Cụ, mợ hơi nhầm đoạn này.
Đằng thẳng mà nói, Việt Nam chưa hình thành giai cấp tư sản đúng nghĩa, với quan điểm, cách sống và đặc thù của giai cấp này, như châu Âu. Việt Nam chỉ có một số ít tư sản hình thành vào khoảng những năm 20-30 thế kỷ 20 (với phía Bắc) và suy tàn nhanh chóng vào năm 1954.
Mà tầng lớp tư sản của Hà Nội lúc ấy chả cao sang gì đâu, đọc Vũ Trọng Phụng hay một số nhà văn giai đoạn ấy là thấy. Nói một từ chính xác là Rởm đời. Có ngoại lệ nhưng không nhiều.
Nói đến giai cấp sâu xa ở Việt Nam phải là những dòng tộc quan lại, đỗ đạt từ thời phong kiến kìa. Muốn khoe thì phải bảo, ông cố, ông sơ nhà tao đang trưng tên trong bia Văn Miếu ấy, hẵng khoe. Chứ khoe tư sản thì gớm, người biết người ta cười cho.
Hai bạn nhà báo em biết là Đ.D. Hoàng và Đ.D.Phương, 2 anh em ruột trong một gia đình có tới 2 vị cố, sơ đỗ tiến sỹ, có tên trên lưng cụ rùa, cải cách ruộng đất người chết, nhà mất mà vẫn giấu, giữ được cái lọng che tiến sỹ, con cháu học hành, cư xử cực kỳ đàng hoàng, là những người rất đáng trọng. Nhưng các cụ mợ gặp 2 bạn ấy thì thấy, rất dân dã, bình thường, chả giai cấp với tầng lớp gì. Còn bảo tớ gốc nông dân, từ gốc rạ chui ra. Người bỗ bã họ sống ở môi trường bỗ bã, ở môi trường ấy mà nhẹ nhàng quý tộc thì quá là kì dị. Tương tự ở chiều ngược lại. Chỉ là chuyện mặc bikini đi dạ tiệc và mặc đầm xòe ra bãi biển thôi mà.
Con người thì phải thích ứng, "ở bầu thì tròn ở ống thì dài". Không thích ứng được thì thôi, nó là chuyện chúng ta không thuộc về nhau. Chứ đời này, làm gì có ai hơn ai mà phải vỗ ngực xưng tên, em thật. Có vỗ cũng là ảo tưởng thôi.
Nói đến giai tầng này kia thì Việt Nam còn lâu lắm. Cứ sống cho tử tế đàng hoàng, đóng thuế đầy đủ, không chen hàng chen lối, lái bậy ngoài đường, vượt đèn đỏ với vứt rác lung tung là em thấy tử tế lắm rồi.