[Funland] Lý Sơn, những điều chưa biết

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Quang Ảnh, tên đầy đủ là PHẠM QUANG ẢNH, người làng An Vĩnh, là một viên cai đội của Đội Hoàng Sa.

Tháng giêng năm 1815 vua Gia Long Nguyễn Ánh phong ông làm cai đội của Đội Hoàng Sa và giao cho ông dẫn theo một đội quân gồm 70 người từ Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) đi đến Hoàng Sa và Bắc Hải để xem xét, đo đạc thủy trình, trấn giữ Biển Đông và tìm kiếm sản vật quý về cho triều đình.

Mỗi chuyến đi 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8 thì quay về để tránh mùa biển động.

Đoàn thuyền của ông đã đi được nhiều chuyến thành công, nhưng rồi trong chuyến đi cuối cùng gió bão của biển khơi đã giữ lại những người con của Tổ quốc. Vua Gia Long đã đích thân đến tận Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
25 nấm mộ xếp thành một hàng trong đó ông Phạm Quang Ảnh đặt đầu tiên rồi đến 24 tử sĩ đồng đội của ông, đây là ngững ngôi mộ chiêu hồn (còn gọi là mộ gió) đầu tiên ở Đảo Lý Sơn.

Đến nay, sau hàng trăm năm, 25 ngôi mộ gió này đã kết liền với nhau thành một nấm mộ lớn dài hơn chục mét ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn.



Ông được phong làm Thượng đẳng thần để hộ vệ và ban phúc cho những người vượt sóng gió Biển Đông và được nhân dân xã An Vĩnh thờ cúng như Thành hoàng.

Tổ quốc ghi nhớ công lao của ông bằng cách: một hòn đảo lớn trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa được đặt tên là đảo Quang Ảnh.
 

xe vợ mua

Xe tăng
Biển số
OF-86930
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
1,713
Động cơ
663,764 Mã lực
Thanks Cụ Lầm em kê dép hóng tiếp
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhưng Phạm Quang Ảnh không có người nối dõi. Nhánh nhà ông gần như tuyệt tự

Điều buồn nhất bây giờ là nhà thờ Phạm Quang Ảnh trên đảo Lý Sơn hoang tàn và tiêu điều quá. Gia đình không có ai chăm nom, địa phương lại nghĩ đó là chuyện của dòng họ, nên giờ thế này





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Còn Hữu Nhật là ai?



Phạm Hữu Nhât là một vị Chánh đội trưởng Thủy quân suất đội của Đội Hoàng Sa.

Năm Bính Thân-1836 ông vâng mệnh vua Minh Mạng đưa binh thuyền gồm khoảng 50 người đi xem xét, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc và dựng bia chủ quyền của triều Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa.

Mỗi binh thuyền đem theo 10 cái bài gỗ, mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, trên có khắc dòng chữ "Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội trưởng Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chi thử lưu đẳng tự"

(nghĩa là: năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây, để ghi nhớ)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đội của ông đã dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật rồi về tâu trình với triều đình là đã hoàn thành nhiệm vu.

Không biết ông đã đi được bao nhiêu chuyến, nhưng đến chuyến cuối cùng năm 1854 thì ông và nhiều người đã "bị mất tích" trên biển.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Gia đình, họ tộc và quê hương đã an táng ông bằng một nấm mộ chiêu hồn (còn gọi là mộ gió) không có hài cốt tại thôn Đông làng An Vĩnh, bên cạnh ngôi mộ của cụ Thủy tổ họ Phạm Văn, một trong 6 vị tiền hiền khai cư làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn..



Các bộ chính sử của triều Nguyễn đều có ghi chép về sự kiện này và đánh giá công lao to lớn của ông trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa ; Tổ quốc khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhât cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ông Phạm Hữu Nhật vẫn còn con cháu. Nhà thờ ông trên đảo vẫn còn, "khang trang" hơn nhà thờ ông Quang Ảnh một chút, nhưng cũng ít người biết đến



 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
hAY QUA EM HÓNG
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Tám dòng họ ra khai phá đảo Lý Sơn từ năm 1604, dòng tộc nào cũng có người đi lính Hoàng Sa, vì thế, các dòng tộc này đều gìn giữ nhiều tư liệu quý đề cập đến đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa.

Mối quan hệ dòng tộc, đó chính là sợi dây vô hình, gắn bó chặt chẽ các cư dân trên đảo Lý Sơn thành một cộng đồng lớn
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Kể từ khi trấn nhậm phương Nam cuối thế kỷ 16, Chúa Nguyễn đã nghĩ ngay đến việc “ra Hoàng Sa”.

Các thư tịch cổ của triều Nguyễn cũng như những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục hoặc Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú đều đề cập khá tỉ mỉ về những cuộc chinh phục Hoàng Sa này.

Theo đó, hằng năm, các Chúa Nguyễn đã sai người tuyển 70 dân đinh giỏi nghề đi biển ở hai làng An Vĩnh và An Hải vùng cửa biển Sa Kỳ, sau này là dân đinh ở hai phường An Hải và An Vĩnh của đảo Lý Sơn giương buồm theo gió nồm vượt sóng ra Hoàng Sa

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Cứ tháng 2 nhận lệnh ra đi, tháng 8 trở về cửa Eo (cửa Thuận An) để nộp cho kinh thành Huế các loài hải sản quý hiếm và các vật dụng thu lượm được từ những con tàu buôn bị đắm và trôi giạt vô đảo.

Thuyền nhẹ và nhỏ nên chỉ chứa trên 10 người, không dùng chèo, chèo chi nổi!

Tất cả đều dùng buồm, lựa con nước và hướng gió mà đi. Đi bằng thuyền câu này, có những lúc nhìn thấy đảo rồi nhưng gặp hôm trời trở chứng, đổi hướng gió, buộc phải giương buồm lèo lái thuyền đi đường vòng, có khi hai ba ngày sau mới đặt được chân lên đảo.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trước khi đi Hoàng Sa, mỗi người lính phải chuẩn bị cho mình ngoài 6 tháng lương thực còn có 7 đòn tre, 7 sợi dây mây, một đôi chiếu, một thẻ bài có ghi tên họ, bản quán…

Hành trang này không báo hiệu một chỉ dấu bình yên nào cho người ra đi cả.

Mỗi binh phu đều tiên liệu cho mình cái chết nên mới chuẩn bị những thứ hành trang như thế để nhỡ khi gặp nạn trên đường thì đồng đội bó xác lại rồi thả xuống biển với hy vọng là trong đất liền sẽ biết được tông tích của người xấu số khi vớt xác.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Những rủi ro luôn đón chờ các binh phu chinh phục Hoàng Sa. Họ được ví như những chàng Kinh Kha một đi không trở lại.

Tri ân họ, và cũng là để “trấn an” những chàng trai trẻ của Lý Sơn trước lúc lên đường, người dân hòn đảo này tổ chức một lễ hội mang tên Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, hay còn được gọi bằng một tên khác, thay chữ “thế lính” bằng “tế lính”.

Khi nói “thế lính” là dùng để chỉ các bước tiến hành của buổi lễ mà ở đó, thầy pháp (phù thủy) bằng phép thuật của mình đã “yểm” vào các hình nhân thế mạng cũng như các con thuyền cách điệu là sẽ phải “chết thế” (thế lính) cho số binh phu sắp lên đường
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Còn nói “tế lính” là để chỉ việc tri ân những người đã bỏ mạng ngoài Hoàng Sa hoặc “tế sống” những người sắp lên đường.

Tháng 3 là tháng cúng thanh minh của các làng nhằm tưởng nhớ những bậc tiền hiền đã có công khai hoang lập ấp và những linh hồn không nơi thờ.

Dân Lý Sơn đã kết hợp “việc lề” này làm lễ “khao quân” trước khi các binh phu lên đường ra Hoàng Sa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
“Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi”. Để vững lòng người đi, người dân Lý Sơn đã nghĩ ra một cách: bắt hình nhân phải “chết thế”, bắt các thuyền bằng giấy phải “chìm thay”!



Những thầy pháp ở Lý Sơn giữ vai trò rất quan trọng trong việc bắt hình nhân phải “chết thế - chìm thay” này. Thầy pháp như điểm tựa tâm linh của lính Hoàng Sa trong mỗi đợt xuất quân
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong số 70 binh phu được tuyển chọn để ra Hoàng Sa mỗi năm thuở ấy, phần lớn đều là “trai tân” mới lớn và đi lần đầu.

Quy định của các vua triều Nguyễn đối với những binh phu ra Hoàng Sa là con thứ và chưa lập gia đình mới được đi, con trưởng phải ở nhà để lo thờ phụng tổ tiên.

Ngay trong nội dung của quy định này đã hàm chứa những tiên báo về một sự rủi ro rất lớn cho người ra đi.

Người ta không muốn nỗi đau mất mát trùm thêm lên cả vợ con của người xấu số nên phải chọn những chàng trai chưa lập gia đình là vì thế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Dù đã được “trấn an” bằng một buổi “thế lính” đượm chất bi hùng và huyền hoặc, dù đã được các hình nhân thế mạng cho mình trong lễ khao lề rồi nhưng phần lớn những chàng trai ra đi ngày ấy đều không trở lại.

6 tháng phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt ở Hoàng Sa, lại phải thường xuyên chống chọi với gió bão bất thường trong quá trình lênh đênh trên biển, câu chuyện được trở về đoàn tụ với gia đình đã trở nên quá xa vời với họ.

Phần lớn trong số họ, hoặc là gửi xác giữa biển khơi, hoặc là nằm lại với Hoàng Sa.

Thời mà quần đảo này còn chưa “nổi sóng” như hiện nay, ngư dân Lý Sơn đi đánh bắt hải sản ngoài ấy đã phát hiện rất nhiều ngôi mộ bằng đất nằm rải rác trên các đảo.

Chính những binh phu xấu số ấy đã hóa thân thành những cột mốc biên cương nơi Hoàng Sa từ thuở nào rồi.
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
9,093
Động cơ
4,755,624 Mã lực
Em góp thêm cái ảnh chụp cổng tò vò mới chụp hôm 15/9 :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top