[Funland] Manvinas cuộc chiến Anh - Argentina!

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
Anh, Argentina bên bờ vực chiến tranh
Cập nhật lúc :9:58 AM, 07/02/2012
Quyết định gửi chiến hạm mạnh hơn đến quần đảo Falkland của Anh đang châm ngòi cho tranh chấp lãnh thổ từng bùng lên thành một cuộc chiến và vẫn luôn sôi sục hàng thập kỷ qua với Argentina.

2012 là năm kỷ niệm 30 năm ngày cuộc chiến Anh-Argentina bùng nổ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Falkland giữa hai nước này.

Tuy nhiên, dường như những bất đồng giữa hai nước liên quan đến Falkland vẫn chưa bao giờ dịu đi mà vẫn âm ỉ cháy và chỉ chờ thời điểm thích hợp để bùng lên. Nguyên nhân là, Argentina chưa bao giờ chấp nhận họ là kẻ chiến bại và ngừng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Và thời điểm đó đã đến. Những ngày qua, bất đồng và căng thẳng Anh-Argentina mang tên Falkland đang bùng trở lại, không biết do ngẫu nhiên hay cố ý mà rơi đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Falkland giữa Anh-Argentina năm 1982.

Động cơ thúc đẩy căng thẳng giữa hai nước bùng lên đến từ thông báo mới của Anh sẽ triển khai một trong những tàu khu trục uy lực nhất của Hải quân Hoàng gia mang tên Dauntless tới Nam Đại Tây Dương để thay thế cho một chiến hạm khác đang làm nhiệm vụ tại đây.

Nhiều chuyên gia nhận định sự hiện diện của Dauntless sẽ hạn chế khả năng của không quân Argentina trong trường hợp một cuộc chiến trên Falkland tái bùng nổ. Được trang bị tên lửa tối tân và uy lực nhất, Dauntless có khả năng hạ gục bất cứ chiến đấu cơ nào trên bầu trời.

Ngoài ra, chiến hạm sở hữu hệ thống tên lửa phòng không tân tiến nhất Sea Viper còn có khả năng chở 700 người và 60 binh sĩ.

“Chúng tôi sẽ luôn ở trong thế sẵn sàng để bảo vệ quần đảo Falkland nếu cần thiết. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang nhận thấy có bất cứ mối nguy hiểm nào trên quần đảo này tại thời điểm hiện tại. Nhưng chúng tôi sẽ luôn tái xác nhận khả năng này và sẽ luôn đảm bảo khả năng của chúng tôi để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra”, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố.

Trong khi đó, Hải quân Hoàng gia Anh lại muốn làm giảm đi tính hệ trọng của sự việc khi nhấn mạnh rằng họ đã hiện diện ở Nam Đại Tây Dương trong suốt một thời gian dài và việc thay thế một chiến hạm này bằng một chiến hạm khác là một điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng để “làm um” lên.

Tuy nhiên, giải thích này không thể làm dịu cơn giận dữ của người Argentina. Đặc biệt lại thêm sự kiện Hoàng tử William, người kế thừa thứ 2 của nước Anh vừa nhận được lệnh bổ nhiệm tới Fankland với tư cách là phi công tìm kiếm và cứu hộ của không quân hoàng gia càng khiến Argentina “sôi sục”.

Biểu tình phản đối Hoàng tử Anh Wiliam tới đảo Falkland tại Argentina. Ảnh minh họa: Reuters.
Bộ Ngoại giao Argentina nhấn mạnh Hoàng tử William tới quần đảo như “một kẻ xâm chiếm” và người Argentina thì coi đây là một “hành động khiêu khích”.

“Đây là một hành động khiêu khích. Không thể phớt lờ mục đích chính trị của sứ mệnh quân này vì Hoàng tử William là thành viên của hoàng gia Anh”, một quan chức Nam Đại Tây Dương tên là Marco phát biểu trên tờ La Nacion.

Trước đó, tháng 6/2011, Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner gọi thủ tướng Anh David Cameron là “ngạo mạn và khờ khạo” còn Anh là “một đế quốc thô bỉ đang suy tàn” khi London từ chối đàm phán với Buenos Aires về quần đảo tranh chấp này.

Trong khi đó, Anh cáo buộc Argentin "chủ nghĩa thực dân" bởi việc nước này không ngừng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Falkland.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nội vụ Arghentina phản pháo lại rằng lời lẽ của ông Cameron là “đầy khiêu khích” còn Ngoại trưởng nước này, Hector Timerman cũng dùng lại cụm từ “chủ nghĩa thực dân” để mỉa mai, công kích Anh.



e chẳng biết tầu bên nào?

Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tiếp dầu trước khi tham gia trận không kích Bluff Cove, chiếc này sau đó bị bắn rơi và phi-công hy sinh

Ảnh những người lính nghĩa vụ Argentina, năm chàng trai và một chú penguin , những người lính Argen này được trang bị bằng súng trường bán tự động FAL 7.62 mm









Các cụ vào cho e thông tin về trân này vơi, e tháy bảo quân Argen thua vỳ Mỹ nó không bán đạn với tên lửa và ko chịu làm sân bay ngoài đạo nên máy bay lượn ra tý rồi phải về tiếp đạn - cái này chắc VN rút kinh nghiệm nên làm sân bay ở Trường Sa òy.
 
Chỉnh sửa cuối:

NCAN

Xe đạp
Biển số
OF-121984
Ngày cấp bằng
25/11/11
Số km
10
Động cơ
381,500 Mã lực
Cụ nào rành về vũ khí trên con Dauntless cho em xin tí thông tin đi.
 

car_rider

Xe đạp
Biển số
OF-129314
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
12
Động cơ
374,620 Mã lực
liệu đây có phải là 1 cuộc xâm lược của nước Anh ko ta..???
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Các cụ vào cho e thông tin về trân này vơi, e tháy bảo quân Argen thua vỳ Mỹ nó không bán đạn với tên lửa và ko chịu làm sân bay ngoài đạo nên máy bay lượn ra tý rồi phải về tiếp đạn - cái này chắc VN rút kinh nghiệm nên làm sân bay ở Trường Sa òy.
[/QUOTE]

Chuyện Á căn đình thất trận trước Ăng lê 30 năm trước thì cũng lắm lý do.
Dưng không phải Mỹ không bán đạn, tên lửa cho Á căn đình.
Đảo cũng có sân bay. Song đảo xa bờ. Sân bay nhỏ.
Dạo đó hải quân Á căn đình bị loại khỏi vòng chiến sớm hình như do yếu và soái hạm bị tầu ngầm Ăng lê xơi từ sớm.
Không quân Á căn đình dùng A 4 Skyhawk của Mỹ ném bom cũng của Mỹ. Nhiều trái rơi lăn lóc trên boong tầu Ăng lê mà chẳng nổ.
Oách nhất có cặp bài trùng tàu bay Super Etendard với tên lừa chống tầu Exocette. Hàng mua của đầm đĩ Phú. Hoạt động khá hiệu quả. Song sau khi 2 tầu Ăng lê ăn đạn cháy, Ăng lê đi ngủ đêm với đầm đĩ. Đầm đĩ sướng bèn cắt quách hợp đồng bán đạn chống tầu ký với Á căn đình.
Thế là đám lính Á căn đồn trú trên mấy cái đảo kia, không được tiếp viện, thiếu sự yểm trợ, chiến không lại lũ lính dù Ăng lê, chịu không thấu sự oanh kích tầu bay Ăng lê, hạ súng uy hàng.
Cuộc chiến kết thúc. Á căn ngậm bồ hòn.
 

avante2011

Xe đạp
Biển số
OF-87564
Ngày cấp bằng
6/3/11
Số km
49
Động cơ
408,390 Mã lực
Các cụ vào cho e thông tin về trân này vơi, e tháy bảo quân Argen thua vỳ Mỹ nó không bán đạn với tên lửa và ko chịu làm sân bay ngoài đạo nên máy bay lượn ra tý rồi phải về tiếp đạn - cái này chắc VN rút kinh nghiệm nên làm sân bay ở Trường Sa òy.
Chuyện Á căn đình thất trận trước Ăng lê 30 năm trước thì cũng lắm lý do.
Dưng không phải Mỹ không bán đạn, tên lửa cho Á căn đình.
Đảo cũng có sân bay. Song đảo xa bờ. Sân bay nhỏ.
Dạo đó hải quân Á căn đình bị loại khỏi vòng chiến sớm hình như do yếu và soái hạm bị tầu ngầm Ăng lê xơi từ sớm.
Không quân Á căn đình dùng A 4 Skyhawk của Mỹ ném bom cũng của Mỹ. Nhiều trái rơi lăn lóc trên boong tầu Ăng lê mà chẳng nổ.
Oách nhất có cặp bài trùng tàu bay Super Etendard với tên lừa chống tầu Exocette. Hàng mua của đầm đĩ Phú. Hoạt động khá hiệu quả. Song sau khi 2 tầu Ăng lê ăn đạn cháy, Ăng lê đi ngủ đêm với đầm đĩ. Đầm đĩ sướng bèn cắt quách hợp đồng bán đạn chống tầu ký với Á căn đình.
Thế là đám lính Á căn đồn trú trên mấy cái đảo kia, không được tiếp viện, thiếu sự yểm trợ, chiến không lại lũ lính dù Ăng lê, chịu không thấu sự oanh kích tầu bay Ăng lê, hạ súng uy hàng.
Cuộc chiến kết thúc. Á căn ngậm bồ hòn.[/QUOTE]

dòng màu đỏ chả hiểu gì , ko hiểu cụ thích chơi chữ hay khoe tiếng hán việt , nếu chơi chữ thì nên ghi kèm trong dấu ngoặc đơn để người đọc dễ suy ngẫm , còn nếu khoe trình hán việt thì viết hẳn chữ nôm .
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Cuộc chiến này bạn Argie thua vì ngu thôi:

1. Argie tấn công trước-bị xem là chủ động gây hấn
2. Các nước Nam Mỹ đứng nhìn, có mỗi Cu 3 ủng hộ mồm. Chile thì ủng hộ Anh ra mặt. Chứng tỏ Argie bị nhiều thằng ghét, đek có đồng minh.
3. Nghị quyết của HĐBA yêu cầu Argie rút quân và cho phép Anh tự vệ. Như vậy, về mặt luật pháp quốc tế Anh đúng, Argie sai.
4. Cả khối EEC, khối Commonwealth ủng hộ Anh và cấm vận Argie
5. Chuẩn bị cho chiến tranh mà như trò đùa trẻ con. Cả nước có nhõn 6 quả Exocet, bắn hết sạch thì cuống cả lên. Thời bình thì chẳng lo tích trữ.

Về phía Pháp thì lý do nó ko bán vũ khí cho Argie là như vầy:
1. Pháp là thành viên thường trực HĐBA vừa bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết 502. Nếu nó bán tên lửa cho Argie quá tự tát vào mặt nó.
2. Pháp là thành viên EEC phải theo cái chung của khối
3. Pháp và Anh là đồng minh qua hiệp ước Entente Cordial 1904 mà năm 2004 vừa rồi vừa có cái Centenial rầm rộ.
4. Pháp nợ Anh qua 2 cuộc thế chiến và là nợ xương máu binh lính Anh. Nên vài quả tên lửa và 1 thằng khách hàng ất ơ nghèo rớt tận Nam Mỹ chả có ý nghĩa mệ gì so với tình hữu nghị giữa 2 nước.

Sau cuộc chiến thì danh tiếng Exocet và máy bay Pháp nổi như cồn nên Pháp bán thêm được ối vũ khí, duy trì vị trí nước xuất khẩu vũ khí 3rd thế giới trong nhiều năm chứ ko phải nhiều chú ngẫn tưởng là vũ khí Pháp bị tẩy chay.
 

zetorbrno

Xe máy
Biển số
OF-129715
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
62
Động cơ
374,710 Mã lực
Chiến tranh Falkland (tiếng Tây Ban Nha: Guerra de las Malvinas/Guerra del Atlántico Sur), hay còn gọi là Xung đột/khủng hoảng Falkland, là một cuộc chiến diễn ra năm 1982 giữa ArgentinaVương quốc Anh nhằm tranh chấp quần đảo Falklandquần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich. Quần đảo Falkland bao gồm hai đảo lớn và rất nhiều đảo nhỏ nằm ở phía đông Argentina; tên và chủ quyền hòn đảo từ lâu đã bị tranh chấp.
Chiến tranh Falkland bắt đầu ngày thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia. Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quânKhông quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ. Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14 tháng 6 năm 1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.
Cuộc xung đột này là kết quả của một cuộc đối đầu ngoại giao không có hồi kết liên quan đến chủ quyền của quần đảo. Không có bên nào tuyên chiến chính thức và cuộc chiến giới hạn trong phạm vi lãnh thổ tranh chấp và vùng biển Nam Đại Tây Dương. Cuộc chiếm đóng đầu tiên của Argentina với mục đích dành lại lãnh thổ của quốc gia này trong khi Anh Quốc với mục đích là dành lại lãnh thổ độc lập của mình. Đến năm 2010[6] thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.[7]
Những ảnh hưởng chính trị diễn ra mạnh mẽ ở cả hai quốc gia. Một làn sóng tinh thần yêu nước diễn ra ở cả hai quốc gia, thất bại của Argentina đã thôi thúc những cuộc biểu tình chống lại đảng cầm quyền góp phần cho sự xuống dốc của nó; trong khi ở Anh, đảng cầm quyền của thủ tướng Margaret Thatcher nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Điều này đã giúp đảng của bà Thatcher dành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1983, điều mà trước cuộc chiến được cho là không chắc chắn. Cuộc chiến cũng đóng một vài trò văn hóa quan trọng ở cả hai quốc gia, và trở thành chủ đề của một vài cuốn sách, bộ phim và bài hát. Qua thời gian, sức nặng về văn hóa và chính trị của cuộc chiến có ít ảnh hưởng đến công chúng Anh hơn so với công chúng Argentina, nơi mà cuộc chiến vẫn là một chủ đề tranh luận.[8]
Quan hệ giữa Anh và Argentina được khôi phục năm 1989 dưới cái gọi là công thức cái ô (umbrella formula) trong đó vấn đề chủ quyền của quần đảo được đặt sang một bên.
cuộc chiến đảo Falkland (Anh - Argentina)

Sáng mùng 2 tháng 3 năm 1982, đặc nhiệm Agentina chiếm trại lính thuỷ đánh bộ anh ở gần cảng Stanley, phía bắc Falkland. Các bác Agentina nhanh chóng kéo đến = đường biển và đường hàng không. Đến cuối ngày thì thị trưởng Falkland Rex Hunt đầu hàng và tướng Mario Benjamin Ménendez lên làm thị trưởng của "đảo Malvinas".
Ngày hôm đó, Anh không chết người nào, nhưng Agentina thương vong 5 chú .
Quân Agentina và lực lượng tác chiến đặc biệt của Anh chạm trán lần đầu tiên vào 25 tháng 3, 1 tàu ngầm Agentina , chiếc Santa Fe bị các máy bay trực thăng Wessex, Wasp và Lynx của Anh loại khỏi vòng chiến.
Mùng 1 tháng 5, trận chiến đầu tiên trên đảo Falkland nổ ra. Một máy bay ném bom Vulcan của Anh cất cánh từ Wideawake ( châu phi , hehe ) , bay 9 tiếng đến mục tiêu là cảng Stanley, thả 21 trái bom 1000 pound xuống sân bay ( khổ thân ). Chỉ có một trái là trúng đường băng, nhưng đây là thông điệp gửi đến Buenos Aires : nếu muốn, người Anh có thể ném bom vào lục địa !
Chiều 4 tháng 5, tàu ngầm nguyên tử 4400 tấn HMS "kẻ chinh phục" của Anh bắn 2 trái thuỷ lôi Mark VIII vào tàu tuần dương "General Belgrano,"của các bác aghen, nhấn chìm nó trong vòng 40 '', 360 thuỷ thủ hy sinh.
Một chú Super-Etendard của aghen bắn một trái AM- 39 Exocet
trúng tàu HMS Shefield của Anh, và sau 6 ngày thì chìm hẳn, 20 thuỷ thủ bị chít và 24 bị thương.
Ở các vùng khác của đảo, sau khi đã xác định được vị trí của quân Aghen, đặc nhiệm Anh tấn công phá huỷ 11 máy bay đang đỗ, radar và các thùng vũ khí. Máy bay trực thăng của Anh cũng bắn chìm 3 tàu vận tải và làm hư hỏng 2 chiếc khác. 10 máy bay anh bị mất tích vì lý do .....thời tiết.
21 tháng 5- Quân Anh mở cuộc đột kích vào cảng San Carlos, sau khi đã đánh lạc hướng quân aghen vào các vị trí khác. Commandos của anh thịt 50 chú lính aghen đóng ở đây, các máy bay trực thăng SeaKing của anh bắt đầu đưa vũ khí , tiếp liệu và đạn dược vào đảo.
Khi Aghen nhận ra kế hoạch thật của Anh, họ phản kích dữ dội bằng không quân ( khiếp ! ), nhiều tàu Anh bị đánh trúng, nhưng không có nhiều thiệt hại [ có báo cáo của Anh cho rằng chỉ có 20 % số bom của Aghen nổ ].
Đến cuối ngày, không quân Aghen mất 9 Mirage, 5 SkyHawk, 2 chiếc Pucarás và 4 trực thăng, trong khi Anh mất 1 chiếc Harrier.
1 ngày sau, quân số của Anh trên đảo đã là 5000.
2 ngày tiếp sau, 1 chiếc HMS Antelope bị trúng bom và chìm nghỉm... tàu HMS Sir Galahad và HMS Sir LAncelot cũng bị oánh trúng. 8 máy bay aghen bị Harrier bắn rụng. Tên lửa phòng không Sea-Wolf tỏ ra ko có hiệu quả với các tay lái lụa của Aghen..
1 trái Am-39 Exocet nữa lại bắn toi chú HMS Alantic Conveyor vào ngày 25 tháng 5 [ hắn đang chở 10 máy bay trực thăng và một lượng lớn tiếp liệu cho bộ binh Anh ]. Cùng đợt tấn công này, các máy bay SKy Hawk của Aghen "téng" đoàn hộ tống chú HMS Alantic Conveyor, làm chìm tàu HMS Conventry trong 20 phút, chết 20 thuỷ thủ, tàu HMS Broađswor và HMS Brilliant cũng bị trúng bom, nhưng trốn thoát, bởi vì một lần nữa- những trai bom của Aghen ko nổ. hic
Ngày 28 đánh dấu sự bắt đầu của chiến dịch quân sự trên đất liền, 450 lính anh tiến lên phía Nam, trực chỉ Goose Green, nơi có 1800 lính Aghen đang đóng quân.
Từ 30 tháng 5 đến mùng 7 tháng 6, các đơn vị dặc nhiệm anh tiến về phía bắc đảo và chiếm 2 vị trí chiến lược là đỉnh Kent và đỉnh Challenger. Quân anh tiếp tục đổ bộ và họ đã có 8000 lính tại thời điểm đó.
12 tháng 6, quân Anh quyết định chiếm cảng stanley, các bác ấy nhảy dù, và pháo kích mạnh từ tàu HMS Avenger.,Chiếm các vị trí Longdon ( cách Stanley 5 dặm ) Harriet và Goat Ridge ( 4 dặm ).
Trận đánh cuối cùng diễn ra vào bình minh 14 tháng 6, quân anh dùng xe tăng Scimitar và Scorpion tấn công, sự chống cự cuối cùng của quân Aghen ở núi Tumbledown, đồi Sapper đều bị tiêu diệt sau 6 giờ giao tranh với lính Anh và lính đánh thuê Ấn độ, Nepan...
Chiều hôm đó, Tướng Ménedez của Aghen, bỏ ngoài tai lời Buenos Aires chỉ thị phải gom tất cả quân lực còn lại quyết một trận sống mái, đã đầu hàng vô điều kiện tướng Moore của Anh, đưa trận chiến Falkland đến điểm cuối cùng.
Tổn thất bên Anh là 255 người, chìm 6 tàu chiến, 9 máy bay và 1,6 triệu bảng.​

đời người chỉ sống có 1 lần , phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí , sống sao cho khỏi hổ thẹn với dĩ vãn ti tiện và hèn đớn của mình , để đến khi nhắm mắt xuôi tay , có thể nói rằng tất cả đời ta , tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất , sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người
Em có đọc đâu đó trận chiến này có liên quan đến vũ khí gì của Pháp mà Argentina mua lúc đầu làm cho quân Anh thua liểng xiểng sau đó Thatcher phải đi đêm với tổng thống Pháp để lấy được bí mật vũ khí mới lật ngược lại thế trận được .
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Nhưng cơ hội để thằng Arg lấy lại đảo là cực sáng.

Thằng Eng đang yếu dần đi. Thằng Arg đang khỏe dần lên. Vị trí địa lý sẽ dần bộ lộ ưu thế khi chênh lệch tiềm lực quân sự, kinh tế được gút gần lại. ( khác với Anh HS và TS nhà mình là tiềm lực kinh tế quân sự ngày càng xa, còn vị trí địa lý lại không bộc lộ được ưu thế nào )
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Chả sáng đâu. KQ và HQ Argie đang hết sức í ẹ trong khi HQ Anh vẫn rất mạnh đặc biệt với 6 tàu Type 45 Daring class 7k thuộc dạng hiện đại nhất hiện nay. TSB Queen Elizabeth đang đóng dở độ 3 năm nữa xong thì hoặc là F35 hoặc là Typhoon bản HQ sẽ được trang bị. Trong khi đó 5 năm sắp tới HQ Argie chẳng có triển vọng gì.
 

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
427
Động cơ
461,970 Mã lực
Đòi lại đảo cứ như thằng Khựa lấy lại đc Hồng Kông là ấm nhất! còn trên thế giới để đòi lại đất = quân sự rất ít thằng làm đc trừ VN đòi đc cả miền nam về. ngay như Khựa nó muốn lấy Đài về nhưng chắc đường cùng nó mới đùng tên lửa.
như cụ xengheo nói Acgen có 60 quả tên lửa mà vác đi oánh Anh để đòi đảo thì vãi thật. Acgen chiếm đc đạo vỳ nó ở gần còn Anh ở xa, thời gian Acgen chiếm đc đạo >hơn thời gian quân Anh kéo đến tý :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top