- Biển số
- OF-46162
- Ngày cấp bằng
- 11/9/09
- Số km
- 301
- Động cơ
- 464,910 Mã lực
Truước thời Bugatti Veyron , ngôi vị siêu xe mạnh nhất nhanh nhất đắt tiền nhất đẹp nhất và được hâm mộ nhất thuộc về McLaren F1 mặc dù bây giờ không còn là chiếc xe nhanh nhất nhưng McLaren F1 vẫn là chiếc xe được ngưỡng mộ nhất nổi tiếng nhất và đắt nhất.
Đôi khi , điều lớn lao làm thay đổi lịch sử thường lại khởi đầu rất bình thường và nhỏ bé . Đó cũng là câu chuyện về McLaren F1 , chiếc xe nhanh nhất thế giới trong trong hơn 1 thập kỉ và sau 20 năm đến nay vẫn là sản phẩm xe thương mại lắp động cơ không cưỡng bức nhanh nhất thế giới . Chuyện kể rằng , McLaren F1 được thai nghén trong một cuộc trao đổi ngẫu nhiên tại sảnh chờ của sân bay Milan. Đội đua F1 McLaren , lúc đó đang là một thế lực tại giải đua Công thức I , vừa để vuột chiến thắng mùa giải 1988 khi tay dua người Braxin huyền thoại Ayrton Senna phải bỏ cuộc tại Gand Prix Italy. Ba quan chức McLanren - Ron Dennis, Creighton Brown và Gordon Murray - khi cùng ngồi chờ máy bay với giám đốc Mansour Oijeh của TAG đã đưa ra ý tưởng về một siêu xe thương mại thâu tóm những kỉ lục của thế giới. Trong khi bàn bạc, kĩ sư F1 danh tiếng Murray đã phác họa thú vị, với ghế lái nằm ở trung tâm giống như xe đua F1. Dennis, giám đốc điều hành McLaren Automotive, đã bị ý tưởng này mê hoặc và nhất trí khởi động dự án chế tạo chiếc siêu xe kì lạ ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, cũng như vật liệu siêu nhẹ từ xe đua công thức 1.
Gordon Murray, kỹ sư trưởng dự án McLaren F1, đưa ra 4 nguyên tắc chế tạo. Đó là bố trí động cơ ở giữa và ghế lái ở trung tâm để phân bổ đều trọng lượng hệt như xe đua công thức 1; sử dụng động cơ không cưỡng bức theo kiểu truyền thống, tạo cảm giác chân ga tức thì phân bổ đều lực mô-men xoắn, xe cần nhẹ nhất có thể nhằm cải thiện các khả năng tăng tốc, phanh cũng như cảm giác lái, sử dụng các thiết kế khí động học phức tạp nhất để đạt vận tốc kỉ lục cũng như sự ổn định ở tốc độ cao. Theo đuổi những tiêu chí phát triển, McLaren đã chế tạo siêu xe đầu tiên ứng đụng khung thân liền khối (unibody) làm từ sợi các-bon siêu nhẹ. Các vật liệu tiên tiến như Kevlar, ma-giê, titan được sử đụng rộng rãi để làm giảm trọng lượng. Kết quả kung xe chỉ nặng 100kg với độ cứng và tính năng an toàn nhất. Cửa xe làm bằng các-bon cũng nặng có 7kg . Và mặc dù chưa đáp ứng mục tiêu ban đầu 1.000kg của Murray, song trọng lượng tổng của xe cũng chỉ ở mức 1.138kg, để 20 năm sau nó vẫn là một trong những siêu xe nhẹ nhất thế giới.
Do được thiết kế để trọng tâm rơi vào giữa xe - người điều khiển ngồi ở chính giữa ở phía trước - nên cảm giác điều khiển McLaren rất siêu việt. Nó tốt đến nỗi nhóm kỹ sư chế tạo không cần phải lắp các thanh giằng chống lật. Tỉ lệ phân bố trọng lượng của McLaren F1 rất lí tưởng , 42% ở trước và 58% ở phía sau.
Tận dụng việc xe đua công thức 1 của McLaren khi đó sử dụng động cơ Honda, Murray đã tiếp cận tay đua Senna và Trung tâm nghiên cứu Tochigi của Honda để tham vấn. và dù từ ban đầu luôn cho rằng nên sử đụng động cơ dung tích lớn, song khi Murray cầm lái 1 chiếc Honda NSX, tất cả những siêu xe chuẩn mực của châu âu - Ferrari, Porsche, Lamborghini - để tham khảo đã biến khỏi tâm trí Murray. Ông xác định siêu xe được chế tạo cần nhanh hơn song vẫn có khả năng vận hành và điều khiển hệt như NSX.
[FONT="]Murray kể lại, do ấn tượng với động cơ Honda, ông đã với Tochigi hai lần để thuyết phục họ chế tạo động cơ V10 hoặc V12 dung tích 4,5 lít cho McLaren F1. Tuy nhiên ông chỉ nhận được sự hờ hững. Thêm một thời gian tìm kiếm, Murray nhận thấy chi nhánh chế tạo xe thể thao Motorsport của BMW - vốn nổi tiếng với logo M - do Paul Rosche đứng đầu thời gian đó tỏ ra quan tâm tới dự án. Để đạt được yêu cầu về sức mạnh, BMW đã giới thiệu động cơ V12 góc nghiêng 60 độ, dung tích 6,1 lít mà họ đặt mã là S70/2. Động cơ này đạt công suất 627 mã lực ở tốc độ tua 7.400 vòng/phút . Nặng chỉ 285 kg , trọng lượng vẫn lớn hơn yêu cầu của Murray và nỗ lực của BMW đã giúp giảm xuống còn 266 kg khi đưa vào sản xuất . Những giải pháp được ứng dụng để giảm trọng lượng rất ấn tượng nếu xét tới khoảng thời gian ngắn ngủi phát triển động cơ này. Ma-giê đúc được BMW sử dụng cho nhiều chi tiết, mặt trong xi-lanh được tráng 1 lớp nikasil có độ chống mài mòn cao đồng thời mỗi xi-lanh có 2 kim phun hoạt động ở các mức tốc độ tua khác nhau để phát tán hoàn hảo nhiên liệu.[/FONT]
Khung và thân xe do làm bằng sợi các-bon nên đòi hỏi phải cách ly đáng kể với khoang động cơ. Và giải pháp của Murray là dát vàng cho khoang động cơ. Phương án này tuy tốn kém nhưng lại rất hiệu quả do vàng có khả năng phản xạ nhiệt tốt. Trung bình 1 chiếc McLaren F1 được dát 25g vàng . Murray cũng yêu cầu rằng siêu xe không sử dụng các thiết bị điện tử phức tạp giống như trào lưu có ở đầu thập niên 1990 . Những hệ thống hỗ trợ như trợ lực tay lái , hộp số bán tự động , hệ thống kiểm soát bám đường và phanh chống bó cứng thậm chí còn không được xem xét để đưa vào . Xe chỉ được lắp một hộp số sàn 6 cấp với ly hợp các-bon 3 lớp cùng vi sai hạn chế trượt Torsen để chuyền động vào bánh sau . Phanh brembo với chức năng thông gió cũng không được hỗ trợ , để McLaren F1 trở thành siêu xe thực sự " dành cho người điều khiển " .
Về khí động học , hệ số sàn chung của McLaren F1 là 0,32Cd , thấp hơn mức 0,36 của Bugatti Veyron và 0,357 của chiếc xe đang giữ kỉ lục thế giới về tốc độ SSC Ultimate Aero TT . Chiếc McLaren F1 chuẩn cũng không có cánh tạo lực nén xuống mặt đường ( riêng bản F1 LM có cánh đuôi ) . Tuy nhiên , một bộ khuếch tán ở đuôi xe , cùng 2 quạt gió chạy điện sẽ giúp tăng cường lực nén xuống ( downforce ) bằng cách giảm bớt áp xuất của lớp không khí chạy dưới gầm xe.
McLaren là một chiếc xe có thể xếp hạng xoàng về tiện nghi , nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường , trên xe thậm chí không có cả túi khí . Trang bị theo xe đáng kể có sưởi kinh , kính cửa sổ điều khiển điện , dàn CD 10 đĩa Kenwood ... Tuy nhiên, nó lại có một vài thứ độc đáo như một túi đựng đồ chơi golf làm riêng , vừa khít với khoang hành lý . Ghế xe được làm thủ công từ sợi các-bon , bọc da Connolly . Vô lăng không thể điều chỉnh nhưng cũng như các bàn đạp chân ga/côn/phanh , nó được lắp đặt theo kích thước và sở thích của người khách đặt hàng chiếc xe . Ngay cả hệ thống âm thanh trên xe cũng được thiết kế theo gu người mua, nhưng không có chức năng thu sóng radio, do Murry là người không có thói quen nghe đài. Mỗi chiếc McLaren F1 có một modem để trung tâm hỗ trợ khách hàng có thể cập nhật các thông tin về tình trạng chiếc xe cũng như trợ giúp người lái khi gặp sự cố . Nguyên mẫu của McLaren F1 đầu tiên được giới thiệu ngàu 28/5/1992 tại Sporting Club ở Monaco . Phiên bản được đưa vào sản xuất sau đó một năm cũng giống hệt như nguyên mẫu đầu tiên (XP1) ngoại trừ vị trí bố trí gương sườn . McLaren sau đó còn chế tạo thêm 3 nguyên mẫu để thử nghiệm với BMW. Đáng chú ý nhất trong số này là chiếc XP2 sử dụng làn xe thử nghiệm va chạm . Tháng 12/1993 , chiếc F1 đầu tiên ra đời . Bị thuyết phục bởi các đội đua xe , McLaren sau đó đã sản xuất phiên bản dành cho các cuộc đua GTR vào những năm 1995,1996 và 1997 . Với GTR, danh tiếng của McLaren lại nổi như cồn sau khi họ chiến thắng chung cuộc ấn tượng tại cuộc đua Le Mans 24 giờ năm 1995 : Giành cùng lúc các vị trí nhất , ba , và tư . Tuy vậy , thành công đánh kể nhất của McLaren F1 trong con mắt nhiều người lại không phải trên đường đua , mà là việc phá vỡ các kỉ lục giới hạn về tốc độ . Tháng 4/1998, tại đường đua Ehra của Đức , Andy Wallace đã điều khiển nguyên mẫu XP5 đạt tốc độ tới 391/km - một kỉ lục mà phải gần 1 thập kỉ sau mới bị phá .
[FONT="]Tổng cộng McLaren F1 đã sản xuất 107 chiếc F1, trong đó có 6 nguyên mẫu , 64 chiếc F1 , 5 chiếc F1 LM ( LeMans ), 3 chiếc F1 GT và 28 chiếc xe F1 GTR , chưa kể 1 bộ khung xe dự phòng. Khi được tung ra thị trường năm 1994, F1 có giá bán 540.000 bảng ( khoảng gần 1 triệu USD) , tuy nhiên vào tháng 10/2008, 1 chiếc F1 đã được đấu giá mức 2,53 triệu bảng ( gấp gần 5 lần ). Điều này cho thấy rõ vị thế là 1 trong những chiếc xe vĩ đại nhất của mọi thời đại của McLaren F1.[/FONT]
Một vài chỉ số về tốc độ của McLaren F1 :
0-30mph (0-48km/h) : 1,8 giây
0-60mph (0-97km/h) :3,2 giây
0-100mph (0-160km/h) :6,3 giây
0-124,28mph (0-200,01km/h) :9,4 giây
0-150mph (0-240km/h) :12,8 giây
0-200mph (0-320km/h) :28 giây
30mph (48km/h)-50mph (80km/h) :1,8 giây, sử dụng số 3 hoặc 4
30mph (48km/h)-70mph (110km/h) :2,1 giây,số 3/4
40mph (64km/h)-60mph (97km/h) :2,3 giây,số 4/5
50mph (80km/h)-70mph (110km/h) :2,8 giây,số 5
180mph (290km/h)-200mph (320km/h) :7,6 giây,số 6
0-400m :11,1 giây ở tốc độ 138mph (222km/h)
0-1.000m :19,6s ở tốc độ 177mph (285km/h)
Tốc đô tối đa:
Bị giới hạn :231mph (372km/h)
Không bị giới hạn :240mph (390km/h)
Đôi khi , điều lớn lao làm thay đổi lịch sử thường lại khởi đầu rất bình thường và nhỏ bé . Đó cũng là câu chuyện về McLaren F1 , chiếc xe nhanh nhất thế giới trong trong hơn 1 thập kỉ và sau 20 năm đến nay vẫn là sản phẩm xe thương mại lắp động cơ không cưỡng bức nhanh nhất thế giới . Chuyện kể rằng , McLaren F1 được thai nghén trong một cuộc trao đổi ngẫu nhiên tại sảnh chờ của sân bay Milan. Đội đua F1 McLaren , lúc đó đang là một thế lực tại giải đua Công thức I , vừa để vuột chiến thắng mùa giải 1988 khi tay dua người Braxin huyền thoại Ayrton Senna phải bỏ cuộc tại Gand Prix Italy. Ba quan chức McLanren - Ron Dennis, Creighton Brown và Gordon Murray - khi cùng ngồi chờ máy bay với giám đốc Mansour Oijeh của TAG đã đưa ra ý tưởng về một siêu xe thương mại thâu tóm những kỉ lục của thế giới. Trong khi bàn bạc, kĩ sư F1 danh tiếng Murray đã phác họa thú vị, với ghế lái nằm ở trung tâm giống như xe đua F1. Dennis, giám đốc điều hành McLaren Automotive, đã bị ý tưởng này mê hoặc và nhất trí khởi động dự án chế tạo chiếc siêu xe kì lạ ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, cũng như vật liệu siêu nhẹ từ xe đua công thức 1.
Gordon Murray, kỹ sư trưởng dự án McLaren F1, đưa ra 4 nguyên tắc chế tạo. Đó là bố trí động cơ ở giữa và ghế lái ở trung tâm để phân bổ đều trọng lượng hệt như xe đua công thức 1; sử dụng động cơ không cưỡng bức theo kiểu truyền thống, tạo cảm giác chân ga tức thì phân bổ đều lực mô-men xoắn, xe cần nhẹ nhất có thể nhằm cải thiện các khả năng tăng tốc, phanh cũng như cảm giác lái, sử dụng các thiết kế khí động học phức tạp nhất để đạt vận tốc kỉ lục cũng như sự ổn định ở tốc độ cao. Theo đuổi những tiêu chí phát triển, McLaren đã chế tạo siêu xe đầu tiên ứng đụng khung thân liền khối (unibody) làm từ sợi các-bon siêu nhẹ. Các vật liệu tiên tiến như Kevlar, ma-giê, titan được sử đụng rộng rãi để làm giảm trọng lượng. Kết quả kung xe chỉ nặng 100kg với độ cứng và tính năng an toàn nhất. Cửa xe làm bằng các-bon cũng nặng có 7kg . Và mặc dù chưa đáp ứng mục tiêu ban đầu 1.000kg của Murray, song trọng lượng tổng của xe cũng chỉ ở mức 1.138kg, để 20 năm sau nó vẫn là một trong những siêu xe nhẹ nhất thế giới.
Do được thiết kế để trọng tâm rơi vào giữa xe - người điều khiển ngồi ở chính giữa ở phía trước - nên cảm giác điều khiển McLaren rất siêu việt. Nó tốt đến nỗi nhóm kỹ sư chế tạo không cần phải lắp các thanh giằng chống lật. Tỉ lệ phân bố trọng lượng của McLaren F1 rất lí tưởng , 42% ở trước và 58% ở phía sau.
Tận dụng việc xe đua công thức 1 của McLaren khi đó sử dụng động cơ Honda, Murray đã tiếp cận tay đua Senna và Trung tâm nghiên cứu Tochigi của Honda để tham vấn. và dù từ ban đầu luôn cho rằng nên sử đụng động cơ dung tích lớn, song khi Murray cầm lái 1 chiếc Honda NSX, tất cả những siêu xe chuẩn mực của châu âu - Ferrari, Porsche, Lamborghini - để tham khảo đã biến khỏi tâm trí Murray. Ông xác định siêu xe được chế tạo cần nhanh hơn song vẫn có khả năng vận hành và điều khiển hệt như NSX.
[FONT="]Murray kể lại, do ấn tượng với động cơ Honda, ông đã với Tochigi hai lần để thuyết phục họ chế tạo động cơ V10 hoặc V12 dung tích 4,5 lít cho McLaren F1. Tuy nhiên ông chỉ nhận được sự hờ hững. Thêm một thời gian tìm kiếm, Murray nhận thấy chi nhánh chế tạo xe thể thao Motorsport của BMW - vốn nổi tiếng với logo M - do Paul Rosche đứng đầu thời gian đó tỏ ra quan tâm tới dự án. Để đạt được yêu cầu về sức mạnh, BMW đã giới thiệu động cơ V12 góc nghiêng 60 độ, dung tích 6,1 lít mà họ đặt mã là S70/2. Động cơ này đạt công suất 627 mã lực ở tốc độ tua 7.400 vòng/phút . Nặng chỉ 285 kg , trọng lượng vẫn lớn hơn yêu cầu của Murray và nỗ lực của BMW đã giúp giảm xuống còn 266 kg khi đưa vào sản xuất . Những giải pháp được ứng dụng để giảm trọng lượng rất ấn tượng nếu xét tới khoảng thời gian ngắn ngủi phát triển động cơ này. Ma-giê đúc được BMW sử dụng cho nhiều chi tiết, mặt trong xi-lanh được tráng 1 lớp nikasil có độ chống mài mòn cao đồng thời mỗi xi-lanh có 2 kim phun hoạt động ở các mức tốc độ tua khác nhau để phát tán hoàn hảo nhiên liệu.[/FONT]
Khung và thân xe do làm bằng sợi các-bon nên đòi hỏi phải cách ly đáng kể với khoang động cơ. Và giải pháp của Murray là dát vàng cho khoang động cơ. Phương án này tuy tốn kém nhưng lại rất hiệu quả do vàng có khả năng phản xạ nhiệt tốt. Trung bình 1 chiếc McLaren F1 được dát 25g vàng . Murray cũng yêu cầu rằng siêu xe không sử dụng các thiết bị điện tử phức tạp giống như trào lưu có ở đầu thập niên 1990 . Những hệ thống hỗ trợ như trợ lực tay lái , hộp số bán tự động , hệ thống kiểm soát bám đường và phanh chống bó cứng thậm chí còn không được xem xét để đưa vào . Xe chỉ được lắp một hộp số sàn 6 cấp với ly hợp các-bon 3 lớp cùng vi sai hạn chế trượt Torsen để chuyền động vào bánh sau . Phanh brembo với chức năng thông gió cũng không được hỗ trợ , để McLaren F1 trở thành siêu xe thực sự " dành cho người điều khiển " .
Về khí động học , hệ số sàn chung của McLaren F1 là 0,32Cd , thấp hơn mức 0,36 của Bugatti Veyron và 0,357 của chiếc xe đang giữ kỉ lục thế giới về tốc độ SSC Ultimate Aero TT . Chiếc McLaren F1 chuẩn cũng không có cánh tạo lực nén xuống mặt đường ( riêng bản F1 LM có cánh đuôi ) . Tuy nhiên , một bộ khuếch tán ở đuôi xe , cùng 2 quạt gió chạy điện sẽ giúp tăng cường lực nén xuống ( downforce ) bằng cách giảm bớt áp xuất của lớp không khí chạy dưới gầm xe.
McLaren là một chiếc xe có thể xếp hạng xoàng về tiện nghi , nếu xét theo tiêu chuẩn thông thường , trên xe thậm chí không có cả túi khí . Trang bị theo xe đáng kể có sưởi kinh , kính cửa sổ điều khiển điện , dàn CD 10 đĩa Kenwood ... Tuy nhiên, nó lại có một vài thứ độc đáo như một túi đựng đồ chơi golf làm riêng , vừa khít với khoang hành lý . Ghế xe được làm thủ công từ sợi các-bon , bọc da Connolly . Vô lăng không thể điều chỉnh nhưng cũng như các bàn đạp chân ga/côn/phanh , nó được lắp đặt theo kích thước và sở thích của người khách đặt hàng chiếc xe . Ngay cả hệ thống âm thanh trên xe cũng được thiết kế theo gu người mua, nhưng không có chức năng thu sóng radio, do Murry là người không có thói quen nghe đài. Mỗi chiếc McLaren F1 có một modem để trung tâm hỗ trợ khách hàng có thể cập nhật các thông tin về tình trạng chiếc xe cũng như trợ giúp người lái khi gặp sự cố . Nguyên mẫu của McLaren F1 đầu tiên được giới thiệu ngàu 28/5/1992 tại Sporting Club ở Monaco . Phiên bản được đưa vào sản xuất sau đó một năm cũng giống hệt như nguyên mẫu đầu tiên (XP1) ngoại trừ vị trí bố trí gương sườn . McLaren sau đó còn chế tạo thêm 3 nguyên mẫu để thử nghiệm với BMW. Đáng chú ý nhất trong số này là chiếc XP2 sử dụng làn xe thử nghiệm va chạm . Tháng 12/1993 , chiếc F1 đầu tiên ra đời . Bị thuyết phục bởi các đội đua xe , McLaren sau đó đã sản xuất phiên bản dành cho các cuộc đua GTR vào những năm 1995,1996 và 1997 . Với GTR, danh tiếng của McLaren lại nổi như cồn sau khi họ chiến thắng chung cuộc ấn tượng tại cuộc đua Le Mans 24 giờ năm 1995 : Giành cùng lúc các vị trí nhất , ba , và tư . Tuy vậy , thành công đánh kể nhất của McLaren F1 trong con mắt nhiều người lại không phải trên đường đua , mà là việc phá vỡ các kỉ lục giới hạn về tốc độ . Tháng 4/1998, tại đường đua Ehra của Đức , Andy Wallace đã điều khiển nguyên mẫu XP5 đạt tốc độ tới 391/km - một kỉ lục mà phải gần 1 thập kỉ sau mới bị phá .
[FONT="]Tổng cộng McLaren F1 đã sản xuất 107 chiếc F1, trong đó có 6 nguyên mẫu , 64 chiếc F1 , 5 chiếc F1 LM ( LeMans ), 3 chiếc F1 GT và 28 chiếc xe F1 GTR , chưa kể 1 bộ khung xe dự phòng. Khi được tung ra thị trường năm 1994, F1 có giá bán 540.000 bảng ( khoảng gần 1 triệu USD) , tuy nhiên vào tháng 10/2008, 1 chiếc F1 đã được đấu giá mức 2,53 triệu bảng ( gấp gần 5 lần ). Điều này cho thấy rõ vị thế là 1 trong những chiếc xe vĩ đại nhất của mọi thời đại của McLaren F1.[/FONT]
Một vài chỉ số về tốc độ của McLaren F1 :
0-30mph (0-48km/h) : 1,8 giây
0-60mph (0-97km/h) :3,2 giây
0-100mph (0-160km/h) :6,3 giây
0-124,28mph (0-200,01km/h) :9,4 giây
0-150mph (0-240km/h) :12,8 giây
0-200mph (0-320km/h) :28 giây
30mph (48km/h)-50mph (80km/h) :1,8 giây, sử dụng số 3 hoặc 4
30mph (48km/h)-70mph (110km/h) :2,1 giây,số 3/4
40mph (64km/h)-60mph (97km/h) :2,3 giây,số 4/5
50mph (80km/h)-70mph (110km/h) :2,8 giây,số 5
180mph (290km/h)-200mph (320km/h) :7,6 giây,số 6
0-400m :11,1 giây ở tốc độ 138mph (222km/h)
0-1.000m :19,6s ở tốc độ 177mph (285km/h)
Tốc đô tối đa:
Bị giới hạn :231mph (372km/h)
Không bị giới hạn :240mph (390km/h)