Manual for 40D

Biển số
OF-26
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,190
Động cơ
594,688 Mã lực
Nơi ở
Otofun.net
Em đang cần cái hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt cho Canon 40D bác nào có cho em xin với hoặc chỉ chỗ cho em .
Thanks.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Em có bản 20D, em nghĩ 40D nó cũng chả khác mấy bác cần em gửi mail cho
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Ông toàn tìm cái người ta không có! Rách việc quá! :D:D:D
Tôi coppi được quả này đọc lâu lâu rùi cũng hỉu, nên đưa cho ông ngâm cứu nhá!

Tư vấn hướng dẫn sử dụng

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về máy ảnh kỹ thuật số nói chung,



Các chế độ chụp căn bản
Trên máy SLR hiện nay đều được hỗ trợ bằng các thiết bị điện tử. Thông thường trên các máy sẽ có 4 chế độ căn bản sau đây:
1.Manual: (Thủ công)
Các thông số chụp khẩu độ và tốc độ sẽ chọn hoàn toàn bằng thủ công. Đôi khi bạn cố ý muốn chụp một bức ảnh với các thông số khác biệt dạng như dư sáng overexposure hay thiếu sáng (underexoposure) … bạn sẽ phải chọn chế độ chụp này. Ký hiệu trên máy: M 

2.Progaram: (Tự động hoàn toàn)
Hai thông số tốc độ và khẩu độ sẽ do máy hoàn toàn tự chọn. Công việc còn lại của bạn là lấy nét và chụp. Ký hiệu trên máy: P

3.Aperture-Priority ( Chọn khẩu độ _ Tốc độ chụp tự động)
Chế độ này người chụp sẽ chọn khẩu độ và tốc độ chụp sẽ do máy tự động đưa ra. Chế độ này thường được chọn để kiểm soát vùng ảnh rõ DOF. Tuy nhiên cần lưu ý khi ánh sáng thiếu việc chọn độ mở ống kính bé có thể làm tốc độ chụp giảm thấp khiến ảnh bị run tay. Ký hiệu trên máy A hay Av
4.Shutter speed- Priority ( Chọn tốc độ chụp _ Khẩu độ do máy tự chọn)
Chế độ này người chụp sẽ chọn trước tốc độ chụp, máy sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng. Chế độ này thường được chọn khi chụp ảnh động nhằm kiểm soát hiệu quả tạo động trên ảnh. Ký hiệu trên máy S hay Tv
Trên đây là các chế độ căn bản. Các nhà sản xuất còn thiết kế các chế độ tự động khác như chụp thể thao, chụp phong cảnh, chụp chân dung… thì các bạn sẽ xem trong hướng dẫn đi kèm theo máy.

Một số kiến thức cơ bản để sử dụng máy ảnh kỹ thuật số:

Exposure (sự phơi sáng)
Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) .

những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh:
Apeture (Độ mở ống kính)
Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.



Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên của khẩu độ.
Shutter Speed (Thời chụp hay tốc độ màn trập)
Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.


Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.






Exposure Value (Ev)
Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :


Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:



Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:


Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev.

Depth Of Field ( DOF)
Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói là độ mở ống kính.

Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây


Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.
Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới:




Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film và ảnh của nó in trên film sẽ là vòng tròn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi là

( CoC ).

Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.


Hyperfocal
Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal.
Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.


Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính lại.
 
Biển số
OF-26
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
1,190
Động cơ
594,688 Mã lực
Nơi ở
Otofun.net
@Thank cụ lý : tôi có cái bài của Ông rồi , đang timg cái ghướng dẫn sử dụng cơ mà.

Mèo : bác gủi cho em nhé : linh.nguyen@comet.vn . Thanks
 

Bluebloa

Xe điện
Biển số
OF-1613
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
3,370
Động cơ
606,156 Mã lực
Nơi ở
@$#$@#$ @#!@$#^@ (!*$@!$^(!@$!@$
Website
www.lol.com

attk

Xe tải
Biển số
OF-481
Ngày cấp bằng
25/6/06
Số km
348
Động cơ
582,579 Mã lực
Bản hướng dẫn tiếng Việt cho 40D chưa có đâu bác ợ, nghiên cứu bản tiếng Việt của 20D kết hợp với bản tiếng Anh của 40D là ngon
 

Mr. Dee

Xe buýt
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-19007
Ngày cấp bằng
24/7/08
Số km
708
Động cơ
510,265 Mã lực
Nơi ở
Nissan Hà Nội
Website
www.otofun.net
Cụ Phích mua 40D về để nghịch với đống Lens Carl Zeis à :41:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top