Quán nước chè Hà Nội – Những cụ Bà
Quán nước chè Hà Nội xưa
Như mọi miền đất nước, Hà Nội đổi thay quá nhanh. Dù hàng chè chén nhan nhản mọi nơi, chúng cũng đổi thay nhiều rồi. Mở quán bán nước chè là một trong những phương thức buôn bán chính lúc mà chẳng ai có tiền. Nói chung là vào thời kì hiếm vốn. Giờ đây, quán nước chè chủ yếu là của người nghèo, người già cả không có sức lực và của cải để làm giàu.
Nhưng cũng như mọi nghề, chúng ta vẫn gặp những quán nước chè lâu đời và những người bán nước chè có nghề. Trên đường phố, trong cụm dân cư, có những quán nước chè trở thành những hình ảnh quen thuộc mang cái dáng vẻ yên bình, nhàn nhã Hà Nội so với cách sống và nhịp độ “cà phê” của Sài Gòn. Những quán nước chè và những người bán mà tôi biết để làm nên cái đặc trưng chè Hả Nội, trước hết phải nhắc tới các cụ bà. Có lẽ trong tâm trí chúng ta, bên cạnh hình ảnh những quán nước chè tuyềnh toàng là các cụ bà nhỏ nhắn. Dấu vết của thời gian cũng không xoá bỏ được những nét tươi tắn và duyên sắc thời trẻ.. Hiếm khi gặp một bà nào dáng nặng nề. Thân hình mảnh mai của các cụ là do pha, nếm thử chè lâu ngàỵ chăng? Quen thuộc trong tôi là một quán nước chè ở một đoạn phố nhỏ. Ngày nắng, cũng như ngày mưa sáng sớm sáu giờ, buổi tối tám giờ trong bao năm cứ đi qua là thấy quán mở cửa. Thường thấy là một bà cụ lụi cụi đang ngồi pha trà, rót trà mời khách. Thi thoảng có cụ ông bán “đỡ” Quán nằm ở một cái ngõ hẹp, gần một nửa cửa hàng là lối đi, chỗ còn lại được giới hạn bằng một cây cột gỗ to. Từ chân cột đến bức tường còn lại được xây bệ gạch cao khoảng gang tay. Trên bệ có rãnh để lùa ván, cài thanh gỗ suốt ngang lúc đóng cửa. Một kiểu cửa hàng, đường đi giản đơn theo kiểu cũ. Những cái ghế đẩu thấp to tướng, dọc ngang rộng hơn gang tay xếp dọc theo đường đi. Khách uống chè ngồi dựa tường, lúc có người ra vào thì phải tránh người, co chân lên .Bàn hình chữ nhật, giống như ngăn kéo úp ngược, dài bằng hết ca bâc gach còn phía kia chìa ra hè có thêm hai cái chân. Cả cái bàn chỉ bâng nửa tờ báo khổ to, có mấy cái lọ đựng kẹo, bánh, thuốc lào. Có một chiếc điếu cày nặng chịch, hút thông kêu rong róc. Và, đặc biệt vẫn còn cái đèn dầu ngon lửa hạt đỗ cháy trong bóng thuỷ tinh trong suốt, của hiếm này, ở nhiêu hang nước khác mất lâu rồi. Nó được thay bằng bật lửa ga cắm vào cục xi mãng thô lỗ. Dấu vết hiện đại là ở mấy cái chai nước ngọt, nước khoáng, kẹo ca0 su màu sắc sặc sỡ. Bà cụ bán hàng người gầy, vai xuôi, răng nhuộm đen nhưng không ăn trầu. Một người phụ nữ Hà Nội xưa. Giọng nói khẽ khang, và có vẻ tự hào lúc khoát tay nói với tôi: “quanh đây chẳng còn ai người ta nghỉ hết rồi. Tôi đã mở hàng được ba mươi năm rồi còn gì”. Hình dáng của cụ trong tôi dường như là bất biến, chỉ có khác là tóc cụ bạc thêm và lưnq có còng đi. Như một quán hàng đúng nghĩa, cụ có những khách hàng quen. Họ tao nên cái khác biệt và nhớ nhung của quán nước chè Hà Nôi.
Buổi sớm mai họ là những người đi tập thể dục, hay những người trên đường đi làm, ăn sáng xong ghé qua. Trước bữa trưa hay bữa chiều là vài người bạn già về hưu. Những người này thường là người cùng phường. Một quán khác, cũng có một bà cụ bán, thì khách quen lại là những bà già ông già vốn là diễn viên cải lương tuồng, chèo về hưu. Những vua quan, hoàng hậu “lúc xế chiều”. Những câu chuyên bênh tật, mưa nắng, con cái được trao đi đổi lại bên chén nước kéo dài hàng giờ và chẳng ngày nào ngừng. Thi thoảng có mấy cậu hoc sinh ngồi đơi nhau đi học chia nhau điếu thuốc hút giấu. Hôm nay tôi chứng kiến thây cụ đang nói với một cậu bé “Bố cháu có ra đây hỏi đấy. Làm gì mà bố phải đi tìm. Bà là chúa ghét bạn bè tụ tập lê la. Bà đã bảo với bố cháu, là bà không dung những đứa nào chửi bậy chửi bạ. Bà không khuyến khích các cháu hút thuốc đâu đấy”. Bà bảo tôi: “Tôi cũng không thích bán cho chúng nó đâu. Kiếm được bao nhiêu mà mang tiếng với hàng phố”. Trẻ con không mua được thuốc lá vì người ta không bán. Chỉ mua được ở quán quen với lý do là “mua thuốc lá cho bố cháu ạ”, chưa kể cứ cầm tiền ra thì được hỏi ngay là tiền ở đâu ra mà tiêu đây”.
Đến quán cụ đây, tôi ít khi được uống ngay. Khách thường xuyên phải nhẩn nha ngổi đợi cho ngấm.Vào mùa đông, cụ chỉ pha vào ấm nhỏ. Hổi còn trẻ khoẻ, cụ còn đặt tách trà bốc khỏi vào bát nước sôi. Ngụm nước trà nóng bỏng lưỡi. Hai bàn tay ôm chén nước. Nóng lan vào đến người, ấm hẳn lên trong cái rét thở ra khói. Giống mấy quán tôi biết, cụ chỉ mua chè của người quen. Bán thử trước, giả tiền sau. Không ưng chè thì trả lại. Có cụ còn biết rõ chè mình mua trồng ở đâu. Thường thì những quán này một tháng bán được bốn đến sáu cân, cũng có vài khách đến mua nửa lạng, một cân mang về pha lấy hay đem biếu. Tất nhiên, có những lúc không gặp chè ưng ý để bán cho khách hay giá chè mới lên thì cụ cũng báo ngay cho khách.
Nếu như người ta bảo: Những hàng quán là nơi tin tức được “bóng ban, bóng chuyền” nhiều nhất. Rất đúng. Nhưng các cụ bà thường là những người bình luận tin giản đơn và công minh nhất. Đó là những người hiếm hoi nói thẳng những ý nghĩ của mình trước mọi người bằng những ngôn từ rõ ràng. Nếu như người ta bảo “người nghèo dễ thương nhau” cũng không sai. Như ta vẫn gặp những tình cảm chân thành giữa những con người bình dị “buôn thúng, bán mẹt” bên lề đường, ga chợ. Nếu sợ một đứa trẻ bị lạc, thì có lẽ dặn trước nó, lúc đó, nên đến chỗ các bà cụ bán nước sẽ được chỉ bảo và chăm sóc chu đáo nhất. Ở Hà Nội, các cụ là những người tận tâm,mau mắn thông cảm với những khách tỉnh xa đến Hà Nội hơn cả. Phải chăng cái hương vị của trà đã góp phần làm cho con người ta sáng suốt thanh cao trong tính cách và nếp nghĩ chân tinh của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng.
Những quán nước và những bà cụ chủ quán, những địa chỉ phản ánh một phần nào diên mạo và hương sắc văn hoá Hà Nội.