Mazda 3 2010 các cụ độ gì rồi phọt lên cho anh em chiêm ngưỡng với ợ

Trạng thái
Thớt đang đóng

longbob

Xe buýt
Biển số
OF-1494
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
802
Động cơ
581,353 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Seattle - USA
box này là khoe xe mà chả thấy khoe mấy nhể.toàn chém gió là nhiều :))
Chém gió nhiều quá, về chủ để độ đê
Dự án đèn pha xe lông phi líp cúc cu nhé #:-s





Này thì ánh sáng philip, cứ coi như là Audi cho nó dễ so sánh :-ss

 

Echdo

Xe tải
Biển số
OF-77745
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
285
Động cơ
421,863 Mã lực
Hoa cả mắt. Các cụ iêu xe quá
 

lox bui M3

Xe buýt
Biển số
OF-89309
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
733
Động cơ
413,660 Mã lực
Nơi ở
$ Hải phòng $
cái fa này nét fet' bác nhể,cái cos của e để mức 0 cũng ngang fa roài :))) philip hịn hả bác ? để xem có vướn đề rì xảy ra hok,hok thì e cũng chơi phát ;)) mẹ,mấy con cam nó nháy fa e loá cả mắt đang điên :|
 

Shin3017

Xe buýt
Biển số
OF-106757
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
520
Động cơ
398,900 Mã lực
Nơi ở
Hai Duong city
Website
facebook.com
cụ lắp Pha rồi a' , đẹp ko lên ánh sáng có giống đèn Cos ko , em sợ nó lệch sóng thôi ..
 

Shin3017

Xe buýt
Biển số
OF-106757
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
520
Động cơ
398,900 Mã lực
Nơi ở
Hai Duong city
Website
facebook.com
quả này đi đối diện vợi Kụ tối thì em cũng phải chơi quả kính đen:-B:-B:-B
em dán kính phản quang rồi , đèn cụ Longbob vô tác dụng với em ..với lại giờ em nghiện chụp ảnh hơn , nên xe em chẳng có gì thay đổi, hum nào làm bữa Off chui mà hô hào chẳn ông nào hưởng ứng , cứ dấu vợ 2 sợ người ta nhìn mất à
 

Shin3017

Xe buýt
Biển số
OF-106757
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
520
Động cơ
398,900 Mã lực
Nơi ở
Hai Duong city
Website
facebook.com
Đóng toàn hơn lít cần éo gì mâm vs cả vành có ai nhìn thấy đâu :))
Chuẩn rồi ...xe sư Thái chưa lắp liếc gì thì phải , phải học theo anh em đi chứ ... cho bằng anh bằng em , hay để nguyên bản cho dễ bán hả
 

Dogia

Xe điện
Biển số
OF-1901
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
3,186
Động cơ
599,530 Mã lực
Tuổi
54
Bộ đèn hậu độ nhà Su nghe đâu loanh quanh gần 50 củ thì phải :P
 

longbob

Xe buýt
Biển số
OF-1494
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
802
Động cơ
581,353 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Seattle - USA
Sáng nay cụ dencao cũng qua nhờ e độ xê nhông, nể lắm mới giúp đấy ná #:-s
15 phút sau thì hoàn thành
 

lox bui M3

Xe buýt
Biển số
OF-89309
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
733
Động cơ
413,660 Mã lực
Nơi ở
$ Hải phòng $
cụ longbob mua hộ em cái đèn gầm để e khắc phục lỗi lệch fa nhớ
 

subazu_thai

Xe buýt
Biển số
OF-87477
Ngày cấp bằng
5/3/11
Số km
526
Động cơ
413,260 Mã lực
Chuẩn rồi ...xe sư Thái chưa lắp liếc gì thì phải , phải học theo anh em đi chứ ... cho bằng anh bằng em , hay để nguyên bản cho dễ bán hả
Đương nhiên chú trẻ chú phải chơi hơn tui rùi học các chú thì đến bgio mới hết bài đc :))
 

Dogia

Xe điện
Biển số
OF-1901
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
3,186
Động cơ
599,530 Mã lực
Tuổi
54
Hôm nay em cũng gặp cụ longbob đang ra tay giúp đỡ cụ dencao vụ đèn xenon, thấy cụ dencao có vẻ sướng :D
nhưng em thì ko thích cái này lắm, vì cũng chẳng đi đêm nhiều và toàn đi trong thành phố, ít đi xa.
Có cái này sưu tầm các cụ xem có đúng bao nhiêu % nhé:

Chơi đèn xenon, thời trang và mặt trái

Lắp đèn xenon vào chóa đèn halogen không mang lại hiệu quả chiếu sáng, dễ gây mất an toàn đồng thời lại làm giảm tuổi thọ của bóng.

Đèn xenon với ánh sáng chói lòa thường được các chủ xe sành điệu lắp thay cho đèn halogen trên xe ôtô hoặc xe máy tay ga đời mới. Mặt trái của việc lắp đèn xenon vào những pha được thiết kế phù hợp với loại bóng đèn halogen là chi phí sử dụng cao, gây mất an toàn cho người và các phương tiện cùng tham gia giao thông.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn xenon

Với nguyên lý hoạt động gần giống với đèn tuýp, bóng xenon không có dây tóc mà thay vào đó là hai điện cực đặt trong một ống thủy tinh thạch anh, cách nhau một khoảng ngắn trong một bầu chứa khí xenon và muối kim loại. Chân đế tiêu chẩn của loại đèn này có dạng tròn D2S hoặc D2R. Trong đó, D2S là loại bóng dùng cho các chóa đèn có màng chắn lóa (ký tự S lấy từ chữ shield - tấm chắn) và có thấu kính, còn D2R là loại bóng có sẵn màng chắn dùng cho các chóa đèn chỉ có mặt phản xạ (ký tự R lấy từ chữ reflector - vật phản xạ).

Khi cung cấp điện áp cao đến 25.000 V giữa hai điện cực, trong bầu khí sẽ xuất hiện một tia hồ quang (tương tự như khi hàn điện). Để có thể tạo ra được điện thế cao như vậy, hệ thống cần có một bộ khởi động (ignitor). Ngoài ra, để duy trì tia hồ quang, một chấn lưu (ballast) sẽ cung cấp điện áp khoảng 85 V trong suốt quá trình đèn hoạt động.

Ưu điểm của đèn xenon

Sáng hơn: Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W.

Bền hơn: Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen.

Trắng hơn: Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng xenon của các hãng như Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương đương ánh sáng ban ngày.
Tia hồ quang sẽ làm bay hơi lượng muối kim loại nằm bên trong bầu thủy tinh chứa khí xenon. Trong va chạm với các phân tử muối bay hơi, các electron trong dòng hồ quang sẽ bị đẩy vào quỹ đạo có năng lượng cao hơn, để rồi khi chúng quay về quỹ đạo ban đầu sẽ giải phóng một lượng bức xạ dư thừa, tạo ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phát ra (hay bước sóng của bức xạ) phụ thuộc vào mức độ chênh lệch năng lượng của electron và vào tính chất hóa học của muối kim loại được dùng trong bầu khí xenon.

Với các ưu điểm trên, việc lắp hệ thống chiếu sáng dùng công nghệ xenon cho các xe ôtô đời mới ngày càng trở nên phổ biến. Hầu hết các xe loại sang trọng đều có đèn xenon lắp sẵn hoặc tùy chọn khi bán ra.

Ngoài bóng đèn, bộ chấn lưu và bộ khởi động, hệ thống đèn xenon đúng tiêu chuẩn còn cần được trang bị thêm hệ thống rửa đèn bằng tia nước áp lực cao và hệ thống cân bằng đèn pha tự động.

Việc rửa sạch mặt kính của pha đèn xenon là cần thiết vì bụi đất bám trên mặt kính sẽ gây tán xạ ánh sáng, với cường độ sáng cao thì mức độ tán xạ sẽ làm chói mặt người đi ngược chiều, gây khó chịu, suy giảm tầm nhìn và có thể gây tai nạn.

Không phù hợp với chóa đèn halogen

Do thiết kế của bóng đèn xenon khác bóng halogen nên kích thước và hình dáng của nguồn sáng cũng khác nhau. Nguồn sáng của đèn xenon có dạng hình quả bóng bầu dục với kích thước khoảng 3 x 4 mm, trong khi dây tóc bóng đèn halogen có dạng hình trục với kích thước 1 x 3 mm. Sự khác biệt này gây ra độ lệch tâm của đèn xenon trong chóa đèn halogen, là nguyên nhân chính tạo ra hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Theo các quy định về an toàn chiếu sáng trên thế giới, đèn ôtô phải tạo ra một vùng sáng thấp với chế độ đèn cốt để tránh gây chói mắt người đi ngược chiều và gương chiếu hậu của người đi trước. Vùng sáng này phân tách với khoảng tối ở phía trên bằng một đường ngăn cách (cut-off line) nằm ngang ở bên trái và chếch lên bên phải. Thử nghiệm với chóa đèn của một chiếc xe Toyota Innova cho thấy khi dùng bón đèn halogen theo đúng thiết kế thì đường ngăn cách này rất rõ nét, còn khi thay bóng xenon thì nó bị xóa nhòa đi, phía trên có nhiều quầng sáng tán xạ với độ sáng cao. Sự tán xạ này sẽ làm cho người điều khiển phương tiện ngược chiều chói mắt và khó chịu. Sự lệch tâm của đèn xenon cũng làm cho ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn khi bật pha. Không chỉ làm các lái xe đối diện chói mắt, chính tài xế đang bật đèn pha xenon lại không cải thiện đáng kể khả năng quan sát so với khi dùng bóng halogen hiệu năng cao.

Mặt khác, hầu hết các thiết kế pha đèn trên loại xe thông thường đều không tích hợp các tính năng phụ trợ cho đèn xenon như hệ thống rửa đèn và cân bằng đèn pha tự động, dẫn đến các hiệu ứng bất lợi cho người sử dụng và các đối tượng tham gia giao thông khác.

Chi phí sử dụng cao và độ tin cậy thấp

Hệ thống chiếu sáng dùng đèn xenon chính hãng rất bền. Trái lại, nhiều bộ đèn xenon Trung Quốc bị trục trặc ngay trong năm đầu tiên như bật không lên ngay, đèn bị nhấp nháy và cuối cùng là bị “chột mắt” (hỏng một bên). Nguyên nhân chủ yếu là do bộ chấn lưu (ballast) làm bằng vật liệu rẻ tiền và bị lược bớt linh kiện nên chỉ chịu được điện áp khởi động 25.000 V trong thời gian ngắn.

Tệ hơn, nếu dùng đèn xenon Trung Quốc ở chế độ pha thì mỗi khi nháy đèn, bộ chấn lưu (ballast) và bộ khởi động (ignitor) lại phải ngắt mạch và khởi động lại. Việc đóng ngắt mạch liên tục càng làm cho loại đèn này nhanh hỏng hơn. Chi phí thay chấn lưu cũng không rẻ, thường là gần một triệu đồng một bộ. Đó là chưa nói tới các phiền toái và nguy hiểm có thể xảy ra trên hành trình nếu đèn bị hỏng bất ngờ. Do có nhiều chi tiết điện tử phức tạp với điện áp cao nên khả năng sửa chữa đèn xenon trên đường hoặc ở xa các đô thị rất khó khăn. Người điều khiển xe cũng có thể bị cảnh sát giao thông phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng nếu đèn nhấp nháy, chột một bên hoặc không sáng.

(Theo Ôtô Xe máy)
 

longbob

Xe buýt
Biển số
OF-1494
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
802
Động cơ
581,353 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Seattle - USA
Cái này nói đúng đấy cụ ạ, xenon mà lắp vào chóa thì chói mắt và hại chóa, thế nên e chỉ dám lắp vào bi cos của mazda thôi ợ ~X(
 

dencao

Xe buýt
Biển số
OF-9327
Ngày cấp bằng
8/9/07
Số km
572
Động cơ
540,920 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh phố cổ
E thì chưa biết lúc nào test được cái đèn vừa lắp sàng này vì e ít đi buổi tối lắm :D, e chủ yếu oánh đu một cách có chọn lọc theo các cụ thôi ạ
@longbob: hôm nào e chạy qua e với cụ xử nốt cái xì poi lờ giúp iem nhé [-O<
@Cụ dogia: Ảnh họp báo vụ te lít cn vừa rồi vẫn còn đó, vậy mà gặp cụ hôm nay ở công sở hơi bị ngưỡng mộ đấy, đặc biết là quả tóc ;))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top