- Biển số
- OF-8453
- Ngày cấp bằng
- 18/8/07
- Số km
- 24,569
- Động cơ
- 697,036 Mã lực
Trong bờ Quảng Ngãi cũng có những nơi mà các cụ sẽ thấy thật ấn tượng. Ví như bờ cát mấy cây số vắng tanh thế này. Làm gì ở đây cũng được ạ
Bây giờ thì có cả trăm xe, cũng không ai thèm rước ạ.Lý Sơn giờ thay đổi nhiều quá
Ngày trước e đi thì xây dựng không được nhiều thế này.Và cái thời vẫn còn hoang vu,khách du lịch đi theo kiểu bụi chứ ko theo Tour như bây giờ.Để 10 cái xe máy ra ngoài đường cũng chả ai thèm rước.
Vận động kiến tạo, bị đẩy trồi lên cụ ạChả biết kiến tạo và vận động địa chất xưa thế nào, nhưng những dấu tích còn sót lại trên các vách núi cho thấy ngày xưa nước biển cao hơn bây giờ cả trăm mét
Trong bờ Quảng Ngãi cũng có những nơi mà các cụ sẽ thấy thật ấn tượng. Ví như bờ cát mấy cây số vắng tanh thế này. Làm gì ở đây cũng được ạ
ĐÚng nghềTấm hình này không phải chụp ở Quảng Ngãi mà chụp ở Biển Rạng - Chu Lai. Từ vị trí bức ảnh này lùi về sau một tí, các bác nên ghé quán CÔ BỐN, hải sản rất ngon và rất rẻ. Chỉ ngay cổng sân bay Chu Lai thôi.
...Vùng đất này đẹp hoang sơ đến nao lòng và đã từng nghèo đến nhói lòng. Mới đây thôi, 10-15 năm trước đây thôi, những người dân nhận tiền đền bù cho dự án lọc dầu Dung Quất còn chưa biết đồng 50.000 nó hình thù ra sao...đa số trẻ em thất học vì quá nghèo, quá xa xôi, cách trở...
Giờ dọc bờ biển Chu Lai - Dung Quất nhà máy cũng đã nhiều. Dân cũng đã bớt khổ hơn...và sắp tới ngay tại bức ảnh này sẽ là cụm công nghiệp Điện - Khí từ mỏ Cá Voi Xanh, đủ sức thay thế điện hạt nhân Ninh Thuận. Chu Lai - Dung Quất dưới thời Thủ tướng NXP lại có cơ hội bật lên một lần nữa như thời cố TT VVK.
Cái này mới bờ biển Quảng Ngãi, đối diện với Lý Sơn nè cụ (ảnh chup bằng điện thoại cùi, chụp vào buổi chiều nên thấy màu sẫm, cát không trắng)! Ở đây bãi biển này vẫn sạch bong, cát trắng tinh và vắng tanh như ảnh trên của cụ nhé!Trong bờ Quảng Ngãi cũng có những nơi mà các cụ sẽ thấy thật ấn tượng. Ví như bờ cát mấy cây số vắng tanh thế này. Làm gì ở đây cũng được ạ
Sau 6 tháng mà không thấy con em mình trở về, người nhà đi rước thầy pháp và tiến hành các thủ tục cho người xấu số.
Trước tiên là lên núi Giếng Tiền để lấy đất sét về trộn với bông gòn, bỏ vô cối giã thật nhuyễn để nặn hình nhân.
Bông gòn có tác dụng “kết nối” đất sét lại với nhau mà không làm cho hình nhân bị nứt. Thầy pháp lấy thân cây dâu làm xương, lấy hạt cây đu đủ tía làm tim, gan cho hình nhân.
Xong các công đoạn, hình nhân được bỏ vào một chiếc quách nhỏ, thầy pháp bắt đầu gọi hồn về để hồn “nhập” vào xác hình nhân. Hồn nhập xong, hình nhân được mang ra nghĩa địa.
Đọc những đoạn này em thấy nghèn nghẹn. Cảm ơn cụ Lầm , cụ kể nhiều chuyện hay quá .Ngư dân Mai Phụng Lưu và con trai thắp hương trên đảo Bạch Quy ở Hoàng Sa
xe k mất nhưng mũ phải cấtLý Sơn giờ thay đổi nhiều quá
Ngày trước e đi thì xây dựng không được nhiều thế này.Và cái thời vẫn còn hoang vu,khách du lịch đi theo kiểu bụi chứ ko theo Tour như bây giờ.Để 10 cái xe máy ra ngoài đường cũng chả ai thèm rước.
Rada thì phải Sơn Trà, độ cao lớn, chăn ngay cửa vịnh Bắc bộ, trung điểm của đất nước và gần TQ hơn.Em thấy trên đảo vẫn đang có 1 đài rada lớn trên đỉnh núi, quan sát được cả dải bờ biển Việt Nam
VC em đã có kỷ nghỉ ở Lý Sơn, Quảng Ngãi năm ngoái. Cũng đã được đi hầu hết những điểm mà cụ đã kê. Điều đọng lại sau chuyến đi này chính là con người Quảng Ngãi - Rất mộc mạc và thân tình. Cảm ơn cụ.Ồ! Thế té ra cụ Lầm là người quê ở QN à? Không biết là ở huyện, xã nào vậy? Đọc nhiều bài của cụ em thấy cụ viết rất hay và sâu sắc, đã thế còn chăm post ảnh và tư liệu lên nữa. Em cũng là người gốc Bình Sơn đây, cũng mới về chơi Lý Sơn được vài hôm. Nói thực lòng, giờ đứng tuổi mới thấy mảnh đất, biển đảo quê hương mình thân thương lắm. Chứ vài chục năm trước đây, khi em còn trẻ, thì cũng đã về chơi QN nhiều lần. Nhiều khi ăn vội bữa cơm, thắp nén nhanh trên bàn thờ tổ nhưng trong bụng chỉ thấy quê mình nghèo, thời tiết khắc nhiệt xem ra thua xa Đà Nẵng, Nha Trang nên chỉ vội vội vàng lượn đến những chốn phù hoa chơi cho đã. Dần dần khi đã được đi du lịch nhiều trong nước và ngoài nước, bỗng chợt thấy: Những cảnh quan kỳ thú của thiên nhiên bỗng dần dần biến mất hoặc qua bàn tay nhào nặn của con người đã trở thành một kiểu giống nhau đến phát sợ: Chỗ du lịch nào cũng thấy Resort, Spa, bể bơi vô cực. Ngay cả đến hòn đá, cái cây cũng được setup sao cho vừa mắt. Điều mà em nhận thấy còn nguy hiểm hơn là ở chỗ: Những điểm đến du lịch đang hót dần dà làm thay đổi cả đạo đức và lối sống của người dân bản xứ. Họ bị tiêm nhiễm cách kiếm tiền nhanh chóng, mọi thói hư tật xấu của người tham quan tứ xứ. Nhu cầu tiêu dùng đã hút cạn kiệt mọi tài nguyên, đặc sản của địa phương. Tất cả những hệ luỵ đó của du lịch phát triển quá nóng đã làm "tầm thường" hoá mọi cảnh quan của đất nước. Trở lại với Lý Sơn, nếu những người quản lý không khôn khéo và có tâm, thì nguy cơ một hòn đảo nhỏ, dễ thương và đầy ắp những câu chuyện lịch sử kỳ thú sẽ sớm trở thành một Quan Lạn, Cát Bà, Phú Quốc... mà thôi! Tiếc cho Lý Sơn và tiếc cả cho Quảng Ngãi, một rẻo đất nghèo nhưng đẹp và mộc mạc, nằm kẹt giữa Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Các cụ có điều kiện chạy xe từng chặng ngắn từ Chu Lai ra biển, qua Thiên Đàng, Dung Quất, rồi đi tiếp qua Bình Châu (cổ vật) đến Sa Kỳ. Theo tàu ra Lý Sơn chơi vài hôm rồi về thăm Núi Ấn, sông Trà và thành phố Quảng Ngãi. Những hôm sau nữa tiện đường ghé thăm Đặng Thùy Trâm, nhà lưu niệm Pham Văn Đồng rồi xuôi xuống nghỉ relax ở Sa Huỳnh vài hôm. Sẽ có nhiều cảm nhận và yêu thương thêm Quảng Ngãi./.
Em vote phương án này. Rất thực tế và sát với lịch sử.Có ý kiến cho rằng nên sáp nhập Hoàng Sa vào Lý Sơn, thành Huyện Hoàng Sa, có thủ phủ là Lý Sơn.
Ta vừa có dân, vừa có chính quyền, lại kết nối được lịch sử và tương lai.
Như thế, hơn hẳn 1 huyện Hoàng Sa không dân thuộc Đà Nẵng như bây giờ.