http://www.baomoi.com/Home/AnNinh/kienthuc.net.vn/Mang-theo-cam-nang-CSGT-co-dao-duc-hon/9447375.epi
- Phòng CSGT Hà Nội đã tham mưu Công an TP Hà Nội soạn cẩm nang ứng xử văn hóa cho CSGT. Mỗi CSGT khi làm nhiệm vụ đều phải đem theo cuốn cẩm nang này. Theo TS Nguyễn Văn Hậu, cẩm nang có tác dụng điều chỉnh tâm lý, còn lại phải là nhận thức. Nếu nhận thức không đúng về đạo đức công vụ thì có cho cẩm nang vào túi hay cầm trên tay cũng thế cả thôi.
Chưa hài lòng cách thức ứng xử của CSGT với dân
Theo ông vì sao người ta lại phải đặt vấn đề trang bị cuốn cẩm nang đạo đức cho CSGT thời điểm này? Phải chăng đạo đức của họ có vấn đề?
Tôi nghĩ không nên tiếp cận theo hướng đó. Bất kể một lĩnh vực nào cũng có cái chung, gọi là văn hóa ứng xử. Đạo đức công vụ hay đạo đức cá nhân là hiển nhiên và bình thường. Nghĩa là bất cứ ai cũng cần phải có đạo đức.
Vậy theo ông lý do nào để người ta xây dựng cuốn cẩm nang đó?
Mỗi giai đoạn phát triển của một ngành, cơ quan nào đó, người ta cũng có những ưu tiên chiến lược cho từng giai đoạn. Trong giai đoạn trước, có thể CSGT phải tập trung vào nghiệp vụ, những vấn đề chuyên môn và tác nghiệp của họ trong thực thi công vụ. Khi các vấn đề đó đã được giải quyết thì giờ là lúc họ tập trung vào nâng cao niềm tin của người dân bằng việc chấn chỉnh đạo đức của đội ngũ.
Tôi là một người dân, tôi không tin lắm vào CSGT, ông thì sao?
Tôi chưa có lần nào mất lòng tin với CSGT. Quan điểm của tôi vẫn là khi tôi tiếp xúc với họ ở bất kể hoàn cảnh nào, kể cả là người vi phạm, tôi cũng đều có thái độ trân trọng họ. Tôi nghĩ khi tiếp xúc với bất kể ai, hãy đến với họ bằng thiện chí, trân trọng, muốn chia sẻ với họ, thì tôi nghĩ kích hoạt được thái độ tích cực nhất của họ với mình.
Không biết số người như ông có nhiều không?
Đặc thù công việc của họ khá vất vả. Mỗi ngày có bao nhiêu người vi phạm đối xử với họ có văn hóa, bao nhiêu phần trăm thì trong đầu bị thường trực suy nghĩ tiêu cực về họ. Vì thế, bản thân sự ức chế của họ cũng có lý do. Mà phần xúc tác lại chính từ phía người công dân. Không trân trọng họ đúng mức, không cảm thông với hoàn cảnh công việc của họ. Tất nhiên tôi cũng chưa hoàn toàn hài lòng cách thức ứng xử của CSGT với dân.
Vậy theo ông cuốn cẩm nang đạo đức này có cần thiết?
Cuốn cẩm nang của CSGT không phát huy được tác dụng của nó nếu như mỗi người dân không ẩn trong mình một cẩm nang tương tự như thế.
TS Nguyễn Văn Hậu, Trưởng khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
Nên nhân rộng cẩm nang đạo đức
Tôi băn khoăn không hiểu sao vấn đề tiêu cực của CSGT được nói đến khá nhiều?
Nghề nào cũng có tiêu cực. Không chỉ ở CSGT. Tiêu cực ở những người có quyền lực mới là vấn nạn.
Nhưng có ý kiến cho rằng điều kiện để thực hiện tiêu cực của CSGT dễ dàng hơn?
Cũng có thể.
Phải chăng vì thế mà người ta buộc phải đặt đạo đức của CSGT lên cao hơn so với các nhóm công vụ khác?
Tôi luôn nghĩ rằng với bất kỳ loại công việc nào, đạo đức luôn là cao nhất. Đạo đức không chỉ là ứng xử, mà nó còn chi phối các hành vi liên quan chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ, đạo đức nhà giáo không chỉ có nghĩa là không lấy phong bì, dạy thêm học thêm, bắt chẹt học sinh mà còn là phải lo học hỏi, tìm tòi, làm sao bài giảng của mình phục vụ tốt nhất cho học sinh.
Nghĩa là theo ông, cuốn cẩm nang đó có tác dụng?
Rõ ràng là có tác dụng ở góc độ tâm lý.
Vậy thì có nên nhân rộng nó ở các lĩnh vực hành chính khác?
Tôi ủng hộ việc nhân rộng cái đó. Nhưng làm như thế nào để nó không mang tính hình thức, lãng phí thì phải nghiên cứu kỹ.
Ví lép thì dễ nhắm mắt làm liều
Liệu chúng ta có thể kỳ vọng có cẩm nang đạo đức rồi, CSGT sẽ “có đạo đức” hơn?
Tôi phải khẳng định là nó chỉ điều chỉnh tâm lý và hình thức thể hiện. Còn tất cả đều phải là nhận thức của họ. Có những người nhận thức không đúng về đạo đức công vụ thì có đút vào túi hay cầm trên tay thì cũng như thế thôi.
Còn ở nhiều nước, đòn bẩy để người ta làm đúng, là đòn bẩy kinh tế. Tôi không cần biết anh thế nào, chỉ cần anh làm không tốt là anh bị kỷ luật hoặc đuổi việc. Mà kỷ luật hoặc đuổi việc thì cũng đồng nghĩa với việc anh không có thu nhập để sống. Tự nhiên người ta sẽ có ý thức để giữ công việc của người ta.
Ông nói điều này làm tôi nhớ đến tiền dưỡng liêm mà Đà Nẵng triển khai mới đây cho CSGT, ông có so sánh gì không?
Thời phong kiến có tiền dưỡng liêm cho quan chức. Và việc Đà Nẵng triển khai cái này, tôi nghĩ cũng đáng hoan nghênh.
Vậy theo ông, tiền dưỡng liêm so sánh với cẩm nang đạo đức, thì cái nào có tác dụng hơn?
Dưỡng liêm là về vật chất, còn cẩm nang đạo đức là câu chuyện tinh thần. Khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Nhưng mà xét theo bản năng phổ biến của con người thì quỹ dưỡng liêm tác động nhanh hơn và trực tiếp hơn. Chuyện chính không phải là dưỡng liêm bao nhiêu tiền, mà quan trọng khoản tiền đó cộng với thu nhập chính thức của người cảnh sát có bằng thu nhập để họ sống ở mức trung bình khá trong xã hội hay không. Để người ta nuôi được người thân của họ, gia đình họ.
Ở góc độ nhìn nhận thực dụng, tiền dưỡng liêm dù nhiều hay ít cũng hỗ trợ được nhiều hơn là một cuốn cẩm nang đạo đức?
Cũng khó so sánh được hai cái đó. Quỹ dưỡng liêm là cái ví. Ví mà lép thì nhiều khi người ta nhắm mắt làm điều sai trái. Điều này thuộc về bản năng. Còn cẩm nang đạo đức thì nó thuộc về tinh thần, điều chỉnh hành vi đạo đức.
Xin cảm ơn ông!
Để có nền hành chính trong sạch thì cần sự giám sát của xã hội thật chặt. Khi đó, người ta có muốn làm trái cũng không dám làm. Cái bản năng nhận lợi ích dễ dàng từ người khác là người ta rất sẵn sàng. Cho nên là nếu không ai chịu đưa hối lộ thì liệu anh CSGT nói riêng và công chức nói chung có dám thò tay vào túi người dân không? Tôi tin là không.Tô Hội (Thực hiện)
- Phòng CSGT Hà Nội đã tham mưu Công an TP Hà Nội soạn cẩm nang ứng xử văn hóa cho CSGT. Mỗi CSGT khi làm nhiệm vụ đều phải đem theo cuốn cẩm nang này. Theo TS Nguyễn Văn Hậu, cẩm nang có tác dụng điều chỉnh tâm lý, còn lại phải là nhận thức. Nếu nhận thức không đúng về đạo đức công vụ thì có cho cẩm nang vào túi hay cầm trên tay cũng thế cả thôi.
Chưa hài lòng cách thức ứng xử của CSGT với dân
Theo ông vì sao người ta lại phải đặt vấn đề trang bị cuốn cẩm nang đạo đức cho CSGT thời điểm này? Phải chăng đạo đức của họ có vấn đề?
Tôi nghĩ không nên tiếp cận theo hướng đó. Bất kể một lĩnh vực nào cũng có cái chung, gọi là văn hóa ứng xử. Đạo đức công vụ hay đạo đức cá nhân là hiển nhiên và bình thường. Nghĩa là bất cứ ai cũng cần phải có đạo đức.
Vậy theo ông lý do nào để người ta xây dựng cuốn cẩm nang đó?
Mỗi giai đoạn phát triển của một ngành, cơ quan nào đó, người ta cũng có những ưu tiên chiến lược cho từng giai đoạn. Trong giai đoạn trước, có thể CSGT phải tập trung vào nghiệp vụ, những vấn đề chuyên môn và tác nghiệp của họ trong thực thi công vụ. Khi các vấn đề đó đã được giải quyết thì giờ là lúc họ tập trung vào nâng cao niềm tin của người dân bằng việc chấn chỉnh đạo đức của đội ngũ.
Tôi là một người dân, tôi không tin lắm vào CSGT, ông thì sao?
Tôi chưa có lần nào mất lòng tin với CSGT. Quan điểm của tôi vẫn là khi tôi tiếp xúc với họ ở bất kể hoàn cảnh nào, kể cả là người vi phạm, tôi cũng đều có thái độ trân trọng họ. Tôi nghĩ khi tiếp xúc với bất kể ai, hãy đến với họ bằng thiện chí, trân trọng, muốn chia sẻ với họ, thì tôi nghĩ kích hoạt được thái độ tích cực nhất của họ với mình.
Không biết số người như ông có nhiều không?
Đặc thù công việc của họ khá vất vả. Mỗi ngày có bao nhiêu người vi phạm đối xử với họ có văn hóa, bao nhiêu phần trăm thì trong đầu bị thường trực suy nghĩ tiêu cực về họ. Vì thế, bản thân sự ức chế của họ cũng có lý do. Mà phần xúc tác lại chính từ phía người công dân. Không trân trọng họ đúng mức, không cảm thông với hoàn cảnh công việc của họ. Tất nhiên tôi cũng chưa hoàn toàn hài lòng cách thức ứng xử của CSGT với dân.
Vậy theo ông cuốn cẩm nang đạo đức này có cần thiết?
Cuốn cẩm nang của CSGT không phát huy được tác dụng của nó nếu như mỗi người dân không ẩn trong mình một cẩm nang tương tự như thế.
TS Nguyễn Văn Hậu, Trưởng khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
Nên nhân rộng cẩm nang đạo đức
Tôi băn khoăn không hiểu sao vấn đề tiêu cực của CSGT được nói đến khá nhiều?
Nghề nào cũng có tiêu cực. Không chỉ ở CSGT. Tiêu cực ở những người có quyền lực mới là vấn nạn.
Nhưng có ý kiến cho rằng điều kiện để thực hiện tiêu cực của CSGT dễ dàng hơn?
Cũng có thể.
Phải chăng vì thế mà người ta buộc phải đặt đạo đức của CSGT lên cao hơn so với các nhóm công vụ khác?
Tôi luôn nghĩ rằng với bất kỳ loại công việc nào, đạo đức luôn là cao nhất. Đạo đức không chỉ là ứng xử, mà nó còn chi phối các hành vi liên quan chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ, đạo đức nhà giáo không chỉ có nghĩa là không lấy phong bì, dạy thêm học thêm, bắt chẹt học sinh mà còn là phải lo học hỏi, tìm tòi, làm sao bài giảng của mình phục vụ tốt nhất cho học sinh.
Nghĩa là theo ông, cuốn cẩm nang đó có tác dụng?
Rõ ràng là có tác dụng ở góc độ tâm lý.
Vậy thì có nên nhân rộng nó ở các lĩnh vực hành chính khác?
Tôi ủng hộ việc nhân rộng cái đó. Nhưng làm như thế nào để nó không mang tính hình thức, lãng phí thì phải nghiên cứu kỹ.
Ví lép thì dễ nhắm mắt làm liều
Liệu chúng ta có thể kỳ vọng có cẩm nang đạo đức rồi, CSGT sẽ “có đạo đức” hơn?
Tôi phải khẳng định là nó chỉ điều chỉnh tâm lý và hình thức thể hiện. Còn tất cả đều phải là nhận thức của họ. Có những người nhận thức không đúng về đạo đức công vụ thì có đút vào túi hay cầm trên tay thì cũng như thế thôi.
Còn ở nhiều nước, đòn bẩy để người ta làm đúng, là đòn bẩy kinh tế. Tôi không cần biết anh thế nào, chỉ cần anh làm không tốt là anh bị kỷ luật hoặc đuổi việc. Mà kỷ luật hoặc đuổi việc thì cũng đồng nghĩa với việc anh không có thu nhập để sống. Tự nhiên người ta sẽ có ý thức để giữ công việc của người ta.
Ông nói điều này làm tôi nhớ đến tiền dưỡng liêm mà Đà Nẵng triển khai mới đây cho CSGT, ông có so sánh gì không?
Thời phong kiến có tiền dưỡng liêm cho quan chức. Và việc Đà Nẵng triển khai cái này, tôi nghĩ cũng đáng hoan nghênh.
Vậy theo ông, tiền dưỡng liêm so sánh với cẩm nang đạo đức, thì cái nào có tác dụng hơn?
Dưỡng liêm là về vật chất, còn cẩm nang đạo đức là câu chuyện tinh thần. Khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Nhưng mà xét theo bản năng phổ biến của con người thì quỹ dưỡng liêm tác động nhanh hơn và trực tiếp hơn. Chuyện chính không phải là dưỡng liêm bao nhiêu tiền, mà quan trọng khoản tiền đó cộng với thu nhập chính thức của người cảnh sát có bằng thu nhập để họ sống ở mức trung bình khá trong xã hội hay không. Để người ta nuôi được người thân của họ, gia đình họ.
Ở góc độ nhìn nhận thực dụng, tiền dưỡng liêm dù nhiều hay ít cũng hỗ trợ được nhiều hơn là một cuốn cẩm nang đạo đức?
Cũng khó so sánh được hai cái đó. Quỹ dưỡng liêm là cái ví. Ví mà lép thì nhiều khi người ta nhắm mắt làm điều sai trái. Điều này thuộc về bản năng. Còn cẩm nang đạo đức thì nó thuộc về tinh thần, điều chỉnh hành vi đạo đức.
Xin cảm ơn ông!
Để có nền hành chính trong sạch thì cần sự giám sát của xã hội thật chặt. Khi đó, người ta có muốn làm trái cũng không dám làm. Cái bản năng nhận lợi ích dễ dàng từ người khác là người ta rất sẵn sàng. Cho nên là nếu không ai chịu đưa hối lộ thì liệu anh CSGT nói riêng và công chức nói chung có dám thò tay vào túi người dân không? Tôi tin là không.Tô Hội (Thực hiện)