- Biển số
- OF-329935
- Ngày cấp bằng
- 5/8/14
- Số km
- 1,380
- Động cơ
- 298,430 Mã lực
Cháu chỉ thích chứ chưa có điều kiện để chơi.
Chiếc này đã tâm huyết nhất của bác chưa nhỉ? Em là e bồ kết rùi
Kính tặng các bác dự án 2 năm của em, đây, mới bay thử, đang trang trí đèn chớp, tiếng động cơ turbine, lính tráng và linh tinh nội thất .:6:
III. Máy bay huấn luyện cơ bản
Thông thường, người yêu thich mô hình tham quan một sân bay và quan sát. Anh ta thấy đủ loại tàu bay, từ huấn luyện,đến tàu nhào lộn đến loại tàu kiểu đệ nhị thế chiến. Anh ta thường thích thú hơn với những máy bay có dáng. Anh ta nghĩ, mình phải có một chiếc Mustang như thế. Anh ta liền lập tức tậu một chiếc P-51 và bắt đầu việc lắp ráp mô hình của mình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Phải mất nhiều giờ huấn luyện và thực hành trước khi một tân binh có kỹ năng cần thiết để lèo lái một tàu bay cao cấp hơn. Một tân binh phải có những nỗ lực cần thiết để đạt được kỹ năng có thể bay loại tàu thoạt tiên thu hút anh ta. Anh ta phải nhập môn với một tàu huấn luyện cơ bản, dần dần tiến bộ qua nhiều trình độ tàu khác nhau cho đến khi đạt được mục tiêu.
Tàu bay huấn luyện là một loại mô hình đặc biệt, được thiết kế để bay rất ổn định. Loại tàu này có khả năng tự điều chỉnh, vượt qua những tác động đổi hướng, để có thể bay thẳng và thăng bằng. Đa số máy bay huấn luyện được thiết kế để chúng có thể bay ổn định ở vận tốc thấp, nên việc hạ cánh cũng rất dễ dàng.
Lược đồ một tàu huấn luyện cơ bản cho thấy các thành phần của một tàu huấn luyện thông dụng:
Aileron : bộ phận cử động được ở cuối cánh, kiểm soát trục roll
Cowling : một phần thân tàu, vỏ che máy
Engine : máy, động cơ, 2 thì (hoặc 4 thì - người dịch)
Elevator : phần cử động được của đuôi ngang, khiểm soát hướng tàu lên xuống
Fin : đuôi đứng, tạo ổn định trục hướng dọc thân tàu
Fuselage : thân tàu, nền nối kết các thành phần của máy bay, đồng thời chứa các đối tượng chuyên chở
Landing gear : bộ phận đáp, bao gồm càng đáp và bánh đáp
Prop : propeller, cánh quạt
Rudder : bộ phận cử động được của đuôi đứng kiểm soát việc chuyển hướng trái phải
Spinner : bộ phận che đầu trục cánh quạt
Stabilizer : đuôi ngang, tạo ổn định theo trục đứng (hướng lên xuống)
Wing : cánh, mặt phẳng nằm ngang, bộ phận tạo lực nâng
Một số tiêu chuẩn cần thiết mà một tàu huấn luyện cần có để hỗ trợ tốt cho người nhập môn:
1. High wing - cánh cao, thường gọi là cánh trên. Mô hình cánh trên tự nhiên ổn định hơn hơn tàu cánh dưới (low wing - cánh thấp) nhờ vào hiệu ứng treo. Do trọng lực tàu nằm bên dưới cánh, thân tàu có xu hướng lắc xuống như con lắc để cân bằng lực.
2. Flat bottom wing - cánh đáy phẳng, thường gọi là cánh bằng. Loại cánh có gân đáy phẳng, cách bay nhẹ nhàng, cần thiết cho người nhập môn.
3. Dihedral - độ chếch của cánh. Thuật ngữ này chỉ góc tạo ra bởi mút cánh cao hơn phần giữa cánh. Cánh có dạng chữ V. Tàu huấn luyện thường có cánh có dihedral. Tác động của dihedral là nhằm tạo cân bằng lực và giữ cho cánh thăng bằng hoặc đưa cánh trở về vị trí cân bằng.
4. High aspect ratio - Tỉ lệ sải cánh tối thiểu khoảng 5 1/2 bề rộng cánh. Tỉ lệ này giảm độ nhạy của tàu đáp ứng với điều khiển của người lái, giúp người mới học có đủ thời gian phản ứng.
5. Constant cord - bản cánh đều. Bề rộng cánh từ giữa cánh đến mút cánh nên bằng nhau. Thiết kế này chia đều trọng lượng tàu cho diện tích cánh.
6. Low wing loading: tải trọng trên cánh thấp: trọng lượng tàu chia cho diện tích cánh không nên vượt quá 19 oz/feet vuông. Đặc tính này giúp tàu có thể hạ cánh với tốc độ chậm.
7. Kích thước vừa phải: Đa số tàu huấn luyện có máy cỡ .15 đến .60. Máy cỡ nhỏ thường kém ổn định đối với các tác động bởi gió và thường có tải trọng cánh lớn, đơn giản là vì trọng lượng của bộ radio. Tàu cỡ lớn thì dễ bay và cũng dễ nhìn thấy hơn, nhưng khó chuyên chở hơn. Hầu hết các tàu huyến luyện thường ở cỡ máy .40. Cỡ tàu này được công nhận là cỡ tối ưu.
8. Sự chắc chắn: Tàu huấn luyện phải chịu được các lỗi của người tập lái. Điều này đặc biệt cần thiết cho việc hạ cánh mạnh tay. Tàu phải có khả năng chịu đựng những cú crash nhỏ với những hư hỏng nhẹ, đồng thời tàu cũng phải dễ sửa chữa.
Một tàu huấn luyện đạt những yêu cầu trên sẽ phục vụ người tập một cách mỹ mãn không gặp trở ngại có thể có như đối với các tàu không đạt. Với sự hướng dẫn đúng đắn, người mới tập lái có thể tiến bộ nhanh chóng để bay solo vượt qua giai đoạn nhập môn, và vẫn còn có thể bay thể thao với tàu huấn luyện này hàng nhiều năm sau.
Có một số tàu huấn luyện trên thị trường đạt được, thậm chí vượt xa những đòi hỏi này. Những chiếc này bao gồm từ những bộ kit chưa lắp ráp, những bộ ARF (Almost Ready to Fly = gần sẵn sàng để bay) đến những bộ VRTF (Virtual Ready to Fly = sẵn sàng cất cánh) có sẵn cả máy nổ và radio. Có nhiều yếu tố cân nhắc để chọn một tàu huấn luyện nhưng hai yếu tố cơ bản là thời giờ và giá cả.
Ráp một tàu huấn luyện từ kit thì, trong nhiều trường hợp, thường kinh tế hơn.Lựa chọn này giúp cho người chơi có sự thú vị trong việc láp ráp, sự chọn lựa màu sắc và trang trí, thêm kiến thức về kết cấu và sửa chữa tàu. Trở ngại lớn nhất là thời gian tiêu tốn trong khi người mới chơi lẽ ra nên tập bay. Trong vài trường hợp còn một trở ngại khác đó là người tập bay sợ hỏng công trình của mình.
Lợi thế lớn nhất của loại tàu ARF là chúng có thể được lắp ráp hoàn tất chỉ trong vài giờ và người tập lái có thể nhanh chóng bắt đầu tập bay. Bất lợi là giá cả, kết cấu tàu không rõ và đôi khi yếu, và trang trí định sẵn. Hầu hết các tàu ARF trên thị trường có thể bay tương đương hoặc gần như các tàu ráp từ kit. Nếu mua tàu ARF, bạn nên nhờ một người chơi có nhiều kinh nghiệm kiểm tra trước khi bắt đầu ráp. Một người chơi mô hình kinh nghiệm có thể chỉ ra chỗ nào phải dán keo lại hoặc gia cố thêm.
Có nhiều tàu huấn luyện được nhìn nhận rộng rãi như là loại tàu tốt nhất mặc dù có những bất đồng về loại tàu tốt nhất mọi thời đại. Danh sách dưới đây không bao gồm tất cả nhưng là các hiệu máy bay được chấp nhận rộng rãi và được giới thiệu bởi những người chơi kinh nghiệm. Vài loại dùng máy .20 và .60 nhưng đa số là loại .40.
Tên Hãng Mô tả
Stick 40+ Balsa USA Bộ kit cơ bản nhất, kinh tế, dễ ráp,dễ bay, khó hỏng
Kadet LT40 SIG Mfg., Inc kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Kadet Senior SIG Mfg., Inc kit chất lượng rất tốt, khó ráp,dễ bay.
Eagle II Carl Goldberg kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Aerostar 40 Midwest kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Telemaster 40 Hobby Lobby kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
PT40 MkII Great Planes kit chất lượng rất tốt, khá dễ ráp, dễ bay.
Trainer 40 Thunder Tiger ARF chất lượng tốt, dễ ráp, dễ bay.
Trainer 40&60 Tower Hobbies ARF chất lượng tốt, dễ ráp, dễ bay.
Theo kinh nghiệm của các phi công trong đội HN thì hiện nay chiếc Wasp do cơ sở Tuấn Hải TPHCM sản xuất là loại máy bay tập lái tốt và ổn định nhất, giá khoảng 500.000 - 550.000VND/1 bộ kit ARF, được sản xuất dành cho loại động cơ 0.46)
Hầu hết các tàu này đều được nhận xét đánh giá bởi những tạp chí về mô hình. Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết này để quyết định nên mua loại nào cũng như những gợi ý, chú ý khi lắp ráp.
Bác chủ sao bị xì thế kia