Em mới nghiên cứu vụ máy lọc không khí nên có một số chia sẻ với các cụ:
Nhà em có F1 mới 2 tháng tuổi nhưng mà bị viêm mũi họng gần 1 tháng nay rồi, các cụ biết đấy bệnh này dễ chữa nhưng dễ tái phát. Trung bình F1 nhà em 1 tuần đi khám 2 lần, lại rơi vào đúng đợt rét kỷ lục nên bệnh càng nặng thêm. Đi khám bác sỹ chỉ nói nguyên nhân là do thời tiết và cho thuốc chữa các triệu chứng (ho, chẩy nước mũi ....). Qua tìm hiểu em cho rằng nguyên nhân cháu nó bị dị ứng do bụi trong nhà, vì vậy mấy hôm nghỉ tết vừa rồi em dọn nhà sạch sẽ, hút bụi kỹ, bỏ hết các đồ đạc không cần thiết ra khỏi phòng. Dùng quạt thông gió và giặt kỹ chăn, ga, gối ở trong phòng và đầu tư thêm cái máy lọc không khí. Trộm vía, sau đó mấy hôm F1 nhà em hết ho, không chẩy nước mũi nữa, đi khám bác sỹ cũng Kết luận là phổi trong không thở khó như trước nữa.
Như vậy vẫn đề là do nhà có bụi nên bị dị ứng các cụ ạ. Để giữa nhà sạch,
đầu tiên là phải thông gió tốt, vệ sinh sạch sẽ và nếu không gian đóng kín thì nên có máy lọc không khí.
Có một chỉ số đánh giá chất lượng không khí tại Hà Nội thường vào khoảng 150-180 (chỉ số AQI) chỉ số này gấp khoảng 3 lần so với chỉ số an toàn. Trong đó không khí trong nhà thường ô nhiễm hơn không khí ngoài trời khoảng 5 lần. Trong phòng kín có nhiều bụi, nguyên nhân 90% số bụi này là từ con người (da chết, tóc rụng, móng tay bong ...) và các đồ vải (chăn, ga, gối, đệm, thảm ....). Đặc biệt có loại mạt đệm (tiếng anh gọi là Dust mites), loại này kích thước khoảng 0.3mm có ở mọi loại ga giường, nệm, thảm nghe nói ngay cả ở các khách sạn 5 sao hay giường ngủ của Obama cũng có loại mạt này. Mạt nệm sông bằng da chết, tóc rụng ... của người, phân của mạt nệm là loại bụi phổ biến ở trong phòng và là nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng ở người.
Có nhiều công nghệ lọc không khí khác nhau gồm: Màng lọc thô, màng lọc tinh, than hoạt tính, Ozone, Ionizer, UV ..... Tùy theo nhu cầu mà các bác chọn máy cho phù hợp, nếu không nghiên cứu kỹ dễ dẫn đến việc chi quá nhiều tiền cho loại máy không cần thiết hay mua máy không có hiệu quả. Ví dụ như để chống dị ứng (phấn hoa, bụi do mạt nệm ...) thì bắt buộc máy lọc không khí phải có màng lọc HEPA, để lọc mùi (như khói bếp, mùi hôi ...) thì cần phải có màng lọc than hoạt tính ....
Khi sử dụng máy lọc không khí cần lưu ý:
- Chi phí sử dụng, tiền điện chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí hoạt động của máy. Đắt nhất là chi phí thay màng lọc, ví dụ giá màng lọc HEPA của máy Sharp giá vào khoảng 600k, bằng 1/4 chi phí mua máy. Thời gian thay khoảng 2 năm, một số loại giá thay màng lọc rẻ hơn nhưng thời gian sử dụng lại ngắn hơn. Máy lọc khí Xiaomi giá màng lọc 189 tệ, nhưng chỉ sử dụng được 3-6 tháng.
- Độ ồn, để có thể đẩy không khí qua màng lọc cần có một áp lực không khí nhất định, máy hiệu quả càng cao thì độ ồn càng lớn, một số máy có độ ồn tới 50db như vậy là khá lớn. Nếu sử dụng trong phòng ngủ bạn phải chọn máy có độ ôn 25db trở xuống.