Chi hội Mạn phép trình các bác:Hạn chế hư hại cho xe tay ga khi lội nước.

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Hạn chế hư hại cho xe tay ga khi lội nước
Làm gì để những chiếc xe tay ga đắt tiền không bị hỏng nặng sau khi lội nước?





Khi bị chết máy do ngập nước chịu khó dắt xe đến đại lý để sửa chữa - Ảnh: VTC.


Mưa lớn gây ngập đường, những chiếc xe tay ga đắt tiền là những nạn nhân thường gặp của “sóng nước đường phố”. Vậy làm gì để chiếc xe của bạn không bị hỏng nặng sau khi lội nước?

Bạn có thể tham khảo các vấn đề dưới đây trước khi quyết định cho chiếc xe tay ga đắt tiền “bơi” trên phố trong (hoặc sau) trận mưa lớn.

Xe tay ga có động cơ được thiết kế khác biệt rất nhiều so với những chiếc xe số trong khi hệ thống điện và hệ thống nén cũng là những bộ phận rất nhạy cảm với nước. Do vậy, nếu gặp vùng ngập nước bạn nên cân nhắc khả năng tài chính trước khi điều khiển xe lội nước vì để sửa chữa một chiếc xe ga hỏng do nước là hết sức tốn kém.

Khi một chiếc xe tay ga bị chết máy do đi vào vùng ngập nước thì nguyên nhân thường gặp là do tê liệt hệ thống điện, nước bị hút vào hệ thống chứa dầu làm mát hoặc bu-gi bị nước làm mất khả năng đánh lửa. Gặp phải tình huống này, bạn nên chịu khó dắt xe chứ đừng cố gắng nổ máy kể cả khi đã ra khỏi vùng ngập lụt.

Khá giống như xe hơi, những chiếc xe tay ga khi đi vào vùng ngập nước thường có xu hướng hút nước vào trong động cơ, do vậy, việc nước bị tràn vào hệ thống chứa dầu làm mát là điều chắc chắn.

Khi bạn cố tình nổ máy chiếc xe sau khi bị chết máy do ngập nước sẽ dẫn đến việc dầu pha nước bị đẩy vào tất cả các ngõ ngách của động cơ làm cho động cơ xe bị bào mòn và hỏng nặng hơn chỉ sau khoảng vài km di chuyển.

Thêm nữa, với việc hệ thống điện bị nước tấn công, chiếc xe của bạn hoàn toàn có thể bị cháy, nổ dẫn đến việc toàn bộ hệ thống điện phải thay mới gây rất nhiều tốn kém.

Vì vậy, để tránh chiếc xe bị hỏng nặng hơn, bạn nên chịu khó dắt xe đến đại lý gần nhất và thực hiện một số biện pháp sau:

- Tháo bu-gi lau thật khô rồi lắp trở lại. Khóa xăng và xả hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí.

- Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng. Cuối cùng là thay dầu mới để đảm bảo không còn một chút nước nào còn xót lại trong khoang máy.

- Cũng nên sấy khô và làm sạch các đầu mối trong hệ thống điện. Các tạp chất trong nước ngập thường rất nhiều và thường bám vào các mối tiếp xúc trong hệ thống điện, do vậy nếu không làm sạch sẽ dẫn đến các mối nối bị ăn mòn hoặc ô xy hóa trong quá trình sử dụng.

- Làm khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu khả năng bị chai má phanh.

- Sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch tạp chất dính trên xích, chân phanh và cần khởi động (nếu có).

Cuối cùng, để giữ gìn và bảo vệ chiếc xe của mình, tốt nhất nên tránh những đoạn đường ngập nước. Còn nếu đã trót bị ngập nước thì nên xử lý chiếc xe trước khi phải chi những khoản tiền không nhỏ để sửa chữa trong khi chất lượng chiếc xe chắc chắn bị xuống cấp nhiều hơn
 

congtuanhtrang

Xe buýt
Biển số
OF-83124
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
540
Động cơ
418,000 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Gần gò các cụ ah
bác lan hương là chuyên gia mà..tiếc quá bác ở saigon..ko em gặp bác cafe tí
 

congtuanhtrang

Xe buýt
Biển số
OF-83124
Ngày cấp bằng
18/1/11
Số km
540
Động cơ
418,000 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Gần gò các cụ ah
theo em cách tốt nhất....ko đi ki đường bị ngập:-bd
 

winnie_kool

Xe tăng
Biển số
OF-84407
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,060
Động cơ
421,180 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tốt nhất là đg ngập chúng ta để xe ợ nhà >:)

xóm mình có bác lanhuong chuyên gia mà bác lại trong sài gềnh :( tiếc thật :(
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Mình cóp nhặt trên web trình các bác.Có gì thì cứ đá tảng mà phang thoải mái nhe,mới lòi ra cái hay.Hehehe

Kinh nghiệm khi đi xe tay ga
Xe tay ga sử dụng hộp số vô cấp, tự động thay đổi liên tục tỷ số truyền qua tốc độ động cơ và tốc độ của bánh xe sau. Để sử dụng tốt loại xe này,chúng ta nên tránh những thói quen xấu sau đây
1. Đề nổ máy và vận hành ngay
Giống như xe số, chủ của những chiếc xe tay ga cũng luôn mắc phải thói quen này. Tuy nhiên, đối với xe tay ga, thói quen này có sức "tàn phá" lớn hơn nhiều. Thông thường, xe tay ga luôn có vòng tua máy cao hơn so với kiểu xe số. Chính vì vậy tại thời điểm khởi động, nếu không áp dụng phương pháp nổ galanti chờ ban đầu, những tiếng động lách cách hoặc thậm chí "rào rào" phát ra từ hệ thống supap của động cơ sẽ khiến chủ xe phải tốn khoản tiền khá lớn để khiến chiếc xe nổ êm trở lại.
2. Lạm dụng phanh trước
Với thói quen thuận tay phải, rất nhiều chủ xe quen thực hiện thao tác bóp phanh trước khi bị giật mình. Việc sử dụng phanh trước với xe ga xảy đến rất nhiều nguy hiểm do đường kính vành xe nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn. Hãy luôn sử dụng đồng thời hai phanh sau và trước để đảm bảo an toàn nhất. Trên một số loại xe ga đời mới, hệ thống phanh đồng thời CBS luôn cho phép người sử dụng chỉ cần dùng một phanh trái là có thể dừng xe bằng cả hai phanh.
3. Xe ga như đi... xe số
Thực hiện những cú "ga thốc" cho xe vọt nhanh rồi sau đó phanh gấp sẽ khiến cụm côn ly hợp và dây cô roa truyền động nhanh bị hỏng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểu "ga thốc" và phanh liên tục cũng đồng nghĩa với việc bạn đang "ném" từng "cốc" xăng của mình đi một cách vô ích.
Khi thốc ga, chiếc xe cung cấp cho bạn một gia tốc lớn và mạnh để có thể di chuyển dài hơn. Thế nhưng khi bóp phanh gấp, xe giảm tốc độ đột ngột khiến bạn sẽ phải tiếp tục "nạp" một lượng xăng tương ứng để đi tiếp. Hãy luôn giữ tốc độ và tay ga được đều nhất có thể, điều này sẽ mang lại độ bền cho bộ ly hợp, dây cua-roa và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
4. Không vệ sinh phao xăng
Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới, nhiều xe như Honda Sh, Honda SCR... đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc hình "chiếc lá" bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu.

Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng mạt sắt và chất bẩn bám chặt vào lọc xăng dẫn tới tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng, hoặc "nhẹ nhàng" hơn là khiến chiếc xe không đạt được công suất và tốc độ tối đa do thiếu xăng. Vì vậy hãy luôn kiểm tra phao xăng vào những kỳ bảo dưỡng toàn bộ để chiếc xe có thể vận hành được tốt hơn
5. Không chờ đèn tín hiệu phun xăng FI(ie) tắt đã khởi động
Mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, phun xăng điện tử mang lại nhiều ưu việt hơn loại chế hòa khí (bình xăng con) thông thường. Tuy nhiên, hệ thống phun xăng điện tử cũng cần phải được sử dụng đúng cách mới có thể vận hành tốt. Chính vì vậy, sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi hẵng bấm nút khởi động.

Nếu làm đúng cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm. Đồng thời hệ thống phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn. Còn nếu làm ngược lại cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ rất dễ bị hỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc bảo dưỡng làm sạch kim phun định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Vận hành xe ở tốc độ chậm
Đa phần tầng lớp thanh niên và phụ nữ cũng như người lớn tuổi đều "thích" vận hành xe ga một cách chậm rãi để có thể nói chuyện, "ngắm phố phường" hoặc để an toàn. Tuy nhiên, với những chiếc xe ga sử dụng két nước, điều này vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao và xe tốn nhiên liệu hơn.

Khi vận hành những chiếc xe ga có sử dụng két nước, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành. Việc vận hành chiếc xe nhanh hơn một chút sẽ giúp lượng gió làm mát cho két nước được nhiều hơn và đỡ tốn nhiên liệu hơn.

Ngoài ra, không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ kích hoạt hệ thống làm mát muộn hơn hoặc sớm hơn so với nguyên bản. Bởi động cơ khi quá nguội hoặc quá nóng đều không thể làm việc tốt. Nhiều trường hợp do thợ sửa xe điều chỉnh quạt làm mát khởi động sớm nhằm...tiết kiệm điện đã vô tình làm động cơ trở nên nóng hơn, nước sôi ở nhiệt độ cao và tăng khả năng sinh cặn tại két nước. Hãy luôn vệ sinh két nước và thay mới nước làm mát trong quy trình bảo dưỡng toàn bộ xe.
7. Xe ga có khả năng lội nước???
Nhiều chủ xe nghĩ rằng, với thiết kế dạng "phi thuyền" những chiếc xe tay ga có thể lội nước một cách dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên, thiết kế của động cơ lại trái ngược lại suy nghĩ này. Với thiết kế động cơ đặt thấp, cụm truyền động với nhiều lỗ thoát khí và hệ thống côn sử dụng kiểu "bi văng", nước là kẻ thù "không đội trời chung".

Những lỗ thoát khí trên cụm truyền động và bầu lọc gió đặt thấp luôn là những nơi mà nước có thể thâm nhập dễ dàng nhất. Và khi nước đã "nhiễm" vào cụm côn văng đồng nghĩa với việc chiếc xe sẽ đứng ì một chỗ trong khi động cơ vẫn đang "gào rú" do trượt bi côn.

Và chỉ một thời gian sau, hệ thống côn văng sẽ rất dễ bị han rỉ dẫn tới hiện tượng xe bị giật (hiện tượng này cũng xảy ra khi cụm côn xe bị bụi bẩn - PV). Đừng biến chiếc xe trở thành "ca nô bất đắc dĩ" và vệ sinh cụm truyền động thường xuyên sẽ giúp chiếc xe luôn vận hành được êm ái.
8. Dùng dầu nào cũng được???
Với tâm lý "dầu nào rẻ thì thay" và "dầu nào cũng là dầu" của nhiều chủ xe sẽ khiến cho động cơ hay gặp trục trặc và độ bền giảm đi. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dầu được bày bán với công dụng và tính năng khác biệt. Vì vậy, lựa chọn đúng loại dầu sử dụng cho xe ga là điều quan trọng.

Có nhiều cách để tìm đúng loại dầu cho xe mình, cách tốt nhất là hãy đọc kỹ loại dầu sử dụng cho xe được ghi trong sách hướng dẫn sử dụng mỗi khi mua xe mới. Khi thay dầu xe, hãy đừng "tiếc tiền" bởi dầu xe ga luôn đắt hơn xe số thông thường. Hãy hỏi kỹ loại dầu dùng cho xe ga trước khi thay dầu. Cách đơn giản nhất, trên mỗi chai dầu dùng cho xe ga luôn có chữ "scooter" ghi trên nhãn hộp.
9. Lắp còi báo động không ảnh hưởng tới xe
Vấn nạn mất cắp xe luôn là điều khiến nhiều chủ xe đau đầu, đối với những chiếc xe đắt tiền như Honda Sh, Piaggio LX, Honda Spacy... luôn là mục tiêu hàng đầu của bọn trộm. Rất nhiều chủ xe đã phải lắp đặt hệ thống báo động cho xe của mình. Nhưng với chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, trình độ thợ có tay nghề thấp có thể khiến xe của bạn gặp những hiện tượng như: cháy xe, chập điện, ổ khóa từ phát hiện "nhầm" khiến IC khóa từ khóa toàn bộ hệ thống điện trên xe dẫn tới việc chủ xe phải bỏ ra số tiền lớn để thay mới toàn bộ hệ thống IC và ổ khóa từ mới.

Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động đòi hỏi chất lượng cũng như kiến thức và tay nghề của người thợ lắp đặt ở mức cao. Đối với những chiếc xe sử dụng ổ khóa từ như Piaggio LX, Honda Sh300i... Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động là hết sức nguy hiểm đối với hệ thống điện trên xe. Cách tốt nhất, hãy luôn gửi xe ở nơi có người trông giữ. Điều quan trọng là luôn có sự cảnh giác cũng như cẩn thận cho chiếc xe mới mang lại sự an toàn tối đa chứ không phải do bất kể thiết bị hiện đại và tiên tiến nào.
10. Xe ga đắt tiền sẽ bền hơn và ít phải bảo dưỡng hơn
Sở dĩ có điều thứ 10 bởi người viết bài đã từng chứng kiến không ít những chiếc xe tay ga vốn đắt tiền thậm chí còn khá mới phải ở trong tình trạng "bổ máy" làm lại toàn bộ động cơ do những lầm tưởng về giá trị chiếc xe đi kèm với độ bền!

Nhiều chủ xe coi thường việc bảo dưỡng đúng quy trình và thời gian biểu cho chiếc xe của mình. Đối với một chiếc xe ga, việc bảo dưỡng thường xuyên và đầy đủ là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định độ bền, tính kinh tế và vận hành êm ái, thoải mái khi sử dụng. Vì vậy hãy luôn chú ý tới các ghi chú mà nhà sản xuất đã đề ra và dành một chút thời gian để chăm sóc chiếc xe của mình một cách thường xuyên.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Chết hụt vì phanh xe tay ga trong mùa mưa

Đang hối hả chạy về nhà vì trời mưa to thì đột nhiên có người rẽ sang đường, bị bất ngờ và theo phản xạ, anh Hùng bóp mạnh cần phanh bên tay phải khiến chiếc Air Blade lộn nhào, còn anh té xuống đường ngất xỉu.
Gần một tháng nằm trong bệnh viện chấn thương chỉnh hình, anh Hùng chưa hoàn hồn kể lại: “Mặc dù vẫn thường đi xe tay ga nhưng mãi không bỏ được thói quen bóp phanh trước do thuận tay phải. Bình thường tôi vẫn dùng 2 tay điều khiển phanh, nhưng hôm đó trời mưa nên cố chạy nhanh về, lại gặp lúc có người đột ngột sang đường làm tôi giật mình mất bình tĩnh. Theo phản xạ, tôi bóp thắng bên tay phải làm xe ngã nhào. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang ở trong bệnh viện”.




Trong tình huống bất ngờ, người lái xe tay ga thường bóp thắng bên phải theo thói quen thuận tay phải khiến xe mất trớn lộn nhào. Ảnh: Ngoan Ngoan. Chị Thu Hằng, quận 10, TP HCM nhớ mãi tai nạn đau thương cách đây nửa tháng, báo hại chị đến giờ vẫn chưa thể đi lại được vì giãn 2 dây chằng ở đầu gối. “Cũng chỉ tại cái phanh dở chứng kẹt cứng không nhả ra. Giờ sợ quá nhắc đến đi xe máy tôi rùng cả mình”, người phụ nữ 40 tuổi xuýt xoa.​



Chị Hằng kể, hôm đó đi làm về lúc trời đang mưa nhỏ. Đến đoạn cua gấp, chị bóp phanh nhưng cần phanh trước kẹt cứng không nhả, khiến chiếc xe Mio Ultimo ngã kềnh đè lên, làm giãn dây chằng chân chị. Bác sĩ chữa trị tại nhà cho biết phải lâu lắm chân chị mới hồi phục bình thường trở lại.
Những tai nạn thương tâm do chiếc phanh xe trong mùa mưa cũng đang được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng Internet. Hầu hết những nạn nhân của các vụ té phản ánh do họ bóp thắng trước đột ngột khiến xe quay đầu lộn nhào.
Nick name Demen than thở trên một diễn đàn mạng: “Mình chạy chiếc Sapphire tốc độ 20km/h. Khi dùng thắng trước đột ngột thì té chỏng gọng, đập mặt xuống đường trong lúc trời đang mưa nhỏ. Đến nay đã 10 ngày rùi mà vẫn còn ám ảnh không dám bước lên nó nữa. Có cách nào khắc phục không, chẳng lẽ phải đổi xe mới?”.
Một thành viên tên Tonypham1843 thì xuýt xoa: “Nói gì thì nói, bữa chiều 30 tết, té một phát cũng vì giật mình. Dù bóp nhả phanh cũng ngon lắm, chống chân kịp mà vẫn ‘đo đường’. Em vừa mới ra nhờ bác em làm lại thắng trước và sau cho ngon lành để chuẩn bị về quê, hy vọng không bị ‘đo’ phát nữa … hic hic”.

Với kinh nghiệm gần 10 năm sửa xe tay ga tại Đồng Nai, Anh Nguyễn Văn Hùng cho rằng, do tâm lý người chạy xe lúc gặp tình huống bất ngờ thường theo phản xạ, họ bóp cần phanh trước bên phải khiến xe mất trớn ngã nhào.
Tuy nhiên theo quan sát của anh Hùng khẳng định, thắng dĩa bao giờ cũng 'ăn' hơn thắng đùm, song lại được thiết kế đằng trước nên khi bóp cả 2 phanh cùng lúc, thắng đùm chưa kịp ăn, thắng dĩa đã ăn. “Lúc xe đang chạy nhanh mà bánh trước bị thắng dừng đột ngột thì theo trớn, xe sẽ quay ngang đầu khiến tài xế mất lái, không chống chân kịp sẽ bị té”, anh nói.
"Nếu xe tay ga có thiết kế thắng dĩa ở bánh sau hoặc ở cả 2 bánh thì khả năng bóp dính và độ an toàn sẽ cao hơn", anh nói.
Trên thực tế một số dòng xe tay ga của hãng Suzuki năm 2003-2004 đã có thiết kế 2 thắng dĩa ở trước và sau tuy nhiên kiểu thiết kế này không phổ biến. Hiện nay hầu hết xe tay ga trên thị trường đều dùng thắng dĩa ở phía trước. Theo suy đoán của anh Hùng: “Họ không thiết kế như thế có thể do thắng dĩa chi phí cao hơn, sửa cũng tốn tiền và khó hơn, bởi trên thực tế không phải thợ nào cũng sửa được loại thắng này. Hơn thế phía trước bánh xe thông thoáng hơn nên việc thiết kế thắng dĩa ở đây sẽ dễ hơn nhiều so với ở bánh sau vướng víu nhiều bộ phận”.
Anh cho biết, hiện nay mẫu xe Air Blade mới với kỹ thuật thiết kế hạn chế được phần nào rủi ro này, bởi cần phanh trái sẽ kiểm soát lực của cả phanh trước và sau. Đây là một cải tiến rất tốt giúp những người lái xử lý tốt trong những trường hợp khẩn cấp.
"Tuy nhiên trong vài trường hợp bộ thắng bị mòn thì khả năng thắng sau chưa ăn thắng trước đã 'dính' cũng rất nguy hiểm. Vì thế cần chú ý thường xuyên kiểm tra, nếu thấy bóp sâu mà phanh vẫn chưa ăn thì hãy đến tiệm để tăng phanh”, anh Hùng nói.
Ngoài ra, người thợ này cho rằng một nguyên nhân khác khiến người điều khiển xe tay ga dễ té khi trời mưa còn do chất liệu vỏ bánh xe với độ bám dính kém. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất vỏ xe với loại gai dễ bị mòn làm giảm lực ma sát với mặt đường, nhất là vào mùa mưa, xe càng dễ bị trơn trượt.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Yasuhiro Imazato, Giám đốc chi nhánh hãng xe Honda tại TP HCM bày tỏ quan điểm trước những phản ánh trên: "Theo nguyên tắc lái xe an toàn, người sử dụng xe tay ga phải bóp cả hai phanh trong mọi tình huống. Điều này đã được đề cập trong cẩm nang hướng dẫn sử dụng an toàn đính kèm khi mua xe".
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy hiểm, người điều khiển cần phải sử dụng kỹ năng phanh khẩn cấp theo trình tự các bước sau: giảm hết ga thật nhanh, bóp cả 2 phanh với lực tăng dần đều và cần bóp phanh trước với lực mạnh hơn phanh sau bằng cách sử dụng cả 4 ngón tay.
Ông cho biết, để tạo hiệu quả phanh tốt hơn, hãng Honda đã thiết kế hệ thống phanh kết hợp CBS (Combi Brake System) cho các dòng xe tay ga của mình giúp cả người mới lái xe có thể dễ dàng kiểm soát phanh, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Với hệ thống này, cần phanh phải sẽ kiểm soát hoạt động của bánh trước, trong khi đó cần phanh trái không chỉ kiểm soát hoạt động của thắng đùm sau mà còn cả thắng trước bằng một bộ phận cân bằng.
"Tuy nhiên cần lưu ý CBS là hệ thống củng cố khả năng kiểm soát phanh nên trong khi sử dụng, khách hàng vẫn cần sử dụng cả thắng trái và phải một cách hợp lý", ông Yashhiro Imazato cho biết.

Khi thắng,phanh xe,các bạn cố gắng:
1-Giữ cho xe càng vuông góc với tâm trái đất & bánh trước càng thẳng hàng với bánh sau càng tốt=>Khi phanh,2 bánh xe sẽ ma sát vuông góc(Phần ăn phanh nhất) với mặt đường.
2-Chú ý bóp phanh sau trước,nếu phải bóp cả 2 phanh trước sau thì phanh sau bóp mạnh hơn phanh trước(Trong thời điểm bắt đầu phanh)=>Xe sẽ không bị quăng đuôi lên phía trước.
3-Vì đa số xe gắn máy đều không trang bị hệ thống chống bó cứng phanh(ABS) nên các bạn cố gắng học cách bóp phanh nhấp nhả(Căn bản của ABS là vậy)=>2 bánh xe sẽ không trượt,lết trên mặt đường(Hoàn toàn mất ma sát,không làm chủ được tay lái nữa).
4-Luôn luôn ngồi đúng tư thế,sao cho khi phanh gấp,toàn bộ quán tính của trọng lượng bản thân đều dồn vào 2 tay lái & 2 chân=>Người lái không bị văng về phía trước còn xe thì ở lại phía sau.
Tất nhiên 1,2,3,4 không thể được kiểm soát tức thì khi có sự cố trên đường.Nhưng nếu chúng ta từ từ tập dần 1,2,3,4 thì mình bảo đảm nếu có chạy 50km/h hoặc hơn nữa mà phanh gấp xe vẫn không đổ,không lết bánh.

Chúc các bạn an toàn trên xa lộ. :)
 

mrrocky

Xe buýt
Biển số
OF-82421
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
974
Động cơ
423,040 Mã lực
Nơi ở
LIBERTY CITY
Em đi xe là không biết nó hỏng cái gì ạ, thợ hỏi thì mình bó tay thôi :|
 

BinhminhCDS

Xe buýt
Biển số
OF-16214
Ngày cấp bằng
11/5/08
Số km
979
Động cơ
520,100 Mã lực
Em chả bao giờ lấy xe ga và oto ra lội nước cả. Các cụ thích lội nước thì em chịu rồi.
 

tazumi

Xe tải
Biển số
OF-84105
Ngày cấp bằng
30/1/11
Số km
399
Động cơ
415,290 Mã lực
Nơi ở
Ngôi nhà hạnh phúc
Nhất trí với bác. Mình lội nước còn bị nước ăn chân nữa là sắt thép. Kị nhất là đem " em kưng" đi lội, "em" ốm ngay. Thống nhất, mưa gió 1 là ở nhà 2 là taxi, xe ôm
 

dungchau2001

Xe hơi
Biển số
OF-88107
Ngày cấp bằng
11/3/11
Số km
128
Động cơ
408,580 Mã lực
đúng đấy, ko cứ xe ga đâu, xe số mà lội nước cũng mệt đấy
 

congdangxuan

Xe hơi
Biển số
OF-36650
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
176
Động cơ
473,950 Mã lực
Mưa gió là em để xe ở nhà và đi nhờ. haha. giải pháp này có vẻ hay
 

Hachiko_86

Đi bộ
Biển số
OF-113344
Ngày cấp bằng
19/9/11
Số km
9
Động cơ
388,290 Mã lực
cho em vào hóng với ạ, em cảm ơn bác
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top