp treo ở Yên Tử lên đến chùa Hoa Yên ở độ cao 534 m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng.



Đường lên chùa Đồng, công trường xây dựng hệ thống cáp treo sắp tới




Yên Tử là ngọn núi cao nhất nằm ở phía Tây, cách trung tâm thị xã 17 km. Đứng ở độ cao 1068m, (Ảnh chùa Đồng em chụp xấu quá nên mượn tạm từ cụ gúc, mong các cụ thông cảm)

Em đi vào đợt này không đông lắm, rất có cảm giác thư thả chứ đi vào dịp Tết đông người em không dám chen


Phải công nhận bây giờ Yên Tử đẹp và quy hoạch cẩn thận thật, em nghe các cụ nhà em kể ngày xưa đường đất không có cáp treo leo phờ phạc + nguy hiểm hơn bây giờ nhiều lắm, sắp tới trạm cáp treo mới hoàn thành thì càng dễ cho những người có sức khỏe không tốt lên thăm chùa Đồng hơn nữa.
 

VUXUANPHU

Xe buýt
Biển số
OF-23782
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
609
Động cơ
498,770 Mã lực
Em cũng leo lên chùa Đồng lễ phật cầu an 3 lần rùi. Thanks cụ chủ bằng 1 ly vodka :D
 

binhnt0788

Xe hơi
Biển số
OF-23178
Ngày cấp bằng
30/10/08
Số km
145
Động cơ
495,030 Mã lực
cụ đi tầm này đẹp thật đấy...chứ đi dịp tết đông quá, phải bon chen chờ đợi mệt thật!
 

hatcatnho

Xe tăng
Biển số
OF-63832
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,530
Động cơ
452,250 Mã lực
Nơi ở
Trên Giời !
cụ đi tầm này đẹp thật đấy...chứ đi dịp tết đông quá, phải bon chen chờ đợi mệt thật!

Chết thật........... vậy mà Em đang bảo Xuân này sẽ xuống tham quan nơi đó
 

lenamhung83

Xe tăng
Biển số
OF-33146
Ngày cấp bằng
7/4/09
Số km
1,858
Động cơ
572,259 Mã lực
cụ đi tầm này đẹp thật đấy...chứ đi dịp tết đông quá, phải bon chen chờ đợi mệt thật!
Công nhận mùa này đi Yên Tử vắng và đẹp thật? Nhưng đi Yên Tử mùa lễ hội, đông nhưng có cái vui của đông:)) lễ hội nó ngấm vào máu rùi, không đi không yên cái đầu được, nên biết đông mà vẫn đi
 

canbo

Xe tăng
Biển số
OF-6043
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
1,540
Động cơ
558,690 Mã lực
Nơi ở
HN-SG-HB
Cáp treo xịn, nhưng ko phải là ko có nguy hiểm thế mà cảnh báo, hướng dẫn lại chẳng có câu tiếng việt nào nhỉ, hay là văn hóa sính tây nó thế.
 

nambombom

Xe buýt
Biển số
OF-27123
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
542
Động cơ
491,880 Mã lực
Em thấy đi như cụ sướng thật. Chẳng bù cho em. Em viết bài này lâu rồi nhưng post lại trong thớt của cụ để chia sẻ vậy. Bài của em em giật tít là "Trên đỉnh Phù Vân...Đề - Thực - Luận - Kết".

ĐỀ:


Tôi còn nhớ từ hồi còn học Đại học năm thứ 2, lần đầu tiên nghe ca sỹ Mỹ Linh hát Trên đỉnh phù vân cùng với cách phối khí pha lẫn âm hưởng ca trù, lòng bồi hồi ra phết. Hay! Đúng là rất ấn tượng và gây cảm xúc hư hư thực thực. Tôi cứ tự hỏi, sao ông Phó Đức Phương ông ấy tài ba thế, mới nghe đã thấy cảm giác mênh mang, huyền ảo, bao la bát ngát. Lúc đó tôi đâu có biết Yên Tử là gì, khổ là vì bà già lúc nào cũng giữ khư khư, có cho mình đi đâu đâu mà biết, hơn nữa lại sợ thằng con nó nghịch, nhỡ đâu làm sao thì.... Cơ mà, cứ nghe phong phanh giang hồ đồn đại bấy lâu, mãi đến tận hôm kia mới được thực mục sở thị thế nào là “chốn huyền không”. Văn dốt, võ dát, thời, tôi tạm thảo mấy câu “Đề” theo kiểu các cụ thường gọi là “Mượn gió bẻ măng” âu cũng là để cho nó có chút văn luật.



THỰC:

Rời thủ đô thân thương lúc 6h chiều, lòng khấp khởi chờ đợi. Chút mưa phùn dường như không làm giảm đi độ rạo rực hay sao mà nhiều lúc mát ga lên đến 120 km/h. Hơn nữa, trời mưa may ra có Ma ra đường mà bắn tốc độ, chứ mấy ông Police thì rút súng bắn thoải mái cũng không trúng :))

Sau bữa tối đạm bạc ở Thị trấn Sao Đỏ - Hải Dương, cả hội đến chân Yên Tử lúc 21h. Một loạt đường núi quanh co, xóc tung toé làm ai cũng ê ẩm bàn toạ. Một quả thanh niên – wave Tàu đã bám sát xe từ lúc nào và mời chào đon đả. Tuy nhiên, kinh nghiệm lâu năm cho thấy đi đâu cũng có mấy đồng chí “cò” kiểu này săn săn đón đón, chẳng biết đằng nào mà lần. Tìm kiếm hồi lâu, lượn đi lượn lại mấy lần chúng tôi vẫn chưa tìm được chỗ nào đỗ xe tiện lợi, mấy nhà khách xung quanh bãi xe thắp đèn le lói, trông chẳng có vẻ gì là “well come” cho lắm. Trời thì mưa. Quả “cò” kia vẫn không buông tha mục tiêu, chúng tôi hỏi gì cũng trả lời tận tình, thậm chí muốn đi đâu còn dẫn đến tận nơi, thế mới lạ. Vòng vèo, sốt ruột, lại không tìm được chỗ nào cả, chúng tôi quyết định đi theo quả “cò” về dinh cơ của hắn.

Chỉ khoảng 300m là hắn đưa chúng tôi đến một con hẻm, ở đó san sát là các “lữ điếm”. Chủ quán chạy ra mở cửa xe, rót trà mời khách, và thông báo xanh rờn: “Các bác đã đến đây thì ngồi thư giãn, uống chén trà đã rồi đi xem phòng, nhà còn mỗi 2 phòng thôi, nói chân tình nhé 500.000đ một phòng. Nhưng mà thôi, các bác đến nhà em là có duyên rồi, anh em mình thanh niên, hữu nghị, lấy các bác 450.000đ, khỏi phải mặc cả. Mà em nói thật, các bác đi đâu bây giờ cũng không kiếm được phòng như thế đâu, bác ưng thì bác ở, không thì các bác cứ đi chỗ khác, em nói thế để các bác hiểu, không tí nữa quay lại hết phòng lại trách bọn em không tư vấn...”

HẢ! 7 đứa bọn tôi trợn mắt nhìn nhau. Bạn tôi, đứng phắt dậy xộc vào trong để check phòng, tôi thì buông xuôi, 2 anh bạn nữa thì chạy sang các nhà lân cận để liên hệ. 5 phút sau đã có đầy đủ thông tin phản hồi, các nhà khác hết sạch phòng, giá cũng như thế hết; nhà này còn 2 phòng, mỗi phòng có 1 giường đôi, rộng chừng 10m vuông. Mình đề phòng như thế mà vẫn cháy chợ. Khiếp thật. Thôi thì nhắm mắt mà đưa chân đi còn chần chờ gì nữa. Trời mưa, phòng ốc vừa bé, vừa ẩm thấp. chật chội, chẳng ngủ được. Đằng nào cũng xác định là điều kiện vật chất không được đuề huề cho lắm, chúng tôi vẫn cắn răng vui vẻ oánh tá lả thâu đêm.

5h sáng cả lũ hò nhau chuẩn bị lên đường, mỗi người chúng tôi vẫn kịp lót dạ 1 bát mỳ gà. Trời còn tối như mực, nhưng “Thất hiệp” chúng tôi quyết định xuất phát luôn cho nó “xóm vắng” chứ đi mà “hè muộn” một tí là kiểu gì cũng “Hà Đông”, mà vớ vẩn lại còn “tíc tắc” thì khổ.

Tranh thủ còn sớm, mọi người quyết định ghé qua chùa Giải Oan chừng 10 phút, sau đó ra ngay khu vực cáp treo mua vé cho khẩn trương. Trên đường đã lác đác các nhóm hành hương khác lên đường. Chẳng mấy chốc, nhà ga cáp treo đã ở trước mặt, một khu vực bằng phẳng lớn, trang hoàng lộng lẫy, và khá nhộn nhịp vì hảo hán thiên hạ cũng đã tề tựu để phòng xa ách tắc. Chúng tôi thủng thẳng mua vé. Trời bắt đầu hửng sáng.

Tiến vào sân trong để sớm được “on board” thì: . . . CHOÁNG! Cả hai hành lang dẫn xếp hàng đi cáp treo đã đặc kín người. Đội bảo vệ của công ty cáp treo thì chạy loạn lên xếp hàng, hô hoán mọi người xếp hàng. Than ôi, thế mới biết núi cao còn có núi cao hơn. Mình đi sớm thế mà thiên hạ còn sớm hơn. Chấp nhận thôi.


“Từng nhịp, từng nhịp, từng nhịp theo bước chân, . . . Em thênh thang bước đi trên con đường . . . tắc” đơn giản ấy mà, xếp hàng có hơn tiếng rưỡi thôi, 7h10’ mới leo lên được cái cabin. Mà 8 người một cái cabin chứ không phải 6 như giang hồ đồn đại. Sợ, nhưng mà kệ, chắc chưa đứt được đâu. Đã thế trên tấm vé khứ hồi cáp treo còn sờ sờ dòng chữ “Đã đóng bảo hiểm”, đọc xong tôi lẳng lặng chẳng dám bình luận gì. Nếu như luận ngược lại thì dòng chữ này có nghĩa là: “An tâm đi, có mệnh hệ gì thì gia đình sẽ được đền bù thích đáng”.

Cáp treo đã đến đầu bên kia, con đường lên chùa Hoa Yên hiện ra trước mắt. Thất hiệp chúng tôi không nói nhiều, lặng lẽ đạp “lăng ba di bộ” nhằm hướng Hoa Yên Tự thẳng tiến.

Một điều chắc chắn rằng Hoa Yên sẽ không vắng như mong đợi mà thay vào đó sẽ là cảnh đông đúc, chen chúc. Và sự thật là như vậy. Xác định tinh thần từ trước nên không mấy ai thất vọng, vì con đường “thỉnh kinh” phía trước ắt còn nhiều chông gai.




Chùa Hoa Yên



Nữ hiệp duy nhất trong Thất hiệp chúng tôi đã chắp tay, nhắm mắt, miệng mấp máy nhưng không ai nghe thấy. Tuy nhiên, vẫn có thể đoán được nàng đang bắt đầu như thế nào. Chắc là: “Con nam mô a di đà phật! Con tên là .... nhà con ở.......”. Đang tập trung bỗng nàng thất thanh: “Ôi, điện thoại của em đâu rồi. . ?”. Chưa đầy 2 giây sau lại một âm thanh khác của một lão ông: “Ôi, tôi mất điện thoại rồi ! ”.

Thôi xong, có cái “binh khí” mỗi khi cần thiết đem ra để “truyền âm nhập mật” cũng không cánh mà bay. Mặt nàng thẫn thờ, âm thanh lạc đi: “Rõ ràng muội thấy có bàn tay đập vào người, lúc đó quay lại thì thấy một đạo cô dung mạo xấu xí vận bộ y màu xám đứng ngay sau lưng chắp tay lạy Phật. Sau đó muội mới bắt đầu khấn Phật thì lại thấy chạm nhẹ lần nữa, muội sinh nghi liền sờ tay vào túi thì .. .. .. Chắc chắn chỉ có con tiện tỳ đó thôi. Lão bá đứng cạnh muội cũng mất y hệt như thế mà...”.

Thất hiệp tôi định khoanh vùng tìm tên ác nhân nhưng giữa đại hội võ lâm náo nhiệt, quần hùng đông đảo thế, khác nào mò kim đáy bể, đành nuốt hận lên đường.

Vượt qua Hoa Yên, con đường bắt đầu khó khăn hơn, đường núi hẹp, dốc đá cao. Mải miết theo đoàn người hành hương, chẳng mấy chốc chúng tôi nhận ra mình đang ở giữa một “ma trận”, chỉ được phép nhích bước tiến lên mà không có đường lùi. Cảnh tượng ngày một hỗn loạn, đoàn người đã mất dần đi sự bình tĩnh, nhen nhóm đã có sự chen lấn, xô đẩy. Có lẽ bằng lời khó mà truyền đạt hết ý tưởng của mình, tôi tạm dẫn ra đây một vài hình ảnh vậy:



Con đường chỉ tiến mà không lùi được, một vài “hảo hán” đã tìm con đường mạo hiểm hơn trên các vách đá.



Tất cả chỉ cúi mặt để xem bàn chân mình có chỗ nào đặt hay không.



Chờ đợi từng bước đi



“Nút cổ chai”, những dáng người đứng đợi “Bao giờ cho đến lượt mình”.



Qua chùa Một Mái và Bảo Sái là bữa trưa thịnh soạn của “Thất hiệp”



Lên đỉnh núi cao cách trời ba thước



Xuống đáy thung sâu thăm thẳm sông dài



Vào rừng trúc mai véo von con sáo sậu



Ta khóc ròng một câu: Đâu người ta yêu dấu ????



Bao giờ hết tơ vương?



Cuối cùng thì đã đến CHÙA ĐỒNG. Ai lại leo từ tờ mờ sáng mà đến quá Ngọ, sang cả giờ Mùi mới tới được “ một trong những điểm đến của thiên niên kỷ”. Đúng là “Bao giờ hết tơ vương?”.





Có cả mặc váy xoè, đi bốt này, phê wá. Lãn Ông thất nghiệp (hay y học bó tay). Tự liên tưởng nhé . . .



Chùa Vân Tiêu, bức ảnh duy nhất mà tôi tạm ưng ý (chỗ khác chật quá, rút máy ra còn khó nữa là chụp)



Bãi gửi ô tô nhìn từ trên đỉnh núi. Kín đặc xe, ngay cả những ngả đường cũng phủ kín ô tô.



Chờ cáp treo - chuyến khứ hồi. Lễ Phật xong rồi, gửi gắm gì, cầu khấn gì thì Phật cũng nghe cả rồi. An tâm rồi nên chẳng còn gì thiết tha ở chốn này nữa. Về nhanh phút nào là hạnh phúc phút ấy.



Chuẩn bị hạ sơn



Xuống núi, trở về điểm xuất phát ban đầu (tất cả đã lên đèn, đồng hồ chỉ 6h30’).



Dư âm...? Họ đang nghĩ gì ??



Chưa hết đâu, nhưng vì trời tối quá, cái Nokia đểu của tôi cũng không chụp nổi nữa nên đến đây tôi lại dùng lời vậy.

Đặt chân xuống núi, Thất hiệp chúng tôi ngẩng đầu nhìn vào phía làn mây trên đỉnh núi. Ở đó vẫn hiên ngang một Chùa Đồng, nơi mà giang hồ hào kiệt vẫn kéo về nô nức. Chúng tôi thở phào vì biết rằng mình vẫn còn là một trong những người may mắn đã đi đến đích, đã trở về.

Lên xe, cả lũ quyết định về Bãi Cháy để ăn một bữa tối hoành tráng, hay nói đúng hơn là tự thưởng cho mình sau một ngày chỉ có khoai nướng và củ đậu lót dạ, lavie để cầm hơi. Cứ nghĩ đến mỗi lần sà chân vào quán nước xong đứng lên lại móc túi ít nhất 50.000đ cả bọn thống nhất: Đã nhịn thì nhịn cho chót, đã ăn thì ăn cho sướng, mặc dù lúc đó đã gần 7h tối. Tưởng rằng chỉ mất khoảng hơn nửa tiếng thì đến Bãi Cháy, ai ngờ chưa đi được 1km chúng tôi lại tiến thoái lưỡng nan giữa hàng nghìn ô tô, to nhỏ các loại, đỗ san sát cách nhau chừng chỉ một gang tay. Đoàn xe nối dài, quanh co, nhích từng mét từ chân núi Yên Tử đến tận đường quốc lộ, tôi lái xe mà bụng cồn cào như lời nhắc nhở bên tai. Thôi thì đã leo lên lưng cọp thì biết làm sao. Mỗi lần bụng sôi lên tôi lại tưởng tượng như mình lần được 1 hạt xoàn trong cái tràng hạt mà các Phật tử vẫn một tay gõ mõ, một tay bấm tràng hạt. Lòng nhẹ nhõm được phần nào.

Thoát. Chúng tôi đến Bãi Cháy lúc 9 rưỡi đêm.



Món MẦM ĐÁ, Lão đại và Lão nhị quá tập trung vào chuyên môn quên cả giao lưu với anh em.



LUẬN:

Biết viết gì cho đoạn luận bây giờ?
“Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”
Có tu nhân tích đức đến đâu thì vẫn phải một lần đến Yên Tử mới biết chúng sinh thế nào. Quả thật, tôi thêm khâm phục nhạc sỹ Phó Đức Phương. Giờ tôi mới hiểu hết từng ca từ trau truốt của ông trong bài “Trên đỉnh Phù Vân”.

Mênh mang mênh mang Phù Vân Yên Tử
Vi vu vi vu Trúc Lâm thiền tự
Thổn thức nỗi lòng ai kẻ tình si
Nước mắt tràn mi tìm người trong mộng
(huơ huơ huơ huơ huơ)

Đoạn này mới nghe, ta thường hiểu rằng đây là một kẻ khách, trong lòng mang đầy tâm tư lại đứng giữa một nơi thênh thang đất trời. Cảnh và tình như cộng hưởng với nhau khiến cảm xúc dâng trào mà tuôn lệ.
Sau khi đi “thực tế” thì mới biết ý nghĩa sâu sa là những người đặt chân đến Phù Vân Yên Tử này toàn bị chia năm sẻ bảy hay nói chính xác hơn là bị lạc nhau, tìm mỏi mắt mà không thấy. Mấy cái từ “huơ huơ huơ huơ huơ” thực tế là tiếng hú gọi nhau, nhưng vì không gian quá rộng nên tiếng hú loãng đi, văng vẳng nghe giống như “huơ” là vì thế. Ca từ sắc sảo thật.

Lên đỉnh núi cao cách trời ba thước
Xuống đáy thung sâu thăm thẳm sông dài
Vào rừng trúc mai véo von con sáo sậu
Ta khóc ròng một câu: Đâu người ta yêu dấu ???

Như cánh chim ngóng trời lồng lộng
Vương vấn yêu đương (ta) hứng giọt mưa nguồn
một đời khát khao rút lòng nhả kén sầu
Ta muốn hỏi một câu: Bao giờ thôi tơ vương ?

Sau khi phát hiện ra mình bị lạc, họ phải tìm nhau. Đường núi hẹp, đoàn người hành hương thì quá đông, chen lấn xô đẩy, mắc kẹt ở giữa thì tiến thoái lưỡng nan. Theo dòng người đó cuối cùng họ cũng vẫn đến được đỉnh núi, ranh giới giữa trời và đất (Chùa Đồng đấy). Lên rồi lại xuống (kiểu: Ồ ê ế ồ ê . . . . . đi xong xuôi tất cả lại về), thăm thẳm sông dài nào có phải là con sông, con suối. Mà có cũng chẳng nhìn được, núi cao như thế, mây mù dày đặc, nhìn kiểu gì? Chẳng qua ông P.Đ.Phương ông ấy ẩn dụ thôi. Tức là lúc xuống núi thì nhìn dòng người cuồn cuộn chẳng khác gì dòng sông. Nản luôn. Trong lúc giao thông ùn tắc, cảnh sát giao thông thì không thấy đâu (mà thấy thì cũng bất lực), ai đó phóng tầm mắt vào rừng sâu xanh thẳm, nơi đó chim chóc có đàn, thảnh thơi hót véo von giữa bầu không gian rộng lớn. Thanh bình biết bao! Ngẫm mà thấy mình cô đơn, nước mắt lại toé ra lúc nào không biết (vì tìm mãi mà người thân vẫn biệt vô âm tín) đã thế trời lại còn mưa. Trú vào đâu? Lĩnh sẹo! khác gì “trời mưa mà không mặc áo mưa”. Thế nên ai cũng tự hỏi: “Mục đích mình đến đây làm gì? Là vì mình còn quá nhiều tâm tư, quá nhiều điều chưa được thành toại, quá nhiều ước muốn . . . Và quá nhiều những vương vấn đó thôi thúc mình lên đường tìm về nơi linh thiêng này để nói hết, bày tỏ hết cho Trời Phật biết chứ sao. Không biết bao giờ mới hết vương vấn nhỉ để mình đỡ phải đi, đỡ phải . . . (Hê hê, đỡ được khối thứ đấy)” :)



KẾT:

Thôi, kể lể dài dòng lắm rồi. Câu chuyện này nếu để nói thì còn dài dài lắm. Tôi chẳng qua thấu hiểu thêm một điều, thấm thía thêm một điều nên mới cuồng ngôn mượn “đứa con tinh thần – Trên đỉnh Phù Vân” của nhạc sỹ P.Đ.Phương để viết bậy.
Nói thì nói vậy thôi, tôi cũng phải công nhận rằng Yên Tử rất đẹp, rất thơ mộng và lãng mạn. Chùa nào cũng cổ kính và được xây dựng trên địa thế rất đẹp. Phong cảnh ở đây có gì đó thanh thoát và du khách ai cũng cảm thấy trong không khí sự uyên thâm của Phật Pháp đang ở đâu đây. Tuy nhiên, giá trị của những nhận định này sẽ tăng thêm rất nhiều nếu những “thảm cảnh” trên đây được hạn chế.
Con người thì vẫn là con người, ai cũng có những “tơ vương” khó thoát khỏi mà tín ngưỡng lại là điểm tựa không thể thiếu của tâm linh. Nhưng nếu dẫm đạp lên nhau để được Phật chứng giám lòng thành thì phỏng có ích chi. Đấy là tôi còn chưa kể nốt một số trường hợp xấu số gặp phải tai nạn trong khi leo núi. Thậm chí có cả tử vong. Hay là ngôi chùa mới bằng đồng được đúc công phu như vậy mà chưa chi đã đầy những nét nguệch ngoạc của các “cao thủ võ lâm”, những người có thói quen đi đâu phải để lại dấu tích oai hùng của mình ở đó. Chưa cần phân tích xấu đẹp, hay dở đến đâu, tôi rùng mình liên tưởng đến bản năng của loài CHÓ, chúng đi đâu cũng tìm gốc cây, gốc cột điện, rồi bất kể vật gì để rồi ghếch chân lên . . . . . .
Khó mà trách được ai, nhưng tôi mạn phép xin được khuyên mọi người rằng: đi lễ chùa là một văn hoá truyền thống đẹp, nhưng xin đừng “hội hè hoá” nó, đừng bắt Phật phải nghe, phải giải quyết tất cả mọi thứ thượng vàng hạ cám, đừng đặt quá nhiều đồ lễ vì Nhà nước đang phát động toàn dân chống lại tệ nạn tham nhũng, làm thế khác nào bắt Phật phải nhận hối lộ để rồi nhắm mắt cấp Quota.
Phật ở tại tâm, chúng ta sẽ đi chùa khi mình rảnh rỗi, khi mình thực sự muốn tìm những giây phút thoát tục. Bên cạnh sự muốn đó, cần thêm một chút cảnh giác trong khi lựa chọn thời điểm đi lễ. Như vậy, chùa sẽ đẹp hơn, Phật sẽ nghe rõ hơn, ta sẽ thanh thản hơn. Còn riêng với Yên Tử thì làm sao đừng để mình
“ĐI YÊN - VỀ TỬ”.​
 

phongpham

Xe buýt
Biển số
OF-75888
Ngày cấp bằng
20/10/10
Số km
667
Động cơ
427,496 Mã lực
Nhà iem ở gần Yên Tử (cũng ở Uông Bí cách khoảng 15Km) mà mới đi được 1 lần, tiếc là lần đó chưa có máy ảnh nên không chộp được gì...
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,213
Động cơ
452,066 Mã lực
Bài viết của hảo hán Nambombom hay thật, đẫm chất giang hồ Kim Dung:D
Nhưng nhìn ảnh thì thấy thương lão đại (hay lão nhị) quá. Đói quá nên không nỡ rời khúc xương cá, soi kỹ xem còn mút được gì nữa không, hu hu...
 

tmanhthang

Xe tăng
Biển số
OF-13434
Ngày cấp bằng
24/2/08
Số km
1,142
Động cơ
529,850 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
em thấy còn mỗi xương mà bác ấy vẫn mút lấy , mút để :D
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,028
Động cơ
472,763 Mã lực
Em không phải người Quảng Ninh gốc và cũng không dám nhận là người mộ đạo Phật nhưng mà em tự hào là em đã đi Yên Tử rất nhiều lần rồi. Xòe hai bàn tay là hết đấy ạ. Cũng rất nhiều lần đi về thì viết cảm xúc vào máy tính và định lúc nào có đủ tâm trạng và hào hứng sẽ mở một thớt mới trên này chia xẻ với các cụ. Sáng thứ hai đầu tuần, lên đến OF đã thấy có thớt này rồi. Em xin chia sẻ một chút cảm nhận của cá nhân về YT cùng cụ chủ thớt và các cụ.

Em sẽ xin kể về vài lần đi mà nhiều ấn tượng nhất ạ.
 

hatcatnho

Xe tăng
Biển số
OF-63832
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,530
Động cơ
452,250 Mã lực
Nơi ở
Trên Giời !
Chuyện của Cụ có vẻ dài nhỉ :).
Em lót dép hóng mãi vẫn chưa thấy Cụ viết xong ạ.
Em chưa đc đi YT lần nào, khi nghe nói về YT cũng rất hào hứng, hy vọng cũng sẽ đc 1 lần đến với YT:)
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,028
Động cơ
472,763 Mã lực
Lần đầu tiên:

Hồi đó là sau tết âm lịch của năm thứ hai đại học, hết năm đó sẽ phải thi chuyển giai đoạn. Kỳ thi này quan trọng lắm vì sẽ quyết định mình về khoa nào, học tiếp hay dừng một năm. Lớp trưởng với lớp phó bàn thế nào mà thay vì đi chơi đâu đó thì cả lớp đi chùa: Đi Yên Tử. cũng phải nói thêm là ngày đó chả có nhiều chỗ chơi, đầu xuân thì chỉ có đi các hội làng tại các chùa là phổ biến.

Buổi sáng thứ bảy vẫn học bình thường, buổi trưa lớp phân công nhau đi lấy lều trại (thuê), đồ ăn (mua), nồi niêu, xong chảo bát đũa (mang từ nhà một số bạn ở HN). Khoảng 13h bắt đầu xuất phát từ Láng Trung. Đi trên xe toàn sinh viên thì vui và nhiều đề tài lắm. Em với một cậu nữa rủ các bạn chơi trò đầu -- ít. Đúng ra là cậu kia khởi xướng nhưng em là người rủ rê. chơi bằng tiền 200-500đ thôi (ngày đó cơm sinh viên khoảng 1.5k/suất/bữa trong ký túc). Hai chị em đỏ đến nỗi khi xe đi qua thành phố HD thì em và nó đã vét sạch tiền 200-500 của các bạn trên xe rồi. Hai chị em thắng được khoảng hơn 20K. Hi.

Hết tiền lẻ để chơi trò này, các bạn chuyển sang đánh tá lả ăn tiền ở cuối xe, em thì được một anh bạn quê HP chỉ cho biết cây nào là cây me chua. Nom thèm thế. (Quê em ở ven biển, đồng bằng, chả có cây me cây sấu).

Khoảng 5h chiều, do không tắc cầu Phú Lương (may thế) thì chúng em đã đến chân núi. chỗ mà bây giờ các cụ đỗ xe ô tô thì ngày đó là một bãi đất trống. Gần sát đường lên chùa Giải oan thì có hai cái cọc với một cây tre gác bên trên. Trước xe em có vài xe khác đang đỗ. Trời chiều xuân, mây bảng lảng, núi hùng vĩ, hoa đào (bán tự nhiên) của nhà dân nở rực rỡ. Tâm trạng lắm ạ. Lớp trưởng tìm mãi mới thấy đại diện của Ban quản lý để gửi xe. Vé danh lam thì bạn ấy khéo tán nên........ miễn cho sinh viên. Thế là bắt đầu hành quân lên chùa Hoa Yên.

Đường đi bộ dài khoảng 5-7km cho cả chặng. Không dốc lắm và hầu như không có hàng quán. Đường đi trong mây, trong sương chiều, trong các tán tùng, trúc, chuối rừng và các cây rừng khác. Thỉnh thoảng một vài vệt nắng cuối chiều xuyên qua tán lá rọi xuống những bậc đá nhiều năm tuổi. Lác đác có vài anh chị gồng gánh hàng lên hoặc ngược đường xuống núi dừng lại mời chào dịch vụ cõng, gùi hàng của mấy đứa sinh viên nghèo. Híc. Hồi đó làm gì mà có tiền thuê. Đi một đoạn mệt quá thì cả bọn rủ nhau hát một lúc cho quên mệt. Được vài bài thì hết hơi lại cắm cúi đi

Mãi cũng gần đến chùa Hoa Yên, đi qua rừng tùng cổ, ngày đó nhiều cây chứ chưa bị chặt vãn như bây giờ. Lối lên sân chùa Hoa Yên gần như dốc đứng. Đứa trên phải kéo đứa đứng dưới. Lên đến sân chùa, có vài nhóm nhỏ đi lễ ngay còn lại chủ yếu là lo nấu cơm, dựng trại. Giờ chả nhớ hôm đó ăn tối món gì, c hỉ nhớ là cả xe có khoảng 28 đứa nhưng rượu trắng thì có 2 can 20 lít. Ấn tượng nhất trong đêm là đốt lửa trại, đánh bài quệt nhọ nồi, hát vang trời, rượu uống bằng bát đến mềm môi. Cô bạn gái của lớp trưởng ở bên TH sang tham gia cũng uống đến mấy bát vì đỡ cho lớp trưởng. Bọn con gái má hồng, bọn con trai mắt long lanh. Yêu thế. Đến khoảng 12h đêm vẫn hát. Một số cụ già ngủ nhờ trong chùa không chịu nổi phải ra nhắc nhở giữ trật tự. :P 2h sáng, cả đoàn đã đi ngủ. Con gái nằm phía trong, con trai nằm phía ngoài cho an toàn vì sợ thanh niên địa phương trêu. Mình rủ một cô em con nhà cô ruột đi cùng, hai chị em ôm nhau chả ngủ được nên rủ thêm 3 đứa nữa mò dậy đi vào chùa thắp hương. Xong còn xuống cả khu vườn tùng cổ thụ thắp hương cho tất cả các lăng, mộ, am ở dưới đó. Lúc xuống thì chả sao nhưng mà thắp hương xong tự dưng một đứa nhìn ánh lửa lập lòe thấy sợ cũng khóc ầm lên. Thế là anh bạn trai trong nhóm được cầm tay cô ấy đưa về trại (May thế).

Mình vẫn chả ngủ được, cô bạn lại nghĩ ra trò mới: đi lật các mép chăn "ranh giới" giữa chăn con trai và chăn con gái. :)) Chưa hết, 2 đứa còn lấy son môi đi tô cho những "cặp đôi" ngẫu nhiên nằm gần nhau. :-$ Chúng nó ngủ say, trở mình, lạnh, một số đứa quay sang ôm lung tung cả. =)) (Sáng hôm sau, một số gương mặt đỏ bừng hình viên đạn xuất hiện)

4h sáng. Các cụ ngủ trong chùa lục tục dậy nấu cơm, cầu kinh. Giờ đến lượt bọn mình phản ứng lại: Các cụ mất lịch sự quá, phá giấc ngủ của con cháu. He he he.
Đến 6h sáng thì cũng dậy cả, mỗi đứa tự lo ăn sáng rồi hành quân tiếp sau những trận cười vì các gương mặt bị vẽ bằng son môi hi hi hi.
 

hatcatnho

Xe tăng
Biển số
OF-63832
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,530
Động cơ
452,250 Mã lực
Nơi ở
Trên Giời !
Kỉ niệm của Cụ vui nhỉ :)

Đi một đoạn mệt quá thì cả bọn rủ nhau hát một lúc cho quên mệt. Được vài bài thì hết hơi lại cắm cúi đi
Các Cụ cũng vui nhỉ, mệt quá lại rủ nhau hát.......:D. Em đi leo Tây Thiên, cũng mệt cấm có cạy đc câu nào :P

Mình rủ một cô em con nhà cô ruột đi cùng, hai chị em ôm nhau chả ngủ được nên rủ thêm 3 đứa nữa mò dậy đi vào chùa thắp hương.
^^ chỗ này Em nghĩ mãi chưa ra cô em con nhà Cô ruột của Cụ...........hai chị em ôm nhau ngủ..........chả có lẽ.......:P
Em fun tí Cụ ạ

Lúc xuống thì chả sao nhưng mà thắp hương xong tự dưng một đứa nhìn ánh lửa lập lòe thấy sợ cũng khóc ầm lên. Thế là anh bạn trai trong nhóm được cầm tay cô ấy đưa về trại (May thế)
.

Em ước mềnh cũng đc giống cậu bạn trai kia ạ =))=))


Chúng nó ngủ say, trở mình, lạnh, một số đứa quay sang ôm lung tung cả. (Sáng hôm sau, một số gương mặt đỏ bừng hình viên đạn xuất hiện)
=))=)) ^^, sau này có ai ở trong nhóm thành đôi không Cụ?

Bạn bè Em cũng có kiểu dư lày........ và bây giờ cũng nên duyên, đc 2, 3 đôi đấy Cụ ạ
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,028
Động cơ
472,763 Mã lực
Từ chùa Hoa Yên đi, có hai nhánh. Một nhóm thích leo núi thì đi vòng sang phía chùa Một Mái rồi lên chùa Đồng, nhóm kia lười leo chỉ đi thẳng lên chùa Đồng. Mình thuộc nhóm thích leo nên hăng hái lắm. Ở quê mình vất vả quen rồi nên lúc đó leo núi với mình là con muỗi. Nhưng mà vào chùa Một Mái uống nước trong hang đá chảy ra thì mình không dám. Ngày đó nghèo, tiền học bổng toàn phần cũng chỉ có 49.5K mà ở chùa Một Mái đã dám công đức hẳn một tờ 10K đỏ chót. Từ Hoa Yên sang chùa Một mái thì đi liền không nghỉ. Chùa Một Mái bây giờ so với hồi đó chưa thay đổi mấy hay có thể nói là thay đổi ít nhất trong số các chùa /am của cụm di tích này.

Lúc đi từ Một Mái lên chùa Đồng thì bắt đầu có tiếng tai thở cùng mũi. Mệt nhưng không có tièn để vào quán uống nước. Đứa nào mang theo cái gì thì uống cái đó, quý lắm thì mời nhau. Một anh lớn tuổi gần nhất lớp đưa cho một lon 7up và một khoanh giò (cho cả mình và cô em họ). Quý bác ấy thế. Mình và nó thì chỉ có bánh mì không và nước lavie thôi. Hi hi hi. Mình béo, em mình gầy, chè Thái gái Tuyên. Không biết bác ấy có thích em mình hôm đó không? Lần tới họp lớp chắc phải hỏi mới được. Hàng quán thì có nhưng sơ sài lắm. Từ Hoa Yên trở lên, phở hồi đó chính là bánh đa trắng nấu lên chứ không có bánh phở tuơi hay bún tươi như bây giờ. Đa số là bán mì tôm úp và trứng luộc. Hay cái là người bán hàng ở Yên tử cho khách ngồi nghỉ miễn phí chứ không tính tiền chỗ như ở chùa Hương hay mấy chùa đền ở Thanh Hóa mình đã đi.

Lên đến chỗ Bộ đội thông tin đóng quân, mình và vài bạn nữa vào xin nước uống. Các chú bộ đội trẻ măng còn pha trà nóng mời, hỏi thăm quê quán làm quen thân tình lắm. Chỗ ấy gió to, áo khoác lúc trước leo núi toát mồ hôi cởi ra giờ lại phải mặc vào rồi. Đi đường gặp mấy bạn nam sinh giới thiệu là năm 4 Hóa TH cũng đang đi thực địa ở đây. Tán tỉnh nhau y như hội làng. Chả như bây giờ, chen chúc, lúc nhúc, có vào chào mấy chú bộ đội chắc cũng bị dò xét chứ lấy đâu ra mà tình quân dân. He he he.

Đến chỗ bãi đá cổ, gió, gió và bạt ngàn là gió. Đến nỗi nếu không bò ra mà tiến thì cảm giác sẽ bị cuốn xuống vực mất. Đoàn đi vào mùa xuân nên mây nhiều vô kể; Mình sinh ở đồng bằng, hôm đó lần đầu tiên biết thế nào gọi là đi trong mây. Mình lúc này đã được xếp vào nhóm đi nhanh nhất vì các bạn vẫn còn ngồi nghỉ ở dưới. Mình và một bạn nữa dìu một bà cụ khoảng 80 tuổi đi vì cụ cứ tha thiết nhờ. Nói thêm là cụ rất nặng ký: ít cũng phải trên 60kg, cao lớn, bị bênh về huyết áp hay sao mà mặt cụ đỏ lắm, vừa bước cụ vừa run. Từ đầu đến chân cụ hở ra chỗ nào là thấy vàng chỗ đó. Lên đến đỉnh thì trước khi bái Phật cụ quỳ xuống vái hai đứa vì đã giúp cụ thỏa lòng mong ước là được đi đến Yên Tử cho tròn quả tu. Ngày đó đường đoạn này cực xấu nên ít người dám lên. Lớp mình mãi sau cũng lên nhưng chỉ được khoảng 15-17 đứa. Cả lớp đứng sẵn vào hàng trước chùa Đồng chờ lúc mặt trời ló ra thì tranh thủ chụp ảnh. Tiếc là lâu rồi, chuyển nhà mấy lần nên ảnh hỏng hết. Híc

Chùa Đồng hồi đó bé lắm. Cả ngôi chùa bằng đồng màu đen chỉ khoảng 3 người ôm là hết. Hồi ấy chưa có hòm công đức mà toàn thả tiền vào ngay cái khe bên dưới các bát hương. Sư và tiểu cũng chả thấy ai lúc mình ở đó. Mình và cô em họ được bà nội mình sắm lễ tiền vàng giấy sớ cho từ nhà. Bà nội mình và là bà ngoại nó thì đã đi nên biết hết các điểm để lễ. Nhưng lúc bà dặn thì hai đứa để đầu óc đâu đâu nên đến lúc đó lục túi mới thấy còn bao nhiêu nến và trầu cau chưa hề dâng. Hai đứa sợ quá bèn dâng hết chỗ đồ lễ, giấy sớ, tự tay đi hóa vàng - phần này thích nữa vì lúc đó được sưởi tay. Các bạn nam thì hầu hết là chỉ đặt tiền dầu chứ chả sắm lễ gì. Quả và bánh kẹo lễ xong thì hưởng lộc chung. Vui lắm.

Giờ mình chả nhớ nổi chính xác là lần đó khấn gì nhưng đại loại là mình có mấy kỳ thi rất quan trọng, cầu Phật phù hộ và cầu xin sức khỏe cho bà, bố, mẹ, ce trong gia đình. Cô em họ thì bảo: em thấy cả lớp chị ai cũng khấn là "cầu thi qua giai đoạn vào khoa kinh tế hay quốc tế... gì đó". Có vài đôi trước và trong chuyến đi thì chắc là cũng cầu cho lấy nhau. Mà cũng được một đôi - hi hi hi.

Cảm nhận của chuyến đi này đối vớii mình là đây là vùng đất thiêng. Bao nhiêu năm từ thời Thái Thượng hoàng TNT đi tu mà vẫn còn nguyên vẹn thế. Đứng trên đỉnh thiêng ngắm một vùng đông bắc của Tổ quốc bao la dưới chân mình. Đi trong rừng tùng, rừng trúc nghe gió lao xao, nghe tiếng sương rơi lộp độp trên lá rừng ở tầng thấp, tưởng như nghe được cả tiếng con sóc, con nai nào trên thảm lá ngay bên cạnh thấy như mình đã lạc vào động tiên, cảnh Phật. Hít căng một bầu không khí trong lành, bao nhiêu mệt nhọc như tan biến hết.

Xuống núi, lòng vẫn bâng khuâng một chữ : "THIỀN"
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,028
Động cơ
472,763 Mã lực
Em đi họp tí đã. Tối về em post tiếp. Đây là các bài viết cũ của em. Giờ chỉ tìm lại và edit (đặc biệt là đại từ nhân xưng) cho phù hợp thôi. Có vẻ hơi âm lịch, các cụ ném em ít thôi nhé.

@Mợ Hatcatnho: iem mặc váy và chắc nhiều tuổi hơn cụ. Hi hi. Em họ em và em sinh cùng tháng cùng năm luôn nên nhiều người tưởng là chị em sinh đôi. Mỗi cái là khác họ ạ.
 

hatcatnho

Xe tăng
Biển số
OF-63832
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,530
Động cơ
452,250 Mã lực
Nơi ở
Trên Giời !
Em đi họp tí đã. Tối về em post tiếp. Đây là các bài viết cũ của em. Giờ chỉ tìm lại và edit (đặc biệt là đại từ nhân xưng) cho phù hợp thôi. Có vẻ hơi âm lịch, các cụ ném em ít thôi nhé.

@Mợ Hatcatnho: iem mặc váy và chắc nhiều tuổi hơn cụ. Hi hi. Em họ em và em sinh cùng tháng cùng năm luôn nên nhiều người tưởng là chị em sinh đôi. Mỗi cái là khác họ ạ.

Vậy ạ........... ^^ Em đọc mãi giờ hiểu rồi ạ......... Em ít khi đọc những phần cmt dài như này..........
nhưng lại thích những câu chuyện, kỉ niệm, nên đọc hết bài của Cụ rồi ạ.
Vâng, Em lót dép hóng tiếp bài của Cụ
 

Nhudadauyeu

Xe tăng
Biển số
OF-65105
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
1,151
Động cơ
446,621 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Long Biên
Nhà em cũng đc đi Yên Tử cách đây 1 năm rồi, vẫn muốn quay lại chốn linh thiêng này mà chưa thực hiện đc...
 

hilux14p

Xe buýt
Biển số
OF-70871
Ngày cấp bằng
17/8/10
Số km
857
Động cơ
436,463 Mã lực
ngày trươcf nhà cháu tham gia chở cat đá làm cáp treo đấy lúc ấy toàn xe công nông vất vả ăn ngủ rừng hỏng xe lầy lội,tièn qua cai không được bao nhiêu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top