[CCCĐ] Lý Sơn - Đi ngay kẻo muộn!

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Đứng trên đỉnh Thới Lới nhìn về phía núi lửa Giếng Tiền.
(đứng núi này, trông núi nọ :">:">:">)


_MG_0019rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Tuyến đường ven biển và một cầu cảng phía bắc đảo Lý Sơn đang hình thành

_MG_0016rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Con đường nhìn từ phía cột cờ xuống lại rất "mềm mại, dịu dàng" chứ k0 "sốc" như nhìn từ dưới lên

IMG_3175rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

BoTit

Xe hơi
Biển số
OF-131966
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
129
Động cơ
374,641 Mã lực
Các cụ cho em hỏi đi Lý Sơn có những điểm ăn uống ngon nào được không ạ?
 

vuluat2019

Xe đạp
Biển số
OF-693815
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
24
Động cơ
100,540 Mã lực
Tuổi
36
e mua đcược cân tỏi lý sơn về chả ăn được củ nào mới đau:((
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Lý Sơn, ngoài những ưu đãi của thiên nhiên về phong cảnh, địa chất còn là nơi hội tụ nhiều thông tin, bằng chứng giá trị về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Các tư liệu, tranh ảnh, bản đồ và hơn 100 hiện vật lịch sử liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên biển đông được quy tụ trưng bày, giới thiệu tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải.
Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải nằm trên khuôn viên thoáng đãng có sân rộng, phía trước nổi bật là cụm tượng đài cao 4,5m phác họa hình ảnh 3 tráng sĩ. Đứng giữa là cai đội trưởng mặc quân phục triều đình 1 tay chỉ thẳng ra biển hướng về Hoàng Sa còn tay kia đặt lên cột mốc có khắc dòng chữ “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên là hình ảnh 2 người lính thể hiện rõ nhiệm vụ của mình trong chuyến hải trình gian nan, 1 người cầm giáo mặc quân phục triều đình ý chỉ nhiệm vụ bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc, 1 người mặc mình trần vác lướt thể hiện công việc mưu sinh và đánh bắt hải vật trong quá trình làm nhiệm vụ trên biển.


IMG_7627rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Mặt sau của tượng đài có khắc dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu” tạm dịch là Hoàng Sa có vị trí cực kỳ hiểm yếu đối với biên giới của quốc gia, đây được xem là chiếu của vua Minh Mạng ra năm 1936 ( năm Minh Mạng thứ 17).

IMG_7628rs.jpg

Người miền Bắc, có lý luận, như em, đi một vòng quanh tượng đài cộng với đọc dòng chữ này là đã thấy nóng hừng hực trong người.
Em hỏi cccm, nắng thế kia mà bêu ngoài trời k0 nóng mới là lạ, phỏng ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Ngay từ những năm cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 những trai tráng thuộc 2 làng An Vinh và An Hải ở cửa biển Sa Kỳ đã được Vua Chúa nhà Nguyễn kêu gọi tham gia vào hải đội Hoàng Sa. Đây là một tổ chức nhà nước, vừa mang tính chất dân sự, vừa mang tính chất quân sự, vừa có chức năng kinh tế.
Đội Bắc Hải được thành lập sau đội Hoàng Sa vào khoảng trước năm 1776. Địa bàn hoạt động của đội Bắc Hải chủ yếu là ở khu vực quần đảo Trường Sa, khu vực biển Côn Sơn, Hà Tiên...Đội Hoàng Sa còn được giao nhiệm vụ kiêm quản đội Bắc Hải. Vì thế mới có tên đầy đủ là Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, nay gọi tắt là Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải.
Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải có nhiệm vụ thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, về sau còn đảm trách đi xem xét, đo đạc thủy trình vùng Hoàng Sa để vẽ bản đồ.
Những nội dung này đều được trích dẫn từ các văn tự, tư liệu lịch sử thời Nguyễn, là bằng chứng xác đáng về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Phương tiện Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải sử dụng khi làm nhiệm vụ là loại thuyền di chuyển bằng sức gió (thuyền buồm), tên gọi dân dã là ghe câu.

IMG_7630rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Người dân Lý Sơn vẫn lưu truyền câu ca:
“Hoàng Sa mây nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về”

IMG_7632rs.jpg

Khi ra đi, ngoài những công cụ dụng cụ làm việc, mỗi người lính còn tự trang bị cho mình những hành trang gồm: một đôi chiếu cói, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây cùng một thẻ bài. Bình thường chiếu chỉ để dùng lót nằm chẳng may có chuyện xảy ra được dùng bó xác, nẹp bằng 7 nẹp tre, bó bằng 7 sợi dây may (số 7 tượng trưng cho vía của người đàn ông) và kèm theo thẻ bài có khắc tên họ, quê quán của người mất. Xác người mất được bó kỹ lưỡng để may mắn có thể trôi vào đất liên hoặc được ngư dân vớt và nhìn vào thẻ bài biết được danh tính của người đã mất. Đó là may mắn còn phần lớn cả đội thuyền chẳng có người sống sót.
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Các vua nhà Nguyễn đã ban sắc truy phong cho những Cai đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải là “Thượng đẳng thần” và cho những người lính Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải là những “Hùng binh Hoàng Sa.” Linh vị của Cai đội, Chánh thủy quân, Suất đội và Thủy thủ Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được đặt ở vị trí trang trọng trong Nhà trưng bày.

IMG_7629rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Nhà trưng bày giới thiệu rất nhiều tấm bản đồ, đặc biệt là hải đồ sơ khởi được vẽ ra nhờ công sức thu thập thông tin thủy trình, cắm mốc của Hải Đội Hoàng Sa

IMG_7631rs.jpg

Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chính là những người đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong nhiều thế kỷ, bắt đầu từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 cho đến những năm 50 của thế kỷ 19 và đến nay vẫn còn lưu danh thơm trong sử sách và đọng lại trong trí nhớ dân gian.
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Theo sử liệu, "định biên" của Hải Đội Hoàng Sa là 70 người, được huy động chủ yếu từ người dân các làng An Vĩnh, An Hải (Lý Sơn). Việc "tòng quân" này theo nguyên tắc luân phiên, chia đều cho các họ tộc, k0 phân biệt sang hèn, tầng lớp. Hầu như mỗi lần ra khơi là "một đi không trở lại". Cho nên gần như gia đình nào ở Lý Sơn cũng có người tham gia và trở thành "hùng binh Hoàng Sa".
Từ thực tiễn mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ở đây đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Nghi lễ có lịch sử 400 năm này gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, là khoảng thời gian trước kia đội hùng binh nhận lệnh ra khơi làm nhiệm vụ hàng năm.

"Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai/ba khao lề thế lính Hoàng Sa


Lễ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được tổ chức hàng năm tại đình làng An Vĩnh.
Thôi thì k0 đến được đúng thời điểm thì cũng tìm đến đúng địa điểm xem Di tích Quốc gia Đình làng An Vĩnh ntn.

IMG_7713rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Đình làng An Vĩnh nằm ở thôn Tây, xã An Vĩnh, gần cảng Lý Sơn. Đình được xây dựng từ thế kỷ 18, ban đầu bằng vật liệu tranh tre, gỗ, vách đất. Đến năm 1789, đình được tu bổ, xây mới. Trải qua nhiều năm chiến tranh và thiên tai, đình bị xuống cấp nặng. Đến năm 2009, trên nền móng cũ và khảo sát nghiên cứu kiến trúc đình làng ở Quảng Ngãi cùng niên đại hiện còn và qua hồi cố của người dân địa phương, Nhà nước đã đầu tư kinh phí để phục dựng đình An Vĩnh như hiện nay, làm nơi thờ cúng Thành hoàng làng, các vị tiền hiền, hậu hiền, các vị cai đội và binh phu Hoàng Sa và làm nơi tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm.

IMG_7715rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Về mặt giá trị kiến trúc thì đình làng An Vĩnh k0 có gì nhiều do hoàn toàn phục dựng lại trên nền cũ.
Phía ngoài là bình phong, trụ biểu

IMG_7721rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Tiếp theo, sân đình khá rộng, là không gian hội họp và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội.

IMG_7716rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Tòa đại đình gồm đình hạ, đình trung, đình thượng, được đặt theo trục thần đạo, mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trên nóc đình, mái đình, có các hoa văn tứ linh, ngũ phúc được đắp nổi.

IMG_7714rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Hàng cột bên ngoài được đắp rồng phượng trông hơi hiện đại. Bộ vì kèo trông giống vì kèo nhà rường miền Trung


 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Bên trong đình An Vĩnh bài trí khá đơn giản. Gian thờ tự là nơi đặt bàn thờ tổ tiên của 13 dòng họ đầu tiên khai chiếm đảo Lý Sơn từ đầu thế kỷ 16

IMG_7720rs.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top