- Biển số
- OF-784824
- Ngày cấp bằng
- 18/7/21
- Số km
- 1,105
- Động cơ
- 38,644 Mã lực
Em là thằng sinh viên tự thi lý thuyết và thực hành sát hạch bằng A1, nhưng hiểu biết về luật quá hạn chế do toàn thi mẹo trắc nghiệm. Sau này phải trả học phí cho các anh Công an Phường thì biết sợ hơn và không dám đi sai luật giống mọi người. Đấy là em còn tự thi nhé, còn đa phần quê em mấy chị mấy bà và cả đám sinh viên đều bao lý thuyết cho nhanh, những đối tượng này chiếm phần đông đi xe máy ngoài đường, tất nhiên không biết tí gì về luật. Đến khi học bằng lái ô tô, em tham gia cũng gần 10 buổi lý thuyết, học bài bản thấy vỡ ra quá nhiều, tuy nhiên cũng là khó kể cả với trình độ Đại học. Và dù có học xong 600 câu lý thuyết thì ra đường vẫn phải vừa đi vừa học, lên mạng tham khảo nhiều mới nắm được cơ bản. Đi ô tô rồi mới thấy bản thân ngày trước và những người đi xe máy khiến giao thông bát nháo như nào.
Đúng như một cụ trên này nói, từ ngày lái ôtô đi cẩn thận hơn rất nhiều vì sợ phạt, sợ tốn tiền, sợ tai nạn phải đền. Nói chung là đánh vào kinh tế thì tự khắc sợ. Hơn nữa có hệ thống phạt nguội khi đăng kiểm phải nộp đủ nên cánh lái ô tô càng rón rén. Mấu chốt của việc giữ ô tô là lẽ này đây, tài xế phải có trình độ hiểu biết cơ bản về luật giao thông và không dám đi bát nháo như xe máy. Tất nhiên vẫn có thành phần lái ô tô đi láo nhưng số này không nhiều, lớ ngớ là bị phạt cả tháng lương nên sẽ rén.
Còn xe máy, người lái đủ thành phần. Ở đây bao nhiêu người đi xe máy tự tin hiểu luật và đi đúng luật? Sinh viên, xe ôm, bán hàng rong, công nhân, ninja Lead em thấy đa phần là không tuân thủ luật giao thông đấy. Phần vì không biết, phần vì tranh thủ mắt trước mắt sau không có CSGT thì vọt, chạy được thì thoát, không được thì đút vài trăm. Mức phạt thường chỉ vài trăm nghìn, không đủ răn đe. Mà như cụ nào trên này thống kê, 1 CSGT phải quản 6000 đầu xe, thật sự là không xuể. Lao ra chặn, đuổi bắt bì bị chống trả, có CSGT còn bị tông thẳng vào người, bị chém, bị trêu tức đến mức không kiếm chế phải dùng vũ lực.
Yangon thay đổi thế nào sau 16 năm cấm xe máy triệt để?
Vào mỗi buổi sáng ở trung tâm Yangon, người đi làm bắt đầu đổ về các ngả đường trong thành phố sầm uất nhất đất nước Myanmar nhưng trong sự yên tĩnh có đôi phần khác thường. Tiếng còi xe máy hú vang trên các con phố, một nét đặc trưng của nhiều khu đô thị ở Đông Nam Á không hề xuất hiện ở Yangon. Đơn giản vì họ đã cấm xe máy được 16 năm.
Từ năm 2003, xe máy chạy bằng nhiên liệu bị cấm triệt để trong toàn thành phố, xe đạp bị cấm ở trung tâm. 6 thị trấn ngoại ô Yangon cũng hạn chế để xe đạp và xe đạp điện di chuyển.
Vào thời điểm lệnh cấm được ban hành, có rất nhiều những đồn đoán được đưa ra về lý do chính quyền Yangon lại mạnh tay trong vấn đề này. Ông Maung Aung, người đứng đầu Cơ quan vận tải Vùng Yangon (YRTA) khẳng định rằng các loại xe bị cấm vì ý thức người điều khiển chúng kém, phần đông không tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là những nhóm thành niên trẻ tuổi ham thích rú ga ầm ĩ trên phố.
Việc cấm xe máy khiến tình hình giao thông tại trung tâm thủ đô Yangon trở nên thông thoáng hơn và tình trạng tai nạn cũng suy giảm.
Thêm vào đó, việc cấm xe máy đã làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông ở cố đô của Myanmar. Trước khi Yangon ban hành lệnh cấm xe máy, phương tiện này là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông, đồng thời là phương tiện phổ biến để tội phạm hoành hành. Theo ước tính trước năm 2003, xe máy gây ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông mỗi năm ở Yangon. Tuy nhiên, con số này đã giảm rõ rệt sau khi lệnh cấm được triển khai.
Khi xe máy còn "hoành hành" trên các đường phố ở Yangon, ý thức của người dân tại đây khi tham gia giao thông khá kém. Họ thường xuyên lấn làn, vượt đèn đỏ, tạt đầu các xe to. Nhưng khi xe máy ngừng chạy trên các con phố, người dân cũng học được cách kiên nhẫn hơn. Những chiếc xe ô tô không chen lấn, vượt nhau, dừng lại trước vạch quy định khi có đèn vàng.
36 năm Trung Quốc hạn chế xe máy
Lệnh cấm xe máy được nhiều thành phố Trung Quốc áp dụng hơn ba thập kỷ qua, với một trong những mục tiêu chính là giảm tai nạn giao thông.
Để hạn chế các vấn đề liên quan tới xe máy, giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa ra những chính sách hạn chế sử dụng xe máy, trong đó có ngừng đăng ký xe máy mới, cấm xe máy hoạt động trên các tuyến phố chính hoặc khu trung tâm, cũng như cấm người đi xe máy ngoại tỉnh vào thành phố.
Quyết liệt nhất trong số này là lệnh cấm hoàn toàn sử dụng xe máy trong phạm vi toàn thành phố, được thủ đô Bắc Kinh bắt đầu áp dụng từ năm 1985, trở thành địa phương đầu tiên ở Trung Quốc thực thi biện pháp này.
Đến đầu những năm 1990, ngày càng nhiều thành phố học theo mô hình của Bắc Kinh và đến nay, khoảng 185 thành phố Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm với loại phương tiện này.
Đúng như một cụ trên này nói, từ ngày lái ôtô đi cẩn thận hơn rất nhiều vì sợ phạt, sợ tốn tiền, sợ tai nạn phải đền. Nói chung là đánh vào kinh tế thì tự khắc sợ. Hơn nữa có hệ thống phạt nguội khi đăng kiểm phải nộp đủ nên cánh lái ô tô càng rón rén. Mấu chốt của việc giữ ô tô là lẽ này đây, tài xế phải có trình độ hiểu biết cơ bản về luật giao thông và không dám đi bát nháo như xe máy. Tất nhiên vẫn có thành phần lái ô tô đi láo nhưng số này không nhiều, lớ ngớ là bị phạt cả tháng lương nên sẽ rén.
Còn xe máy, người lái đủ thành phần. Ở đây bao nhiêu người đi xe máy tự tin hiểu luật và đi đúng luật? Sinh viên, xe ôm, bán hàng rong, công nhân, ninja Lead em thấy đa phần là không tuân thủ luật giao thông đấy. Phần vì không biết, phần vì tranh thủ mắt trước mắt sau không có CSGT thì vọt, chạy được thì thoát, không được thì đút vài trăm. Mức phạt thường chỉ vài trăm nghìn, không đủ răn đe. Mà như cụ nào trên này thống kê, 1 CSGT phải quản 6000 đầu xe, thật sự là không xuể. Lao ra chặn, đuổi bắt bì bị chống trả, có CSGT còn bị tông thẳng vào người, bị chém, bị trêu tức đến mức không kiếm chế phải dùng vũ lực.
Yangon thay đổi thế nào sau 16 năm cấm xe máy triệt để?
Vào mỗi buổi sáng ở trung tâm Yangon, người đi làm bắt đầu đổ về các ngả đường trong thành phố sầm uất nhất đất nước Myanmar nhưng trong sự yên tĩnh có đôi phần khác thường. Tiếng còi xe máy hú vang trên các con phố, một nét đặc trưng của nhiều khu đô thị ở Đông Nam Á không hề xuất hiện ở Yangon. Đơn giản vì họ đã cấm xe máy được 16 năm.
Từ năm 2003, xe máy chạy bằng nhiên liệu bị cấm triệt để trong toàn thành phố, xe đạp bị cấm ở trung tâm. 6 thị trấn ngoại ô Yangon cũng hạn chế để xe đạp và xe đạp điện di chuyển.
Vào thời điểm lệnh cấm được ban hành, có rất nhiều những đồn đoán được đưa ra về lý do chính quyền Yangon lại mạnh tay trong vấn đề này. Ông Maung Aung, người đứng đầu Cơ quan vận tải Vùng Yangon (YRTA) khẳng định rằng các loại xe bị cấm vì ý thức người điều khiển chúng kém, phần đông không tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là những nhóm thành niên trẻ tuổi ham thích rú ga ầm ĩ trên phố.
Việc cấm xe máy khiến tình hình giao thông tại trung tâm thủ đô Yangon trở nên thông thoáng hơn và tình trạng tai nạn cũng suy giảm.
Thêm vào đó, việc cấm xe máy đã làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông ở cố đô của Myanmar. Trước khi Yangon ban hành lệnh cấm xe máy, phương tiện này là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông, đồng thời là phương tiện phổ biến để tội phạm hoành hành. Theo ước tính trước năm 2003, xe máy gây ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông mỗi năm ở Yangon. Tuy nhiên, con số này đã giảm rõ rệt sau khi lệnh cấm được triển khai.
Khi xe máy còn "hoành hành" trên các đường phố ở Yangon, ý thức của người dân tại đây khi tham gia giao thông khá kém. Họ thường xuyên lấn làn, vượt đèn đỏ, tạt đầu các xe to. Nhưng khi xe máy ngừng chạy trên các con phố, người dân cũng học được cách kiên nhẫn hơn. Những chiếc xe ô tô không chen lấn, vượt nhau, dừng lại trước vạch quy định khi có đèn vàng.
36 năm Trung Quốc hạn chế xe máy
Lệnh cấm xe máy được nhiều thành phố Trung Quốc áp dụng hơn ba thập kỷ qua, với một trong những mục tiêu chính là giảm tai nạn giao thông.
Để hạn chế các vấn đề liên quan tới xe máy, giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa ra những chính sách hạn chế sử dụng xe máy, trong đó có ngừng đăng ký xe máy mới, cấm xe máy hoạt động trên các tuyến phố chính hoặc khu trung tâm, cũng như cấm người đi xe máy ngoại tỉnh vào thành phố.
Quyết liệt nhất trong số này là lệnh cấm hoàn toàn sử dụng xe máy trong phạm vi toàn thành phố, được thủ đô Bắc Kinh bắt đầu áp dụng từ năm 1985, trở thành địa phương đầu tiên ở Trung Quốc thực thi biện pháp này.
Đến đầu những năm 1990, ngày càng nhiều thành phố học theo mô hình của Bắc Kinh và đến nay, khoảng 185 thành phố Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm với loại phương tiện này.
Chỉnh sửa cuối: