- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,695
- Động cơ
- 915,449 Mã lực
Nếu bác nhớ phổ thông sẽ nghĩ đến cái khái niệm "Điện bước chân".Chưa thấy có tài liệu nào nói về độ chịu điện hay điện trở của trâu bò nhưng em thấy từ trước đến nay cùng với 1 điện áp nhưng trâu bò chịu kém (dễ bị điện giật chết) hơn so với người hoặc các loại động vật khác...
Khi dây điện cao thế rơi xuống đất, đất sẽ dẫn điện, tùy độ ẩm mà điện trở của đất cao hay thấp.
Người đứng gần đấy nếu 2 chân sát nhau thì không sao, nhưng nếu bước đi sẽ bị điện giật!
Trâu thường đứng chỗ ẩm, nhưng quan trọng hơn là khoảng cách chân chúng xuống đất xa hơn người rất nhiều, cái "điện bước chân" sẽ lớn hơn.
Còn khái niệm "chịu" thì người ta cũng đã có đo đạc và con số công bố, đó là dòng chạy qua người, đặc biệt là qua tim (hay não - nhưng não thì ít khả năng). Bị điện giật thì trừ trường hợp chạm cả vào dây nóng và dây lạnh, còn chủ yếu là chạm vào dây nóng và điện truyền qua người xuống đất qua chân!
Mấy con bò kia cũng bị như vậy.
Nếu mấy cái gông sắt được chôn dưới đất, thì có khi chưa chắc chúng bị chết, vì điện sét sẽ truyền trực tiếp được xuống đất.
Nhưng chỗ đó là bê tông, nên hấp thụ điện sét kém, 1 phần sẽ truyền qua con bò xuống nền chuồng (cũng rất ẩm nên dẫn điện khá tốt)!
Chỉnh sửa cuối: