Mách nước hộ tôi, 20/11 có nên … “đi chùa thầy”

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,870
Động cơ
476,459 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
F1 nhà yêm còn bé nhung 1 cụ ở phòng yêm F1 đi học ko chùa thày xếp logo chỉ sai bên trái và phải thế mà 3 mẹ mìn nhảy vào góp ý huhu nghe mà thương quá F1, 4tuoi 3 mẹ mìn chưởi Chột nớn.
 

x_supercar_x

Xe hơi
Biển số
OF-118386
Ngày cấp bằng
27/10/11
Số km
142
Động cơ
385,210 Mã lực
Nơi ở
Call 04.1080
Không nên!
Học đc hay không do chính nhận thức của đứa trẻ. Thầy cô thì giảng trên lớp theo nghĩa vụ, giảng cho cả lớp nghe. Đi thầy cô chẳng có một chút tác dụng nào (tôi cũng là GV)
Mặt khác, mỗi người cùng góp sức chống cái kiểu biếu xén, mua quan bán chức, luồn cúi. "chúng nó" cũng là người, mình cũng là người, chẳng việc chó gì phải đi biếu xén ai hết (trừ bố mẹ, cô dì chú bác, trừ khi thăm thầy cô cũ, trừ những người đã giúp mình, trừ những người có hoàn cảnh khó khăn)
Ở tôi có ông cả đời biếu xén, lúc nào cũng lo xem kỳ này ông nào lên, ông nào xuống, dùng xe, tiền của cơ quan đi biếu xén... cũng làm được đến hiệu trưởng. Nhưng hai con cũng chẳng ra gì. Cuối cùng thua những ông bình thường.
Tất nhiên nhiều thằng chơi trội, lên được chức nọ chức kia, vênh mặt với thiên hạ một thời...
Thực ra đời người chẳng cần nhiều tiền quá làm gì, quan trọng là con cái khoẻ mạnh, phát triển (nhận thức, hiểu biết, tự lực tự cường)
Bài của cụ hay và ý nghĩa,cho hỏi thầy dậy ở trường nào vậy :))
 

VanPhuc1107

Xe tải
Biển số
OF-30340
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
249
Động cơ
483,350 Mã lực
Người ta dù sao cũng chăm sóc con mình... có gì mà cụ phải đặt nặng vấn đề này thế nhỉ :) cụ cứ đến thăm quà cáp nhỏ thôi là đc rồi
 

CongNISSAN

Xe tăng
Biển số
OF-91461
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
1,505
Động cơ
416,499 Mã lực
Nơi ở
Thuộc về nỗi nhớ!
Người ta dù sao cũng chăm sóc con mình... có gì mà cụ phải đặt nặng vấn đề này thế nhỉ :) cụ cứ đến thăm quà cáp nhỏ thôi là đc rồi
Cụ đọc lại bài em đi,nặng nề gì đâu,em lên post lên để mọi người cùng bàn luận cho nó phủ lí :D
 

oldtrafford

Xe hơi
Biển số
OF-114563
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
147
Động cơ
388,340 Mã lực
Nơi ở
Vẫn chỗ cũ
Người ta dù sao cũng chăm sóc con mình... có gì mà cụ phải đặt nặng vấn đề này thế nhỉ :) cụ cứ đến thăm quà cáp nhỏ thôi là đc rồi
Biết thế,vấn đề tế nhị ngoài lề,ở đời có ai cho ko ai cái gì đâu =))
 

oldtrafford

Xe hơi
Biển số
OF-114563
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
147
Động cơ
388,340 Mã lực
Nơi ở
Vẫn chỗ cũ
Nên đến các thầy các cô, quà cáp thì ít nhiều không sao cả, quan trọng là tình cảm của mình phải chân thành.
Bọn em ra trường ĐH hơn chục năm rồi nhưng năm nào Tết và 20/11 vẫn đến một số thầy ngày xưa hướng dẫn mình.
Mình làm gương cho con cái về tấm lòng đối với thầy cô chứ không phải là nghĩ đến ngày này là phải bao nhiêu tiền, mua cái gì giá trị, v.v...
Em không biết các cụ ở OF thế nào ạ.
Đúng rùi,quan trọng là cái tâm,làm seo để lương tâm không áy láy cụ nhỉ :D
 

oldtrafford

Xe hơi
Biển số
OF-114563
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
147
Động cơ
388,340 Mã lực
Nơi ở
Vẫn chỗ cũ
Người Việt Nam có 1 câu thế này: Vừa ăn cắp, vừa la làng.

Một số phụ huynh, học sinh và sinh viên ở Việt Nam là kẻ cắp.

Dám chắc với các vị ở đây. Khá nhiều phụ huynh cho con vào lớp 1 chẳng mắt đồng nào ngoài tờ giấy mua đơn. Nhưng vẫn nói là mình mất 1K 2K thậm chí là 3K USD. Để làm gì. Để chứng minh 1 điều mình có tiền.

Giống như bao nhiêu thằng thanh niên cậu ấm cô chiêu. Đi SH Việt, Liber Việt nhưng vẫn bật pha ngoài đường. Mặc dù hàng Việt có công tắc đèn không như nhập. Rồi mua đuôi xe nhập, nối chân trống cho xe cao lên. Để chứng tỏ với thiên hạ 1 điều tôi đi xe nhập.


Cũng dám chắc với các vị ở nhiều phụ huynh đưa con đến nhà thầy cô cũng chỉ là bó hoa, hộp ấm chén... Nhưng về nhà nói chuyện hàng xóm lúc nào cũng 500K 1 triệu.

Cũng dám chắc luôn là phụ huynh đưa tiền cho con đi 20/11 thì nó cũng chẳng tiêu đâu. Nó đi theo tập thể lớp.

Nhưng về nhà nó cũng nói là ông A, bà B ăn tiền ghê lắm. Bố mẹ cho con thêm.

---> Gây ra sự mâu thuẫn trong xã hội.

1 năm giỏi lắm sinh viên đến nhà giáo viên 1 lần. Là ngày 20/11. Nếu là nữ thì có thêm ngày 20/10. Tập thể lớp có, cá nhân có.

Tất nhiên không nói là không có nhưng giáo viên trong quá trình giảng dạy gây sức ép cho sinh viên. Cấp 1, cấp 2 và cấp 3 không bao giờ có. Vì bệnh thành tích của các trường nặng lắm. Các vị yên tâm là cháu nó cũng chẳng đúp, nó học kém là do nó mà thôi.

Nhưng thử hỏi có bao nhiêu giảng viên, giáo viên như thế ở 1 trường.

Còn chuyện học thêm ấy mà. Đa số là cho con đi học theo phong trào...


Vài lời như thế...
em thấy mụ có năng khiếu,dưng mà không hạp ý cụ chủ,ý của mợ dài và rộng quá ;))
 

hienld

Xe điện
Biển số
OF-57512
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
2,366
Động cơ
691,766 Mã lực
Nơi ở
20 Nghĩa Đô, Hà Nội - 0908630088 - 0827788333
Website
giadungnhaviet.com
Đọc tâm sự của chủ thớt em thấy bức xúc cùng cụ.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, dù không thoải mái, nhưng người ta hằng ngày tiếp xúc với con mình, mình đành cam chịu.
Nếu họ đã tỏ thái độ đến mức mình nhận ra thì nên có 2 cách cụ ạ:
1. Chuyển trường.
2. Làm giống người khác để cô niềm nở trở lại. (Đừng để F1 nó biết tại sao cụ ợ.)
 

tungcalo

Xe điện
Biển số
OF-30800
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
3,394
Động cơ
512,550 Mã lực
Nơi ở
trong tim các mợ
Không phải đi chùa thầy đâu. Bao nhiêu cứ gửi thầy Bẹn ghẻ nhá. Nhuận 2 tháng rồi đới ;))
 

KYNGLISH

Xe tăng
Biển số
OF-65630
Ngày cấp bằng
6/6/10
Số km
1,119
Động cơ
445,320 Mã lực
Có bài này dài và hơi cũ (từ Tết 2006), cụ đọc lại để hiểu thêm 1 góc nhìn của người trong cuộc nhé:
Ngẩng cao đầu trước Chúa Xuân!

Các bạn học sinh, sinh viên thân mến!

Lại một mùa xuân mới đang về. Sự sống tốt lành đang đâm chồi nảy lộc, và cả nguồn sáng của dân tộc Việt Nam ta cũng thế! Tự hào xiết bao khi trong ánh mắt, trong nụ cười của mỗi người quanh ta đều ẩn chứa niềm tin son sắt vào một ngày mai tươi sáng: đó là khi non sông gấm vóc bốn ngàn năm văn hiến thực sự trỗi mình vùn vụt lao về phía trước; đó là khi những chủ nhân của mảnh đất hình chữ S cùng hợp xướng lên bài ca ngày mới vinh quang tri ân máu xương cha anh tự ngàn năm đổ xuống... Việt Nam sẽ được vinh danh, hẳn thế! Nhưng Người Việt Nam – trong đó có bạn và tôi - phải làm gì để góp phần làm rạng danh xứ sở quê hương? Những con người Việt Nam đang tràn trề sức trẻ như bạn và tôi cần phải làm gì?

Hãy khoan nói đến những điều cao siêu, hẳn mỗi chúng ta đều tự nhủ rằng mình cần chuẩn bị một hành trang trí tuệ đủ để không cảm thấy tụt hậu trước tốc độ phát triển của đất nước trong xu thế kinh tế tri thức toàn cầu. Là những người trẻ, chúng ta phải gắng sức học tập và rèn luyện, sao cho khi vận mệnh dân tộc chuyển mình, chúng ta có thể tự tin chung tay lèo lái con tàu đất nước vững vàng tiến ra biển lớn hội nhập quốc tế.

Lý thuyết quá phải không? Ai mà chẳng muốn học hành thành tài? Ai mà chẳng muốn góp phần dựng xây Tổ quốc? Nhưng mọi chuyện đâu có dễ dàng khi nền giáo dục nước ta còn đầy rẫy những rối ren thời cuộc - hẳn nhiều bạn đang nghĩ thế! Thậm chí trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn trực tuyến, nhiều người còn công khai bày tỏ sự phẫn nộ trước hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên...

Quả tình dù không muốn song tôi không thể không đồng ý với những ý kiến có phần gay gắt đó! Là một giảng viên trẻ và cũng từng là sinh viên của một trường Đại học ở Thủ đô, hơn ai hết tôi hiểu rõ, thấy rõ những điều xấu xa đang gặm nhấm làm sói mòn niềm tin của các bạn trẻ nói riêng và xã hội nói chung đối với đội ngũ những người được tôn vinh bằng từ “Thầy” rất đỗi thiêng liêng. Cơ chế thị trường với những mặt trái của nó đã len lỏi vào đến tận từng hang cùng ngõ hẻm của đời sống xã hội chúng ta, và trường học, buồn thay, cũng không phải là ngoại lệ.

Tôi nhớ biết bao những ngày còn thơ bé, nhớ lúc đi chợ về mẹ tôi kể chuyện gặp cô giáo chủ nhiệm lớp tôi kẽo kẹt quẩy ghánh rau muống nặng trĩu ra ngoài chợ tranh thủ bán vội bán vàng cho kịp giờ lên lớp. Nhớ những ngày Hiến chương nhà giáo 20/11, cả lớp chúng tôi góp tiền ăn sáng lại mua được đúng một cuốn sổ tặng cô, thế mà cả bốn mươi mấy đứa hồ hởi kéo đến nhà cô vặt trụi hết cả táo ngoài vườn. Mỗi lần như thế cô vui lắm, cô cho chúng tôi ăn bánh kẹo và niềm nở tâm tình với từng đứa. Lúc đấy chúng tôi còn quá vô tư chưa hiểu mỗi gói kẹo của cô phải đổi bằng mấy ghánh rau muống từ sớm tinh sương... Nhưng cũng chính vì thế mà dù bây giờ đã trưởng thành, mỗi lần nghĩ về cô, chúng tôi đều thấy càng thêm kính yêu cô và luôn nguyện suốt đời không để cho những lo toan cuộc sống đời thường làm tổn hại đến tình cảm thầy trò thiêng liêng ấy.

Vâng, giờ thì tôi cũng đã làm thầy, tôi cũng đang bắt đầu được nếm trải những ngọt ngào và cay đắng của nghề trồng người cao quý. Nhớ về những người thầy từng có công dạy dỗ mình nên người, tôi luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết mình để tiếp nối sự nghiệp vinh quang ấy. Niềm tin trong tôi luôn tràn đầy, thế nhưng thật nghịch lý - niềm tin ấy đang bị tổn thương trước những hành động xấu của một số đồng nghiệp. Đúng, tôi được gọi – và phải gọi - họ là đồng nghiệp, bất luận họ hơn tôi về tuổi tác, trường đời hay học hàm học vị! Và tôi tin rằng mình vẫn còn quá nhân văn khi chỉ dùng tính từ “xấu” để nói về những việc làm khó chấp nhận của họ. Đã từng có nhiều người trong xã hội gọi thẳng đó là hành động ăn cướp hay móc túi học sinh, sinh viên... Dĩ nhiên số lượng những người đáng lên án chỉ là rất ít, song “con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ cần số ít - thậm chí chỉ một - người “thầy xấu” như vậy cũng đã đủ để lòng tự trọng của giới nhà giáo bị tổn thương. Tất cả mọi người, trong đó có tôi, hoàn toàn có quyền dùng lương tâm trong sáng của mình để lên án, để vạch trần những con sâu mọt ấy.

Dù rất muốn nhưng tôi không thể biện hộ rằng chẳng qua đó chỉ là dư luận xấu do một số kẻ ác ý thêu dệt. Tôi cũng muốn tin vào sự trong sạch ở một số đồng nghiệp của mình nhưng không thể. Mọi chuyện sờ sờ ra đó. Trong những lần đi công tác, tôi từng có dịp mắt thấy tai nghe cảnh sinh viên các lớp Đại học tại chức do trường K., trường X., trường T... liên kết đào tạo với một số tỉnh công khai nhét tiền vào phong bì ngay ngoài phòng thi vấn đáp. Một buổi đang ngồi uống nước, tôi đã phải đỏ mặt khi tình cờ nghe thấy hàng chục sinh viên đang bàn nhau “mỗi nhóm phải có phong bì riêng, lão ấy không chấp nhận đi chung đâu”. Thậm chí có lần tôi còn được nghe một sinh viên tại chức trường K. (cơ sở tại tỉnh Q.) kể lại về việc cô giáo vừa từ Hà Nội xuống đã bảo ngay lớp trưởng “em đi đổi giúp cô 2 trăm đô lấy tiền tiêu”, rồi “bọn em ra mua giúp cô cái thẻ vinaphone” v.v. và v.v..., nhưng vấn đề là ở chỗ xong việc cô toàn lờ tịt, mà giả sử cô đề nghị trả tiền thì liệu ai “dám” lấy tiền của cô?!

Dĩ nhiên số giáo viên chấp nhận bán rẻ lương tâm nghề nghiệp vì những đồng tiền dơ bẩn như trên chỉ là cá biệt, và không nên vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin ở những con người đang ngày đêm miệt mài với sự nghiệp trồng người, có phải không thưa các bạn? Tuy nhiên, trong những ngày giáp Tết Bính Tuất này, tôi muốn lật lại vấn đề bằng một câu chất vấn dành cho chính các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường: Có bao nhiêu người trong số các bạn (hoặc cha mẹ các bạn) đang có ý định sẽ nhân dịp này để “đến thăm” các thầy cô với những chiếc phong bì hay những món quà vượt ngoài ý nghĩa tình cảm?

Câu trả lời sẽ là rất nhiều, phải không? Thậm chí có bạn còn khảng khái lập luận rằng ngày lễ tết đến thăm thầy cô là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, có gì mà phải nặng nề? Đúng, sẽ không có gì đáng lên án nếu chúng ta (hoặc cha mẹ chúng ta) chỉ đến thăm hỏi chúc Tết các thầy cô dựa trên tình cảm thuần tuý với những món quà không mang mục đích vụ lợi. Nhưng hỏi thật lòng nhé, nếu không vì muốn được điểm cao, nếu không vì “chạy chọt”, vì thành tích ảo... liệu những chiếc phong bì hay những món quà ấy có giá trị vật chất nhiều đến thế không?

Là giảng viên trẻ của một trường Đại học và tham gia giảng dạy cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau, bản thân tôi cũng không tránh khỏi có những lúc rơi vào tình huống dở khóc dở cười như vậy. Các bạn biết không, khi những chiếc phong bì dấu vội dấu vàng được “trân trọng kính chuyển” cho tôi, tôi đã cảm thấy mình thật xấu hổ, thậm chí nhục nhã! Làm sao lại có thể như vậy chứ? Tình cảm thầy trò là chuyện khác, đằng này... Rất may tôi vẫn vững vàng vì trường ĐH N. nơi tôi công tác, cũng chính là nơi tôi từng học tập trong suốt 4 năm sinh viên, là một nhà trường “sạch”, dù chưa hẳn đã “sạch” hoàn toàn. Không phải tôi chủ quan hay cố ý bênh vực cho đơn vị mình mà đó là sự thật có thể kiểm chứng! Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rõ những môi trường sư phạm như tôi đang may mắn có được không còn nhiều...

Vấn đề là ở chỗ, rõ ràng chính các bạn học sinh, sinh viên và phụ huynh các bạn đang vô tình hay cố ý làm hư hỏng đội ngũ thầy cô giáo! Thế có nên không? Các bạn sợ gì chứ? Sợ bị trù úm, bị điểm kém à? Tại sao các bạn không ngẩng cao đầu trong cuộc sống, trong học tập? Tại sao các bạn không nỗ lực rèn luyện để đạt thành tích tốt mà không cần sự thiên vị? Và nếu trở thành nạn nhân của tiêu cực trong học đường, tại sao các bạn không dám thẳng thắn đấu tranh?

Chúa Xuân đang đến, xen lẫn trong những niềm vui ngày mới trong tôi - một người thầy - còn có cả nỗi buồn và những câu hỏi không lời đáp. Ước mong sao hồn xuân dân tộc sẽ nhắc nhở mỗi người trong chúng ta nên sống trách nhiệm hơn với bản thân mình, với xã hội, với nền giáo dục nước nhà để tương lai dân tộc Việt mãi mãi xán lạn bất chấp những đổi thay thời cuộc.

Và tôi cũng như các đồng nghiệp chân chính vẫn chờ đợi những lời chúc Tết thấm đẫm tình người của các học trò yêu quý biết sống vì lẽ phải!

Hà Nội - một ngày áp Tết Bính Tuất.
 
Chỉnh sửa cuối:

nntu

Xe máy
Biển số
OF-99292
Ngày cấp bằng
9/6/11
Số km
62
Động cơ
398,757 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cả 2 vợ chồng tôi đều đã từng là học sinh, đang là giáo viên và là phụ huynh HS. Với những trải nghiệm của mình, có thể trả lời cụ là cụ có đi hay không thì tùy, nhưng nếu đi thì nên đi với thái độ và tấm lòng cảm ơn thầy cô đã giáo dục con em mình, con cụ sẽ học được từ đấy. Còn phong bì cho thầy cô thì chỉ là tiền cụ mua cái sự yên tâm cho mình thôi, cũng giống như khi ăn rau sống, cụ ngâm nước muối dù biết thực ra nó chả có tác dụng gì, chỉ là để mình yên tâm khi đút vào mồm.
 

CongNISSAN

Xe tăng
Biển số
OF-91461
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
1,505
Động cơ
416,499 Mã lực
Nơi ở
Thuộc về nỗi nhớ!
Không phải đi chùa thầy đâu. Bao nhiêu cứ gửi thầy Bẹn ghẻ nhá. Nhuận 2 tháng rồi đới ;))
Chuyện gì ra chuyện đấy,thấy cháu ko mua hệ thống báo rò ga,thù zai gứm,về nhà đê :))
 

CongNISSAN

Xe tăng
Biển số
OF-91461
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
1,505
Động cơ
416,499 Mã lực
Nơi ở
Thuộc về nỗi nhớ!
Cả 2 vợ chồng tôi đều đã từng là học sinh, đang là giáo viên và là phụ huynh HS. Với những trải nghiệm của mình, có thể trả lời cụ là cụ có đi hay không thì tùy, nhưng nếu đi thì nên đi với thái độ và tấm lòng cảm ơn thầy cô đã giáo dục con em mình, con cụ sẽ học được từ đấy. Còn phong bì cho thầy cô thì chỉ là tiền cụ mua cái sự yên tâm cho mình thôi, cũng giống như khi ăn rau sống, cụ ngâm nước muối dù biết thực ra nó chả có tác dụng gì, chỉ là để mình yên tâm khi đút vào mồm.
Cảm ơn thầy đã cho ý kiến,chuẩn bị đến 20-11 phụ huynh bọn em cũng đau đầu phết cụ ạ,nhân tiện chúc cụ 20-11 bình yên vô sự :D
 

cap8

Xe điện
Biển số
OF-19785
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
2,353
Động cơ
522,845 Mã lực
Nơi ở
Chi Hội Rổ Rá Cạp Lại
Website
www.vietvaluetravel.com
Nên chứ, em đi ăn đi chơi mà phục vụ tốt em còn để lại tiền tips cơ mà, thầy cô dậy dỗ thằng con mình tốt, tại sao lại không bồi dưỡng ạ? Ai chả phải sống mới làm việc tốt được.
 

CongNISSAN

Xe tăng
Biển số
OF-91461
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
1,505
Động cơ
416,499 Mã lực
Nơi ở
Thuộc về nỗi nhớ!
Nên chứ, em đi ăn đi chơi mà phục vụ tốt em còn để lại tiền tips cơ mà, thầy cô dậy dỗ thằng con mình tốt, tại sao lại không bồi dưỡng ạ? Ai chả phải sống mới làm việc tốt được.
Cụ chưa hiểu hết ý của em,vấn đề ở chỗ là người phục vụ,dạy dỗ con em mình thái độ dư nào,con ngoan không...
 

DIONYSUS

Xe đạp
Biển số
OF-81899
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
39
Động cơ
414,230 Mã lực
Nơi ở
Màn trời chiếu đất
các cụ cứ làm hư thầy cô. quan điểm của em là không bao h đi "chùa thầy". vợ em cũng là giáo viên, sinh viên nào mang tiền đến là em đuổi hết ( vì e có được đồng nào đâu :D )
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top