- Biển số
- OF-439
- Ngày cấp bằng
- 21/6/06
- Số km
- 304
- Động cơ
- 582,655 Mã lực
Tình yêu thương hiệu là tình yêu bị lợi dụng nhiều nhất!
Vài nét về thói quen mua sắm ở VN:
Ở VN khi mua hàng điện tử thì ảnh hưởng từ thương hiệu luôn chiếm hơn 60% quyết định của người tiêu dùng, sau đó tới giá cả, dịch vụ và khuyến mại.
Kênh tham khảo và gây ảnh hưởng chủ yếu khi ra quyết định mua cũng chiếm cỡ 60% là từ WOM nghĩa là truyền miệng từ các mối quan hệ cá nhân, dựa trên kinh nghiệm của sp họ đang dùng - nghe nói - có vẻ - hình như vv. Kênh quảng cáo và tư vấn tại điểm bán chiếm cỡ 30% còn lại.
Xuất xứ hàng điện tử yêu thích của người tiêu dùng VN là từ Nhật Bản, EU, Thailand rồi khối ASEAN và e ngại nhất là từ TQ.
Đặc tính tiêu dùng trên cũng đúng ở hầu hết ở các quốc gia trong khu vực ĐNA cũng như tại 1 số nước Châu Phi.
Đó chính là lý do rất nhiều thương hiệu Nhật Bản hiện được bán tại thị trường ĐNA với tên thương hiệu và xuất xứ Nhật, EU, Thailand nhưng thực chất là hàng TQ.
Cũng chính là lý do nhiều thương hiệu Nhật đã được bán cho TQ nhưng không chia sẻ thông tin rộng rãi đồng thời dùng các hoạt động MKT quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Nhà sản xuất và người bán chẳng sai khi phục vụ đúng đặc tính của người tiêu dùng, nhưng nếu muốn làm người tiêu dùng thông minh thì đây là lúc chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu khi mua sản phẩm.
Cách để trả tiền thông minh:
Thay vì trả tiền cho thương hiệu và xuất xứ bạn hãy tìm hiểu
1. Công nghệ cốt lõi.
2. Vật liệu cấu thành.
3. Chế độ bảo hành của sp được mua.
4. Tìm hiểu sâu về công nghệ để gạt bỏ những định kiến sai lầm.
Về công nghệ cốt lõi:
Ví dụ khi mua TV:
Bạn hãy bỏ qua thương hiệu, xem tấm nền (panel) đó được sản xuất ở đâu? công nghệ sx tấm nền đó là gì - cái này mất công nhưng rất đáng quan tâm. Tấm nền là phần quan trọng nhất chiếm 70% giá trị của sp TV. Màu đẹp, hình nét hay không đều từ tấm nền ra hết.
VD khi mua ĐH:
Hãy bỏ qua thương hiệu, xem máy nén của nó dùng công nghệ gì? Máy nén chiếm 70% giá trị và là phần quyết định khả năng vân hành của ĐH. Máy chạy bền, tiết kiệm điện đều từ chỗ này.
VD khi mua tủ lạnh:
Bỏ qua thương hiệu, xem công nghệ máy nén và nó có mấy dàn lạnh - khác với có mấy quạt thổi nha các bác.
Tủ bé 1 dàn lạnh ok, nhưng tủ to cỡ >300 lít trở lên có nhiều ngăn cần chạy 2 dàn lạnh độc lập.
Hãng nào bảo hành dài hơn thì nên nghiên cứu.
Hàng điện tử dính lỗi giờ ít sửa được mà thường phải đổi cả 1 cụm linh kiện khá mắc tiền, hãng nào có chính sách tốt ta nên cân nhắc.
Những hãng sx tại VN thì cũng hay ở 1 điểm là nhanh có linh kiện hơn mấy anh lắp ráp nhập khẩu nước ngoài nữa.
Tìm hiểu danh sách những công ty Nhật đã bán thương hiệu cho TQ.
Không phải để bài TQ mà để bạn không nhầm lẫn khi muốn rước về thánh nữ tên Ozawa nhưng thực ra lại vớ được em Chung Vô Diệm.
Danh sách cty Nhật đã bán cho TQ mình có cả đống nhưng để vui thì nhờ các bác đóng góp cùng nhé!
Vài nét về thói quen mua sắm ở VN:
Ở VN khi mua hàng điện tử thì ảnh hưởng từ thương hiệu luôn chiếm hơn 60% quyết định của người tiêu dùng, sau đó tới giá cả, dịch vụ và khuyến mại.
Kênh tham khảo và gây ảnh hưởng chủ yếu khi ra quyết định mua cũng chiếm cỡ 60% là từ WOM nghĩa là truyền miệng từ các mối quan hệ cá nhân, dựa trên kinh nghiệm của sp họ đang dùng - nghe nói - có vẻ - hình như vv. Kênh quảng cáo và tư vấn tại điểm bán chiếm cỡ 30% còn lại.
Xuất xứ hàng điện tử yêu thích của người tiêu dùng VN là từ Nhật Bản, EU, Thailand rồi khối ASEAN và e ngại nhất là từ TQ.
Đặc tính tiêu dùng trên cũng đúng ở hầu hết ở các quốc gia trong khu vực ĐNA cũng như tại 1 số nước Châu Phi.
Đó chính là lý do rất nhiều thương hiệu Nhật Bản hiện được bán tại thị trường ĐNA với tên thương hiệu và xuất xứ Nhật, EU, Thailand nhưng thực chất là hàng TQ.
Cũng chính là lý do nhiều thương hiệu Nhật đã được bán cho TQ nhưng không chia sẻ thông tin rộng rãi đồng thời dùng các hoạt động MKT quảng cáo gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Nhà sản xuất và người bán chẳng sai khi phục vụ đúng đặc tính của người tiêu dùng, nhưng nếu muốn làm người tiêu dùng thông minh thì đây là lúc chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu khi mua sản phẩm.
Cách để trả tiền thông minh:
Thay vì trả tiền cho thương hiệu và xuất xứ bạn hãy tìm hiểu
1. Công nghệ cốt lõi.
2. Vật liệu cấu thành.
3. Chế độ bảo hành của sp được mua.
4. Tìm hiểu sâu về công nghệ để gạt bỏ những định kiến sai lầm.
Về công nghệ cốt lõi:
Ví dụ khi mua TV:
Bạn hãy bỏ qua thương hiệu, xem tấm nền (panel) đó được sản xuất ở đâu? công nghệ sx tấm nền đó là gì - cái này mất công nhưng rất đáng quan tâm. Tấm nền là phần quan trọng nhất chiếm 70% giá trị của sp TV. Màu đẹp, hình nét hay không đều từ tấm nền ra hết.
VD khi mua ĐH:
Hãy bỏ qua thương hiệu, xem máy nén của nó dùng công nghệ gì? Máy nén chiếm 70% giá trị và là phần quyết định khả năng vân hành của ĐH. Máy chạy bền, tiết kiệm điện đều từ chỗ này.
VD khi mua tủ lạnh:
Bỏ qua thương hiệu, xem công nghệ máy nén và nó có mấy dàn lạnh - khác với có mấy quạt thổi nha các bác.
Tủ bé 1 dàn lạnh ok, nhưng tủ to cỡ >300 lít trở lên có nhiều ngăn cần chạy 2 dàn lạnh độc lập.
Hãng nào bảo hành dài hơn thì nên nghiên cứu.
Hàng điện tử dính lỗi giờ ít sửa được mà thường phải đổi cả 1 cụm linh kiện khá mắc tiền, hãng nào có chính sách tốt ta nên cân nhắc.
Những hãng sx tại VN thì cũng hay ở 1 điểm là nhanh có linh kiện hơn mấy anh lắp ráp nhập khẩu nước ngoài nữa.
Tìm hiểu danh sách những công ty Nhật đã bán thương hiệu cho TQ.
Không phải để bài TQ mà để bạn không nhầm lẫn khi muốn rước về thánh nữ tên Ozawa nhưng thực ra lại vớ được em Chung Vô Diệm.
Danh sách cty Nhật đã bán cho TQ mình có cả đống nhưng để vui thì nhờ các bác đóng góp cùng nhé!
Chỉnh sửa cuối: