- Biển số
- OF-44377
- Ngày cấp bằng
- 24/8/09
- Số km
- 329
- Động cơ
- 467,140 Mã lực
Laị thêm một đơt lạnh nữa tràn về, ngoài đình gió rét căm căm đến con vàng cũng phải nép mình vào hàng hiên mà run rẩy, vậy nhưng bên trong đình ông Lý có vẻ bức bối ghê lắm. ông đi đi lại lại, mặt đỏ phưng phừng, luôn miệng quát tháo..
Dường như thế vẫn còn chưa hả, thỉnh thoảng ông Lý lại quật chiếc roi song vào cột đình nghe cái chát làm cho Trương tuần giật mình đến nỗi co cả chân lên ghế.
Đứng giữa đình ông Lý gầm lên:
-thằng con nhà giáo Thứ ghê gớm thật đã đỗ xe sai quy định lại còn dám đâm đơn khiếu nại. nó cậy vừa đi du học ở Tân Gia ba về có tý chữ định làm loạn phỏng. Cái bọn trí thức lắm chuyện này là chúa gây rắc rối. Rồi đập mạnh xuống bàn ông Lý thét: Tuần đâu. Sau khi bắt xe, mày đã xem xét giấy tờ của nó kỹ càng chưa. Có thiếu gì không/
Trương tuần khúm núm: bẩm cụ, kỹ lắm rồi, giấy tờ của nó đủ hết mới đau chứ ạ.
Ông Lý chau mày: thế đăng kiểm bảo hiểm ..còn hạn không
Trương tuần gãi đầu gãi tai: dạ bẩm cụ tất cả đều đúng và còn thời hạn ạ. nó mà thiếu thì chết với con ngay.
Ông Lý cau có: Thế còn xe nó thế nào, đèn pha xi nhan còn sáng, phanh có an toàn, lốp có mòn không, mày đã bới móc cẩn thận chưa.
như thấy mình có lỗi, Trương tuần áy náy: bẩm cụ xe nó còn mới lắm nên tất cả đều tốt cả.
Giận tím người, ông Lý quát: cái xe to như thế mà mày không tìm được chỗ sai là sao nghiệp vụ kém thế sao đủ doanh thu. Thôi mày gọi nó vào đây để tao trị. Đúng là đồ vô tích sự.
nhìn cái mặt đàng hoàng, tác phong đĩnh đạc của con nhà giáo Thứ ông Lý đã thấy ghét. Ông đâu cần biết chữ mà cũng được làm đến Lý trưởng, nó mớ có tý kiến thức mà dám nhờn mặt ông à. Phen này...
Đập mạnh roi xuống bàn ông Lý gầm gừ: con nhà giáo Thứ, mày biết lỗi chưa?
Con giáo Thứ nhẹ nhàng: bẩm cụ con thấy mình không có lỗi ạ.
Ông Lý: hả mày để xe ở tuyến phố cấm đỗ-cấm dừng mà không có lỗi à
Con giáo Thứ: bẩm cụ nhưng trên tuyến đường và vị trí đỗ xe con không thấy biển cấm ạ.
Sao lại không, chả có biển cấm đặt lù lù ở tận đầu phố còn gì. mày định cãi cùn à.
Ông Lý quát.
-Dạ bẩm cụ, phố nhà mình nó dài, có đến chục cái giao cắt, mà theo quy định thì biển báo giao thông chỉ có hiệu lực từ nơi đặt biển đến ngã ba,ngã tư tiếp theo thôi, muốn cấm tiếp phải có biển nhắc lại. biển cấm cụ cấm ở tận đầu phố đâu có tác dụng tới chỗ con đỗ xe ạ.
Ông Lý chống nạnh hậm hực: giỏi lý sự lắm, nhưng nhiều chữ thế sao quy định các tuyến phố văn minh ban hành từ 2oo8 mà mày không biết là sao, hay cố tình chống đối hả.
Con nhà giáo Thứ khẽ khàng: bẩm cụ quyết định nào muốn đi vào cuộc sống cũng cần được luật hóa và triển khai đúng luật. Khi ban hành cụ nên chỉ đạo kịp thời lắp đặt biển báo phù hợp, rồi Trương tuần căn cứ vào đó để xác định lỗi của người tham gia giao thông. Chứ chúng con đâu có nghĩa vụ và cũng không thể ghi nhớ chính xác tuyến đường nào cấm đỗ xe, nếu không có biển báo ạ.
Ông Lý tái mặt liền đổi chiến thuật:
Thôi được tao hỏi mày nhé, sao mày đang đi xe máy lại quay về nhà lấy ô tô đi, mày đi xe to để gây tắc đường hả
Dạ bẩm cụ đâu có chuyện đó đâu ạ
Ông Lý lại cất giọng: được, tao chấp nhận. nhưng mày là công chức đúng không?
Con nhà giáo Thứ khẽ khàng: dạ, vợ con cũng là công chức ạ.
Nghe thế giọng ông Lý liền vống lên: công chức lương 3 cọc 3 đồng thì làm sao chúng mày mua được ô tô?
Con nhà giáo Thứ ngớ người: thì chúng con tiết kiệm trong nhiều năm, lại được họ hàng nội ngoại giúp đỡ… mà chuyện này đâu có liên quan...
Ông Lý: không lien quan à, chúng mày không mua ô tô thì lấy cái gì để đỗ sai quy định, hả? Mày làm ngay 1 bản tường trình về chuyện mua xe cho tao. Chúng mày tham ô tham nhũng tao cho đi tù mọt gông.
Chán chường con giáo Thứ thở dài: con biết là có viết nữa thì cụ lại bắt viết tiếp. Thôi con xin rút đơn khiếu nại, chấp nhận có lỗi và nộp phạt ạ.
Ông Lý vuốt râu đắc ý: có thế chứ. Mày phải có sai chứ còn gì…….
(OTXM)
Dường như thế vẫn còn chưa hả, thỉnh thoảng ông Lý lại quật chiếc roi song vào cột đình nghe cái chát làm cho Trương tuần giật mình đến nỗi co cả chân lên ghế.
Đứng giữa đình ông Lý gầm lên:
-thằng con nhà giáo Thứ ghê gớm thật đã đỗ xe sai quy định lại còn dám đâm đơn khiếu nại. nó cậy vừa đi du học ở Tân Gia ba về có tý chữ định làm loạn phỏng. Cái bọn trí thức lắm chuyện này là chúa gây rắc rối. Rồi đập mạnh xuống bàn ông Lý thét: Tuần đâu. Sau khi bắt xe, mày đã xem xét giấy tờ của nó kỹ càng chưa. Có thiếu gì không/
Trương tuần khúm núm: bẩm cụ, kỹ lắm rồi, giấy tờ của nó đủ hết mới đau chứ ạ.
Ông Lý chau mày: thế đăng kiểm bảo hiểm ..còn hạn không
Trương tuần gãi đầu gãi tai: dạ bẩm cụ tất cả đều đúng và còn thời hạn ạ. nó mà thiếu thì chết với con ngay.
Ông Lý cau có: Thế còn xe nó thế nào, đèn pha xi nhan còn sáng, phanh có an toàn, lốp có mòn không, mày đã bới móc cẩn thận chưa.
như thấy mình có lỗi, Trương tuần áy náy: bẩm cụ xe nó còn mới lắm nên tất cả đều tốt cả.
Giận tím người, ông Lý quát: cái xe to như thế mà mày không tìm được chỗ sai là sao nghiệp vụ kém thế sao đủ doanh thu. Thôi mày gọi nó vào đây để tao trị. Đúng là đồ vô tích sự.
nhìn cái mặt đàng hoàng, tác phong đĩnh đạc của con nhà giáo Thứ ông Lý đã thấy ghét. Ông đâu cần biết chữ mà cũng được làm đến Lý trưởng, nó mớ có tý kiến thức mà dám nhờn mặt ông à. Phen này...
Đập mạnh roi xuống bàn ông Lý gầm gừ: con nhà giáo Thứ, mày biết lỗi chưa?
Con giáo Thứ nhẹ nhàng: bẩm cụ con thấy mình không có lỗi ạ.
Ông Lý: hả mày để xe ở tuyến phố cấm đỗ-cấm dừng mà không có lỗi à
Con giáo Thứ: bẩm cụ nhưng trên tuyến đường và vị trí đỗ xe con không thấy biển cấm ạ.
Sao lại không, chả có biển cấm đặt lù lù ở tận đầu phố còn gì. mày định cãi cùn à.
Ông Lý quát.
-Dạ bẩm cụ, phố nhà mình nó dài, có đến chục cái giao cắt, mà theo quy định thì biển báo giao thông chỉ có hiệu lực từ nơi đặt biển đến ngã ba,ngã tư tiếp theo thôi, muốn cấm tiếp phải có biển nhắc lại. biển cấm cụ cấm ở tận đầu phố đâu có tác dụng tới chỗ con đỗ xe ạ.
Ông Lý chống nạnh hậm hực: giỏi lý sự lắm, nhưng nhiều chữ thế sao quy định các tuyến phố văn minh ban hành từ 2oo8 mà mày không biết là sao, hay cố tình chống đối hả.
Con nhà giáo Thứ khẽ khàng: bẩm cụ quyết định nào muốn đi vào cuộc sống cũng cần được luật hóa và triển khai đúng luật. Khi ban hành cụ nên chỉ đạo kịp thời lắp đặt biển báo phù hợp, rồi Trương tuần căn cứ vào đó để xác định lỗi của người tham gia giao thông. Chứ chúng con đâu có nghĩa vụ và cũng không thể ghi nhớ chính xác tuyến đường nào cấm đỗ xe, nếu không có biển báo ạ.
Ông Lý tái mặt liền đổi chiến thuật:
Thôi được tao hỏi mày nhé, sao mày đang đi xe máy lại quay về nhà lấy ô tô đi, mày đi xe to để gây tắc đường hả
Dạ bẩm cụ đâu có chuyện đó đâu ạ
Ông Lý lại cất giọng: được, tao chấp nhận. nhưng mày là công chức đúng không?
Con nhà giáo Thứ khẽ khàng: dạ, vợ con cũng là công chức ạ.
Nghe thế giọng ông Lý liền vống lên: công chức lương 3 cọc 3 đồng thì làm sao chúng mày mua được ô tô?
Con nhà giáo Thứ ngớ người: thì chúng con tiết kiệm trong nhiều năm, lại được họ hàng nội ngoại giúp đỡ… mà chuyện này đâu có liên quan...
Ông Lý: không lien quan à, chúng mày không mua ô tô thì lấy cái gì để đỗ sai quy định, hả? Mày làm ngay 1 bản tường trình về chuyện mua xe cho tao. Chúng mày tham ô tham nhũng tao cho đi tù mọt gông.
Chán chường con giáo Thứ thở dài: con biết là có viết nữa thì cụ lại bắt viết tiếp. Thôi con xin rút đơn khiếu nại, chấp nhận có lỗi và nộp phạt ạ.
Ông Lý vuốt râu đắc ý: có thế chứ. Mày phải có sai chứ còn gì…….
(OTXM)
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: