Có mấy lần trên diễn đàn em được nghe các bác chuyên về kiến trúc & thiết kế đồ họa bình luận về mảng và khối. Nói thật là với những người không có kiến thức cơ bản (background) như em thì những nội dung đó rất xa lạ. Có bác nào có tài liệu, tiếng Việt càng tốt, hoặc là dành chút thời gian chỉ điểm cho bọn ngoại đạo bọn em về các khái niệm này thì cảm ơn các bác lắm lắm.
@ mợ Giaothong!
Nhà cháu là dân Kiến : Hồi xưa khi mới nhập môn thì bắt đầu dư lày:
- Xuất phát là ĐIỂM
-Qua hai điểm vẽ 1 ĐƯỜNG THẲNG
-Qua 3 đường thẳng xác định 1 MẶT (Trong trường hợp này là MẢNG)
-Các mảng với sắc độ, màu sắc khác nhau kết hợp,tạo hiệu quả hình khối khác nhau
TÚM LẠI:- Mảng = 2 chiều
-Hình khối= Không gian 3 chiều
Nhà cháu có sưu tầm được bài này, gứi mợ xem tạm, nếu có thể mợ cho xin email, em se gửi file PDF cho mợ
6. Mảng tối và mảng sáng
Ảnh chỉ là mặt chiếu một mặt phẳng hai chiều cả một thế giới ba chiều, một thế giới có chiều sâu, có nhiều tầng lớp khác nhau, từ mắt ta đến tận chân
trời, đến vô cực.
Để cho từ mặt phẳng đó chúng ta có được cảm giác về hình khối, về chiều sâu, riêng phối cảnh hình học không đủ. Phối cảnh còn cần kèm theo sự "biến
điệu" của các lớp cảnh khác nhau, về mặt tương phản và về mặt ánh sáng. trong một phong cảnh chẳng hạn, không khí đượm hơi nước và bụi làm cho
các lớp cảnh ở xa bị chìm trong một làn sương mờ trên đó nổi bật lên những lớp cảnh ở gần hơn: hiệu ứng đó gọi là phối cảnh không trung.
Những bức ảnh chụp trên mặt trăng làm cho ta thấy lạ không phải chỉ do trên mặt trăng gồ ghề, tương phản, mà còn là vì những tảng đá ở xa nhất cũng
nổi lên sắc nét trên bầu trời đen như những tảng đá ở gần. Trên mặt đất, hiện tượng các lớp cảnh càng xa càng mờ và nhạt dần là do hiệu ứng của việc
chiếu sáng. Ánh sáng, tuỳ theo hướng chiếu của nó, làm cho các lớp cảnh của đối tượng nổi lên một cách khác nhau và làm cho hình dáng sắc hoặc dịu
một cách khác nhau.
- Ánh sáng trực diện làm cho mọi hình khối đều chìm như nhau do đó hình ảnh bị dẹt.
- Trái lại ánh sáng chếch 45 độ so với đối tượng làm cho hình dáng và hình khối được nổi lên. Đó là loại ánh sáng cổ điển.
- Ánh sáng bên, đi lướt qua mặt tiền cảnh, làm nổi bật một cách hết sức mạnh mẽ cấu trúc và chất liệu của các vật thể: đá, gỗ, vải cho ta thấy cấu trúc
đặc biệt của chúng.
- Ánh sáng ngược làm nổi vệt các vật thể nhưng chỉ thể hiện chúng thành những bóng đen.
Với một loại ánh sáng nhất định, chiếu sáng đối tượng theo một góc độ nào đó, ta có cả một loạt bóng tối rất có ý nghĩa. Bóng tối kéo dài trong bức
tranh mùa đông hay cảnh trời chiều gợi lên một bầu không khí khác hẳn với bóng ngắn và gay gắt của mặt trời ban trưa. Bóng tối, những điểm sáng đối
lập, giữ một vai trò nổi bật trong hình dáng của hình ảnh.
Sự tương phản của ánh sáng cũng quan trọng không kém gì hướng chiếu của nó. Chính sự tương phản này tạo nên bầu không khí của một phong cảnh,
một tĩnh vật, một chân dung. Ta hãy so sánh ánh sáng dịu ở các nước miền cực bắc với ánh sáng gắt ở các nước nhiệt đới và ánh sáng trong sáng vào
mùa xuân hay mùa thu ở các nước ôn đới.
Từng vật thể nằm trong khuôn hình, ở xa hay gần máy ảnh, ở vào những hướng khác nhau đối với hướng của ánh sáng, sẽ có một sắc độ xám khác nhau
trên hình ảnh.
Vẻ đẹp của một bức ảnh đen-trắng là bằng cả một loạt các sắc độ xám khác nhau, từ trắng toát đến đen kịt, gợi lên cho ta những chất liệu khác nhau,
những hình dáng khác nhau của các yếu tố tạo nên một thể hoàn chỉnh.