Máu vẫn đổ ở trường sa

Trạng thái
Thớt đang đóng

Monster's sleep

Xe tải
Biển số
OF-59856
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
437
Động cơ
445,405 Mã lực
DCM bọn khựa, chó chứ ko phải là người. Toàn bắt nạt kẻ yếu
 

donnguyen

Xe hơi
Biển số
OF-81866
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
117
Động cơ
415,100 Mã lực
Không khéo thì mình mất luôn Trường Sa. Mà nhà nước thì giấu nhẹm chuyện này. đọc bài của bác em mới biết thêm nhiều thứ
 

tuyetung1080

Xe đạp
Biển số
OF-85950
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
29
Động cơ
409,470 Mã lực
Xin được chia buồn cùng gia đình các Chú, các Anh đã anh dũng hi sinh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
 

nangct

Xe tăng
Biển số
OF-82613
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,940
Động cơ
427,688 Mã lực
Nơi ở
0981921981
tiên sư cha bọn tàu, đánh bỏ mẹ chúng nó chứ sợ gì
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Xem đoạn phim mà rơi nước mắt các bác ah. Giữa biển, đứng đó gồng mình chịu đạn, để giữ vững lá cờ.
Nghĩ đến cảnh bây giờ mà thấy hận mấy chú ngồi trên cao cao quá.
 

DV2004

Xe tăng
Biển số
OF-32300
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,238
Động cơ
1,129,880 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thật lấy làm tiếc, nhưng trận đánh 14/3/1988 không thấy tầu chiến VN nhỉ, VN chỉ toàn Tầu vận tải.
Chiến thuật không hợp lý. Các chiến sĩ đa hy sinh nhiều quá nhưng tồn thất của địch quá ít. 40 bị bắt nhưng thả có 9 vậy số tù binh chưa được thả hơn 20 năm qua đâu?Tham khảo số liệu trên Wikipedia

Nếu trận này VN dùng đặc công nước tấn công đột kích các tầu chiến địch trong đêm 13/3 gài bộc phá vào tầu địch. Khi lâm trận có thể kích nổ từ xa (Cách này đã đánh đắm chiếc tàu chiến Nô-xui-bi hiện đại của Hải quân Mỹ), cho tầu ngầm và tầu khu trục bảo vệ vòng ngoài, không cho địch có đường rút về thì kết cục có thể khác nhiều.
Tham khảo thêm: Hải chiến Hoàng sa 1974 trên Wikipedia
 
Chỉnh sửa cuối:

donnguyen

Xe hơi
Biển số
OF-81866
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
117
Động cơ
415,100 Mã lực
Thật lấy làm tiếc, nhưng trận đánh 14/3/1988 không thấy tầu chiến VN nhỉ, VN chỉ toàn Tầu vận tải.
Chiến thuật không hợp lý. Các chiến sĩ đa hy sinh nhiều quá nhưng tồn thất của địch quá ít. 40 bị bắt nhưng thả có 9 vậy số tù binh chưa được thả hơn 20 năm qua đâu?Tham khảo số liệu trên Wikipedia

Nếu trận này VN dùng đặc công nước tấn công đột kích các tầu chiến địch trong đêm 13/3 gài bộc phá vào tầu địch. Khi lâm trận có thể kích nổ từ xa (Cách này đã đánh đắm chiếc tàu chiến Nô-xui-bi hiện đại của Hải quân Mỹ), cho tầu ngầm và tầu khu trục bảo vệ vòng ngoài, không cho địch có đường rút về thì kết cục có thể khác nhiều.
Tham khảo thêm: Hải chiến Hoàng sa 1974 trên Wikipedia
Bác àh, nếu trường sa cũng mất thì những hi sinh này là vô ít rồi. Buồn cho các anh
 

nguyenduc6688

Xe buýt
Biển số
OF-82900
Ngày cấp bằng
16/1/11
Số km
566
Động cơ
418,220 Mã lực
bài của cụ đọc lên cảm động về các chiến sỹ trẻ của ta hy sinh vì hòa bình ổn định của đất nước khi tuổi xuân còn đang phơi phới. bọn tung của thật đáng die
 

musso2000

Xe tải
Biển số
OF-67627
Ngày cấp bằng
4/7/10
Số km
236
Động cơ
434,760 Mã lực
máy bay chiến đấu TQ nó lượn lờ ngoài trường sa suốt,ban đêm thì nó ngụy trang bằng tàu cá cho ng đổ bộ lên đảo định chiếm đảo chắc,bạn e nó ở đấy có hơn 1 năm mà có lần hãi quá gọi đt cho ng thân sớm tg ko về đc nữa vì cả chục con tàu chiến của TQ nó tập trận thế nào mà súng ống quay hết về khu đảo bạn e nó đóng.đúng thật là mình trong đất liền ko thể hiểu đc ngoài đó phức tạp đến như thế nào.nhà nc thì cứ giấu nhẹm ko hề có thông tin j cả,mà phản ứng thì yếu ớt vô cùng.chán
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,127
Động cơ
548,287 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bọn Tàu là cái dân toọc ít tính người nhất trên quả đất,đen cho mình là lại ở cạnh nó nên mấy nghìn năm đời nào cũng phải lo thủ thế.Có những lúc cũng phải nhịn nhục hoà hoãn giữ lấy cái hoà khí để còn làm ăn.Nếu nó ép mình quá đến phải oánh thì oánh thôi.Cũng nên biết là chính bọn tàu mặc dù chúng nó rất sô vanh nhưng cũng phải nhận là có một ông người Nhật mà cai quản mấy chục vạn dân tàu không thằng nào dám ho he gì.Điểm yếu của chúng nó là vì có ít tính người nên chũng nó không đoàn kết được với nhau như những con người.Cái lịch sử dài thè lè của chúng nó minh chứng rõ ra là chúng nó cứ độ hai chục năm yên ả thì y như là lại quay ra ăn thịt nhau.
 

tuxedo_hmt24

Xe tăng
Biển số
OF-14731
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
1,157
Động cơ
524,704 Mã lực
Nơi ở
Quán cafe otofun
vì tình yêu với Trường Sa, Hoàng Sa và đặc biệt là với các anh hùng liệt sĩ, E mong MOD đừng xóa thớt này ạ!
 

namlieu102vnn

Xe điện
Biển số
OF-50828
Ngày cấp bằng
13/11/09
Số km
2,792
Động cơ
481,030 Mã lực
Nơi ở
đền lừ - hoàng mai - hà nội
máy bay của mình bay ở đó mà không nhanh là ăn tên lửa ngay :( , lãnh thổ của mình mà tàu quân sự bọn nó lượn vô tư trong khi đó tàu mình lởn vởn gần là nó bem .
 

10-3

Xe buýt
Biển số
OF-40119
Ngày cấp bằng
8/7/09
Số km
562
Động cơ
473,540 Mã lực
Nơi ở
Xa Hà lội
em xin Mod đừng bem thớt này, em tin sự hy sinh đó ko bị lãng quên.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
em xin Mod đừng bem thớt này, em tin sự hy sinh đó ko bị lãng quên.
Các cụ cứ yên tâm.
Nếu mọi người không post lên đây những nội dung, câu chữ quá khích; không đụng chạm đến vấn đề chính trị (nhất là bình luận về chính trị, chủ trương chính sách mà không có sở cứ rõ ràng) thì em nghĩ thớt sẽ không bị xóa.
Các cụ thông cảm, bọn em làm cũng là để cho OF tồn tại và là một sân chơi thực sự lành mạnh, dân chủ nhưng cũng phải chấp hành đúng các quy định khi đăng ký lập OF với cơ quan quản lý IT.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nếu trận này VN dùng đặc công nước tấn công đột kích các tầu chiến địch trong đêm 13/3 gài bộc phá vào tầu địch. Khi lâm trận có thể kích nổ từ xa (Cách này đã đánh đắm chiếc tàu chiến Nô-xui-bi hiện đại của Hải quân Mỹ), cho tầu ngầm và tầu khu trục bảo vệ vòng ngoài, không cho địch có đường rút về thì kết cục có thể khác nhiều.
Tham khảo thêm: Hải chiến Hoàng sa 1974 trên Wikipedia
Không đơn giản như suy nghĩ của bác. Phương tiện vũ khí của mình lúc đó chưa có được như bây giờ (dù bây giờ có hiện đại tý nhưng vẫn chưa đủ).
Lúc đó, tầu chiến lớn để ra được Trường Sa chỉ có ít tầu chiến thu được của Ngụy (mà những tàu này đều ọp ẹp do không đủ sức vượt biển năm 1975 nên mới nằm lại. Sau 1975 thì phụ tùng, máy móc để sửa chữa không có nên càng rệu rã). Tầu của Hải quân miền bắc thì toàn tàu nhỏ, chạy ven sông với cửa biển... Thế nên, dù là giữa biển nhưng vẫn phải dựa vào bộ binh và tàu vận tải mà thôi.
Đặc công nước của mình cũng là loại đặc công "nước ngọt". Ra biển cũng không dễ làm ăn, nhất là vùng nước phía ngoài thì sóng gió, sát đảo thì toàn san hô cứa cho nát da nát thịt.....

Thời thế, thế thời phải thế thôi cụ ợ.
(nếu xem lại trận Hải chiến Hoàng Sa thì các cụ sẽ thấy; toàn bộ tàu chiến của Ngụy dù khai hỏa trước nhưng đều không trụ được dưới đòn phản công của nó)
 
Chỉnh sửa cuối:

notveryniceguy

Xe buýt
Biển số
OF-43268
Ngày cấp bằng
14/8/09
Số km
938
Động cơ
472,765 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
càng xem càng đau thắt cả lòng, đất trời của mình bị nó xâm chiếm một cách trắng trợn, đúng thật là đến muôn đời tầu nó vẫn muốn chiếm việt nam...cảm ơn các chiến sỹ đã dũng cảm hi sinh bảo vệ tổ quốc
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
máy bay chiến đấu TQ nó lượn lờ ngoài trường sa suốt,ban đêm thì nó ngụy trang bằng tàu cá cho ng đổ bộ lên đảo định chiếm đảo chắc,bạn e nó ở đấy có hơn 1 năm mà có lần hãi quá gọi đt cho ng thân sớm tg ko về đc nữa vì cả chục con tàu chiến của TQ nó tập trận thế nào mà súng ống quay hết về khu đảo bạn e nó đóng.đúng thật là mình trong đất liền ko thể hiểu đc ngoài đó phức tạp đến như thế nào.nhà nc thì cứ giấu nhẹm ko hề có thông tin j cả,mà phản ứng thì yếu ớt vô cùng.chán
máy bay của mình bay ở đó mà không nhanh là ăn tên lửa ngay :( , lãnh thổ của mình mà tàu quân sự bọn nó lượn vô tư trong khi đó tàu mình lởn vởn gần là nó bem .
Các bác quên rằng Trường Sa là một quần đảo, hiện tại mỗi nước chiếm một ít đảo (VN, TQ, TW, Malay, Philippine...) và các đảo rất gần nhau, từ đảo này nhìn thấy đảo nọ đã tạo ra thế cài răng lược. Vì thế, mọi hành động chỉ cần sơ xẩy một tý là to chuyện. Tàu bè của nó lượn lờ gần đảo mình (cũng như tàu mình lượn lờ sát nó) đều phải hết sức cảnh giác và cân nhắc.

Các đảo lớn đã được VN khẳng định chủ quyền đầy đủ theo luật pháp quốc tế (có chứng tích lịch sử; có dân cư sinh sống trên đảo; có diễn ra hoạt động kinh tế - nuôi trồng, đánh bắt hải sản, hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn...; có cơ quan quản lý hành chính....) . Đây là thắng lợi về mặt ngoại giao và là công lao của nhiều thế hệ. Vì thế, không dễ gì mà Tầu dám đụng đến các đảo lớn của mình.

Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88) là dấu mốc quan trọng trong việc giữ chủ quyền biển đảo của VN. Lý do là các đảo lớn của mình đều nằm phía ngoài. Bọn Tầu muốn chiếm phía trong để cắt đường ra đảo của VN, làm cho VN không thể xây dựng các đảo vững mạnh để chúng nó dễ dàng thôn tính. Thời đó, dù rất khó khăn nhưng việc xây dựng được chuỗi hệ thống nhà dàn DK trải dài trên biển cùng với việc giữ được phần lớn các đảo chìm phía bên trong (nơi xẩy ra trận chiến 1988) đã tạo ra con đường thoát hiểm độc đạo, tuyến vận tải chiến lược và nhờ đó, hệ thống đảo Trường Sa, Sinh tồn, Song tử tây, Nam yết... của mình giờ đây mới phát triển mạnh như vậy.

Các việc mà các anh ngoài đó đã làm, đang làm và sẽ làm hoàn toàn không vô ích. Sự hy sinh của các anh sẽ được dân Việt mãi mãi nghi nhớ và biết ơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Có 1 điều là thằng T. nó đã đưa vào nghị quyết TWD rằng đến năm 2020 phải xong việc thành lập cái quân tây sa, nam sa chó chết nào đấy. Tình hình sẽ càng ngày càng căng thẳng.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Người lính Hải quân cưỡi sóng trong chiến dịch Chủ quyền 88


Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988, chúng tôi mới có dịp gặp và nghe các anh kể lại câu chuyện cùng đồng đội vượt trùng dương ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

LTS: Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988 - ngày mà Hải quân Việt Nam cưỡi sóng ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi mới có dịp gặp anh - người đã từng chứng kiến giây phút hải quân Việt Nam đạp sóng để cắm cờ trên đảo Cô Lin, Gạc Ma; từng bị bắt giam tại Trung Quốc rõng rã 3 năm, 5 tháng 15 ngày; từng vượt ngục 2 lần không thành. Cũng chính anh là người tận mắt chứng kiến đồng đội của anh- những chiến sỹ hải quân Việt Nam đã ngã xuống 21 năm về trước để khẳng định chủ quyền của dân tộc, để nối tiếp quá khứ bất khuất và hào hùng của bao thế hệ cha anh. Người đàn ông đó có tên Phạm Văn Nhân (sinh năm 1968, trú tại Đội 1, thị trấn Nông Trường Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Tuần Việt Nam xin giới thiệu câu chuyện được người lính hải quân năm xưa kể lại.

Trường Sa kiêu hùng 20 năm về trước

Anh Nhân kể lại trận hải chiến năm 1988 và những ngày bị bắt giam tại TQ

Trong câu chuyện chắp vá của anh vào một đêm tháng 10/2009, có cả quá khứ hào hùng nhưng bi thương; có cả ánh mắt rực lửa khi nhắc tới lá cờ Việt Nam phần phật tung bay ngạo nghễ giữa đảo Trường Sa; có cả giọt nước mắt mặn mòi chực lăn trên khóe mắt khi nhắc tới những đồng đội đã ngã xuống; có những tủi hờn về những ngày tháng bị giam cầm tại Trung Quốc; có cả những hạnh phúc tột cùng ngày trở lại Việt Nam và nghe tin những chiến sỹ Hải quân vẫn ngày đêm giữ vững những hòn đảo ở Trường Sa.

Với anh, Trường Sa là máu. Là thịt. Là vùng biển thiêng liêng mà thế hệ những người lính Hải quân ngày đó dù cho phải hy sinh cũng cố gắng giữ gìn từng tấc đất.

Với anh, Trường Sa rất đỗi tự hào, là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hiện tại.

Sau 2 năm nhập ngũ, anh được lệnh ra xây dựng và cắm mốc cờ để khẳng định chủ quyền của đất nước trên đảo Trường Sa trong chiến dịch CQ 88. Ngày đó, anh thuộc Trung đoàn E83 thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

Đêm trước lúc lên tàu, anh hồi hộp không ngủ. Với anh, cái tên Trường Sa tuy là lạ lẫm nhưng rất đỗi thân quen như một phần máu thịt chảy trong cơ thể người lính tuổi 20. Anh tưởng tượng về Trường Sa giữa muôn trùng biển khơi, về những người lính ngày đêm hiên ngang cầm súng để bảo vệ vùng biển. Và anh mong sẽ góp một phần sức trẻ cho hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáng 12/3/1988, tàu HQ 604 chở hơn 100 người bao gồm lực lượng công binh, lính 146... trong chiến dịch CQ 88 hú 3 hồi còi rồi vươn mình tiến về biển khơi. "Trước lúc tàu rời đất liền, chỉ huy lên tàu bắt tay anh em chúng tôi, chúc cho chuyến đi bình an để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn thủ trưởng ân cần căn dặn và ôm chặt từng người lính, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ mà chúng tôi được giao sẽ rất thiêng liêng và cao cả"- anh Nhân mở đầu câu chuyện.

Sau hơn 1 ngày lênh đênh trên biển, đến ngày 13/8 tàu HQ 604 bắt gặp tàu HQ 505. Sau khi chuyển một số hàng sang tàu 505, cả 2 chiếc tàu "đặc biệt" này lại xé toang sóng biển, tiến nhanh về phía biển.

4 giờ chiều ngày 13/8, từ xa mọi người trên tàu đã nhìn thấy hòn đảo hiện lên giữa sóng biển trắng xóa. Khi tàu cách đảo khoảng mấy chục mét thì gặp 2 chiếc tàu lớn đã neo sẵn. Một người trên tàu lạ cầm loa và bảo rằng: đây là lãnh thổ Trung Quốc, đề nghị người Việt Nam rời khỏi.

"Lúc đấy, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Mặc, những người lính đi trên chuyến tàu HQ 604 vẫn không nao núng. Theo lệnh của người chỉ huy trưởng Trần Đức Thông, anh em chúng tôi cử người xuống đo độ sâu, thả neo, 1 người được cử lên đảo để khảo sát" - anh Nhân tiếp câu chuyện.

Đêm đầu tiên trên đảo, Nhân cùng một số đồng đội bơi ra khảo sát đảo. Lần đầu tiên trong đời, anh được ngắm những nhành san hô đá, san hô trúc rực rỡ sắc màu.

Trước, anh chỉ được biết về quần đảo Trường Sa qua sách vở, qua những câu chuyện của những bậc cao niên trong làng.

Nay, Trường Sa hiện rõ mồn một trước mắt anh với những nhành san hô lung linh huyền ảo, với đại dương mênh mông sóng nước.

Rồi, anh tự hứa - lời hứa của một trái tim 20 tuổi: "Biển trời Việt Nam đẹp quá. Ta nguyện sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ, từng con sóng. Nếu như có phải hy sinh vì mảnh đất mang tên Trường Sa thì cũng đáng tự hào".

Đêm. Sau khi lấy một ít san hô lên tàu để làm kỉ niệm, anh vào ngủ chung với anh Phỏng - Đại đội phó. Những câu chuyện về Trường Sa, về gia đình qua lời kể của Đại đội phó làm anh không ngủ được. Nhân hãnh diện và tự hào vì mình là một trong hàng triệu triệu thanh niên ngày ấy may mắn được đặt chân đến quần đảo Trường Sa.

Hải chiến ngày 14/3/1988

"Lúc đó, tôi đang chuyển hàng từ tàu xuống thuyền thì nghe thấy tiếng quát tháo từ trên đảo. Ngước mắt nhìn lên, đã thấy hàng chục lính Trung Quốc được trang bị súng AK và tiểu liên đổ bộ lên đảo. Phía bên cạnh mạn sườn tàu 604, có 2 tàu chiến Trung Quốc áp sát. Một lúc sau, tôi nghe thấy hàng loạt tiếng nổ chát chúa trên đảo. Liền sau loạt đạn AK đó, đã thấy lính Trung Quốc đi trên mấy chiếc xuồng chiến vãi trấu lên boong tàu.

Sau khi cho quân từ các xuồng chiến vãi đạn lên boong, tàu chiến Trung Quốc vội dùng pháo 100 mm bắn thẳng vào tàu HQ 604. Phát pháo đầu tiên nhằm thẳng vào trung tâm báo vụ của tàu 604. Liền sau đó, pháo 100 ly lại bắn thẳng vào khoang chứa máy.

Anh em chúng tôi được lệnh rút vào phía khoang tàu chứa hàng. Ở trong vẫn nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của súng AK, pháo 100 ly.

Tàu thủng. Nước ào nhanh vào cả khoang chở hàng rồi bị nhấn chìm. Nước vào quá nhanh đã đánh bật tôi vào góc chứa hàng. Tôi lặn xuống và mò mẫm tìm lối thoát ra.

Sau một lúc vật lộn với sóng biển, lúc sức đã kiệt thì tôi mới tìm thấy lối ra. Vừa ngoi ngóp lên mặt nước đã thấy lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào anh em chúng tôi. Chúng tôi lại lặn sâu để tránh làn đạn của tàu Trung Quốc" - anh Nhân bồi hồi nhớ lại những phút giây kinh hoàng hơn 20 năm về trước.

Sau một hơi lặn, anh và các đồng đội lại nổi lên mặt nước. Lúc này, phía Trung Quốc thu quân và bỏ đi.

Bị thương ở mặt và chân, Nhân vẫn cố gắng vật lộn với nước và vớ được một thanh gỗ rồi bám vào đấy. Anh nhìn quanh, chỉ thấy 8 người đồng đội của anh cũng đang bấu víu vào những thanh gỗ và vật lộn với sóng biển trong cái rét tê dại. Anh thốt lên không thành lời: "Đồng đội của tôi, các bạn đâu cả rồi".

Lần đầu tiên trong đời anh khóc. Nước mắt hòa lẫn với vị mặn chát của biển khơi.

Hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma vẫn hùng dũng, sừng sững giữa trùng dương như là nhân chứng sống cho phút giây những người lính Hải quân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ chủ quyền.

5 giờ chiều, 2 chiếc tàu chiến Trung Quốc quay lại và trục vớt 9 người lên tàu. Nhân là người cuối cùng được vớt lên. Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

9 con người sống sót và lênh đênh trên biển cho đến khi bị bắt, đến bây giờ anh Nhân vẫn nhớ rõ từng cái tên và địa chỉ. Anh đọc vach vách cho chúng tôi nghe, đó là Nguyễn Tiến Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Mai Xuân Hải, Trần Thiêm Phụng, Trương Bá Dũng, Lê Minh Thoa và anh - Phạm Văn Nhân.

--------------
Nguồn Link: http://www.baomoi.com/Nguoi-linh-Hai-quan-cuoi-song-trong-chien-dich-Chu-quyen-88/119/3460210.epi
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top