Vê lê đang tiến gần tới thiên đường XHCN, khi lên đến thiên đường (dự khoảng 1 tháng nữa) ve le sẽ là quốc gia có nhiều đại tỷ phú nhất thế giới.
Nguồn: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tuot-mat-cuba-trung-quoc-bom-10-ty-usd-cho-venezuela-3238741/Theo tin từ Reuters, Trung Quốc sẽ cho quốc gia Nam Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế Venezuela vay 10 tỷ USD trong mấy tháng sắp tới....
5 tỷ USD đầu tiên của khoản 10 tỷ USD nói trên sẽ được dùng cho một loạt dự án. Thời hạn thanh toán của khoản này là 5 năm thay vì 3 năm như thường lệ. Khoản này sẽ được ký kết ngay trong tháng 3 và chuyển vào dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ngay trong tháng 4.
Số tiền 5 tỷ USD còn lại đi kèm điều kiện phải thuê các công ty Trung Quốc phục vụ cho việc tăng sản lượng tại các mỏ dầu lâu năm của PVDSA. Gói vay này sẽ được ký kết vào tháng 6, do ngân hàng phát triển của Venezuela tiếp nhận, và sẽ được đầu tư vào năm 2015....
Tuy nhiên, những quốc gia ở Mỹ Latinh, tương tự như với châu Phi, đã nhận ra bộ mặt thật của những khoản đầu tư này. Họ cho rằng Trung Quốc ngoài việc muốn dùng tiền để thu về nhiều khoáng sản, năng lượng, xuất khẩu nhân công giá rẻ và thừa thãi trong nước của họ, còn muốn áp đặt những dụng ý về địa chính trị và quân sự.
Bản thân Cuba, một quốc gia từng rất thân thiện với Trung Quốc, nhưng hiện đang bắt đầu chính sách quốc tế hóa các mối quan hệ, và tiến hành các hành động phá băng mối quan hệ với Mỹ.
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa tiền vào Venezuela vừa đánh vào tâm lý cần tiền của quốc gia này, đồng thời khắc sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Venezuela trong bối cảnh Washington đang gia tăng các động tác trừng phạt, cấm vận.
Quốc gia Nam Mỹ này là chỗ đứng chắc chắn nhất của Trung Quốc tại Mỹ Latinh - khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ mà Bắc Kinh đang muốn biến thành sân trước.
Việt Dũng (Tổng hợp ĐVO, Vneconomy)
Nguồn: http://vneconomy.vn/the-gioi/gia-dau-giam-sau-don-venezuela-toi-duong-cung-20150819032227758.htmNguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang “chung sức” dồn Venezuela vào bước đường cùng.
Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS (phí hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) - một loại chứng khoán phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của một quốc gia hay doanh nghiệp) của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.
Năm 2014, nền kinh tế Venezuela suy giảm 4% trong khi lạm phát ở ngưỡng trung bình 62%. “Giá dầu giảm sâu càng khiến tình hình kinh tế của Venezuela thêm bi đát. Nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ”, ông David Rees đến từ công ty nghiên cứu Capital Economics nhận xét.
Venezuela sắp bước vào giai đoạn trả nợ bận rộn nhất trong năm giữa lúc dự trữ ngoại hối cạn dần. Trong tháng 10-11 năm nay, nước này sẽ phải trả 4 tỷ USD nợ đáo hạn, bao gồm cả nợ của Chính phủ và nợ của công ty dầu lửa quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA).
Ông Nicholas Watson, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Teneo Intelligence, nói rằng nhiều khả năng Venezuela sẽ trả được nợ đáo hạn trong năm nay, nhưng năm tới sẽ là một câu chuyện khác.
Theo ông Watson, lần này, Venezuela có khả năng vỡ nợ cao hơn bất kỳ quốc gia Nam Mỹ nào xét trong ngắn và trung hạn, thậm chí so với quốc gia “liên tục vỡ nợ” Ecuador hay Argentina. Ecuador, một nước phụ thuộc vào dầu lửa khác, đã vỡ nợ vào năm 1998 và 2008. Argentina thì vỡ nợ lần gần đây nhất vào đầu năm 2014.
Tuy vậy, ông Watson cho rằng, một vụ vỡ nợ của Venezuela sẽ không có ảnh hưởng rộng lớn tới thị trường toàn cầu, bởi “đây sẽ là một cú đâm xe từ từ, không gây bất ngờ khi xảy ra”.
Chỉ có bọn điên mới đi chống lại Huê CàyKhông đùa được cụ ạ
Cũng nên nhắc lại là Venezuela, một quốc gia được biết đến có hai món đặc sản là nạn độc tài và nạn vỡ nợ kinh niên. Trong hơn 30 chục năm trở lại đây thì trung bình xứ này cứ 7 đến 8 năm lại vỡ nợ một lần. Và gần đây mới nhất là vào năm 2004. Về bối cảnh hồ sơ đánh giá tín dụng quốc tế thì Venezuela được xếp hạng cực kỳ rủi ro. Cụ thể, đối với đối với công ty lượng cấp tín dụng Standard and Poor's cho mức điểm B (tiêu cực), Moody's chấm điểm B2 (tiêu cực), Fitch Ratings chấm điểm B (dấu cộng ổn định). Điều đó có nghĩa là trái phiếu hay giấy nợ của Venezuela mà giới đầu tư cho Caracas vay đều có biến thành "junk bond", tức "giấy lộn". Và nếu Venezuela phát hành trái phiếu đi vay thì phải trả lãi phân lời "yield" rất đắt. Cụ thể, với trái phiếu chính phủ 10 năm của Venezuela trả lãi ở mức sàn là gần 10,25%, mức vay thực tế là trên dưới 15%. Còn trái phiếu dài hạn 20 năm thì như bài báo ông Thanh Hải đã nêu.
Tức là, Venezuela phải trả lãi phân lời cao mới chào mời được giới đầu tư cho vay tiền. Nếu bây giờ kinh tế Venezuela rơi đến tột cùng thì giới đầu tư thấy trước rằng các công ty Standard and Poor's, Moody's, Fitch lại giáng cấp tín dụng của Venezuela thì họ sẽ còn đòi phân lời cao hơn. Bây giờ, trị giá trái phiếu ấy sẽ giảm tức là phân lời sẽ tăng làm nhiều người đã lỡ mua trái phiếu của Venezuela sẽ không muốn giữ nữa nên càng dễ gây hốt hoảng và chủ nợ cho vay sẽ đòi lãi suất cắt cổ để phòng ngừa Venezuela quịt nợ, nên càng khó vay tiền..v..v...nên xứ này bị lệ thuộc vào cái bẫy đầu tư cũng như nguồn vốn "hào phóng" của Trung Quốc, và kết cục đi đến vỡ nợ là điều chắc chắn của xứ này.
Trở về bối cảnh Tổng thống Hugo Chavez tạ thế 5/3/2013, sau 14 năm cầm quyền độc tài đã để lại di sản cho người kế nhiệm ông Nicolas Maduro một nền kinh tế lụt bại, và hầu như xứ này không sáng tạo để sản xuất nổi một thứ gì ngoài việc hút dầu thô đem bán. Nguyên nhân thấy ra một yếu tố là nạn hồ hởi lạc quan tếu của lãnh đạo độc tài xứ này ỷ vì tài nguyên phong phú khiến giới đầu tư cho vay tiền và thổi lên bong bóng chẳng khác gì hiện tượng bể bọt đầu tư trên ngọn sóng tại biển Caribbean về phía bắc vùng biển Nam Mỹ xứ này. Quốc gia này có trữ lượng khoảng 300 tỷ thùng dầu thô, đứng hàng thứ nhì thế giới, và trở thành cột trụ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC mà cũng hoạn nạn vì nguồn tài nguyên quá dồi dào đó.
Nói gọn lại vì ỷ vào dầu khí là nguồn thu chính, chế độ Hugo Chavez quốc hữu hóa khu vực năng lượng mà không phát triển các khu vực sản xuất khác nên kinh tế bị mất cân đối, phải nhập khẩu lương thực, các thiết bị điện gia dụng cũng như tất cả các sản phẩm khác phục vụ cho tiêu dùng và sản xuát, lại bị lạm phát cao nhất thế giới mà công nghiệp dầu khí lại tụt hậu, mắc nợ vì chế độ bao cấp và lệ thuộc vào Trung Quốc, cho nên Venezuela khó duy trì tình trạng này vì ngân quỹ đã cạn tiền và thành phần nghèo khổ gia tăng bắt đầu thất vọng thì chính quyền xứ này đổ thừa cho tư doanh. Mà làm gì kinh tế xứ này phát triển được khi mà tư doanh phát minh ra sáng kiến kinh doanh cho sản xuất thì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị quốc hữu hóa hay tịch thu tài sản.
Cần nhớ rằng năm 2007, sau khi quốc hữu hóa khu vực năng lượng và đuổi doanh nghiệp Âu châu, Mỹ ra ngoài, ông Hugo Chavez tuyên bố rằng tài nguyên của Venezuela là "tài sản của toàn dân". Nhưng thực chất thì tài nguyên này vẫn do nhà nước Trung Quốc thống nhất quản lý nhờ vai trò của ngân hàng CDB (China Development Bank) và các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một điều mỉa mai mà truyền thông Venezuela hay quốc tế khó phanh phui vì từng ấy nghiệp vụ là bí mật về an ninh của chính quyền Bắc Kinh yểm trợ sau lưng.
Điều mỉa mai khôi hài cho cả Trung Quốc lẫn Venezuela, là do đặc tính địa chất, dầu thô Venezuela thuộc loại "nặng" và "chua" chứ không "nhẹ" và "ngọt" như dầu của Ả Rập Saudi, Nga, hay các nước khác trong khối OPEC khác nên khó lọc thành xăng vì cần kỹ thuật tiên tiến mà Trung Quốc lại chưa đủ trình độ để làm việc đó. Cho nên, dù mua với giá dầu cực rẻ thì việc vận chuyển từ Venezuela về Trung Quốc cũng rất tốn kém không có lời. Cho nên, doanh nghiệp Trung Quốc, mà cụ thể là do các tập đoàn dầu khí như Sinopec hay CNPC khai thác để xuất khẩu ra ngoài rồi lặng lẽ đem dầu "năng" và "chua" của Venezuela bán cho các xưởng lọc dầu ở Bắc Mỹ (chủ yếu là Canada và Mỹ) để kiếm lời ở giữa. Điều ấy mới giải thích vì sao thống kê của Hải quan về số dầu nhập vào Trung Quốc lại thấp hơn số dầu xuất nhẩu từ Venezuela. Tức là nhờ có Chavez xưa kia mà Trung Quốc lại trở thành một tay "buôn lậu" dầu đáng kể trên các thị trường Bắc Mỹ, mà cũng là chủ nợ vĩ đại của xứ Venezuela. Cho nên, bi kịch đáng ngại nhất cho Trung Quốc là nếu như Venezuela bị đổ bể thì Trung Quốc cũng chả còn gì. Cho nên, Việt Nam cũng lấy đó làm bài học khi sống cạnh nhà ông hàng xóm khổng lồ xấu tính luôn đạt xuất siêu trong bán buôn.
Dạ, mình chỉ là người đưa tin, chuyện giật tít còn phải học hỏi lều báo nhiều cụ ạ!Cụ giật tít thế này mới hot này: Mất giá 700%, tiền Venezuela vẫn có giá trị gấp hơn 30 lần đồng Việt Nam
Cụ chỉ được cái nói đúng!Cứ nói thế, tính về số lượng số 0 thì tiền Venezuela còn sách dép cho tiền Vịt mềnh, các cụ chỉ được cái Thèng chết lo cho thèng khiêng
Cứ thế này Tin hói có trụ được hết năm nay không nhỉ, Nga tèo đến nơi vì sự ngông cuồng của Tin hói rồigiá này là giá làm a Pu hói sụp chứ đừng nói là Vênuzeula hay I ran. giá dầu giảm nhanh dư này những năm 80 đã làm sụp đổ LX cũ roài
Theo lời của nhà tiên tri vĩ đại Vanga thì 1 mình Vladimir cân cả thế giới cụ nhé, hàng cứng đó cụCứ thế này Tin hói có trụ được hết năm nay không nhỉ, Nga tèo đến nơi vì sự ngông cuồng của Tin hói rồi
Dạ bẩm cụ, cái tờ 200 còn nhiều, chứ cháu tìm mỏi mắt không thấy cái tờ 100 đồng của mình đâu cả, ôm nguyên một con lợn tiền xu của F1 bây giờ đang mốc xanh mốc đỏ ahĐể em kiếm mấy tờ 200 đồng gói bánh rồi chụp lên có khi lại hot đấy