[Funland] Lý do phải cấm xe máy ở Hà Nội

canboxom.dt

Xe tăng
Biển số
OF-784824
Ngày cấp bằng
18/7/21
Số km
1,105
Động cơ
38,746 Mã lực
Em là thằng sinh viên tự thi lý thuyết và thực hành sát hạch bằng A1, nhưng hiểu biết về luật quá hạn chế do toàn thi mẹo trắc nghiệm. Sau này phải trả học phí cho các anh Công an Phường thì biết sợ hơn và không dám đi sai luật giống mọi người. Đấy là em còn tự thi nhé, còn đa phần quê em mấy chị mấy bà và cả đám sinh viên đều bao lý thuyết cho nhanh, những đối tượng này chiếm phần đông đi xe máy ngoài đường, tất nhiên không biết tí gì về luật. Đến khi học bằng lái ô tô, em tham gia cũng gần 10 buổi lý thuyết, học bài bản thấy vỡ ra quá nhiều, tuy nhiên cũng là khó kể cả với trình độ Đại học. Và dù có học xong 600 câu lý thuyết thì ra đường vẫn phải vừa đi vừa học, lên mạng tham khảo nhiều mới nắm được cơ bản. Đi ô tô rồi mới thấy bản thân ngày trước và những người đi xe máy khiến giao thông bát nháo như nào.
Đúng như một cụ trên này nói, từ ngày lái ôtô đi cẩn thận hơn rất nhiều vì sợ phạt, sợ tốn tiền, sợ tai nạn phải đền. Nói chung là đánh vào kinh tế thì tự khắc sợ. Hơn nữa có hệ thống phạt nguội khi đăng kiểm phải nộp đủ nên cánh lái ô tô càng rón rén. Mấu chốt của việc giữ ô tô là lẽ này đây, tài xế phải có trình độ hiểu biết cơ bản về luật giao thông và không dám đi bát nháo như xe máy. Tất nhiên vẫn có thành phần lái ô tô đi láo nhưng số này không nhiều, lớ ngớ là bị phạt cả tháng lương nên sẽ rén.
Còn xe máy, người lái đủ thành phần. Ở đây bao nhiêu người đi xe máy tự tin hiểu luật và đi đúng luật? Sinh viên, xe ôm, bán hàng rong, công nhân, ninja Lead em thấy đa phần là không tuân thủ luật giao thông đấy. Phần vì không biết, phần vì tranh thủ mắt trước mắt sau không có CSGT thì vọt, chạy được thì thoát, không được thì đút vài trăm. Mức phạt thường chỉ vài trăm nghìn, không đủ răn đe. Mà như cụ nào trên này thống kê, 1 CSGT phải quản 6000 đầu xe, thật sự là không xuể. Lao ra chặn, đuổi bắt bì bị chống trả, có CSGT còn bị tông thẳng vào người, bị chém, bị trêu tức đến mức không kiếm chế phải dùng vũ lực.

Yangon thay đổi thế nào sau 16 năm cấm xe máy triệt để?
Vào mỗi buổi sáng ở trung tâm Yangon, người đi làm bắt đầu đổ về các ngả đường trong thành phố sầm uất nhất đất nước Myanmar nhưng trong sự yên tĩnh có đôi phần khác thường. Tiếng còi xe máy hú vang trên các con phố, một nét đặc trưng của nhiều khu đô thị ở Đông Nam Á không hề xuất hiện ở Yangon. Đơn giản vì họ đã cấm xe máy được 16 năm.
Từ năm 2003, xe máy chạy bằng nhiên liệu bị cấm triệt để trong toàn thành phố, xe đạp bị cấm ở trung tâm. 6 thị trấn ngoại ô Yangon cũng hạn chế để xe đạp và xe đạp điện di chuyển.

Vào thời điểm lệnh cấm được ban hành, có rất nhiều những đồn đoán được đưa ra về lý do chính quyền Yangon lại mạnh tay trong vấn đề này. Ông Maung Aung, người đứng đầu Cơ quan vận tải Vùng Yangon (YRTA) khẳng định rằng các loại xe bị cấm vì ý thức người điều khiển chúng kém, phần đông không tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là những nhóm thành niên trẻ tuổi ham thích rú ga ầm ĩ trên phố.
Việc cấm xe máy khiến tình hình giao thông tại trung tâm thủ đô Yangon trở nên thông thoáng hơn và tình trạng tai nạn cũng suy giảm.
1687838261427.png

Thêm vào đó, việc cấm xe máy đã làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông ở cố đô của Myanmar. Trước khi Yangon ban hành lệnh cấm xe máy, phương tiện này là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông, đồng thời là phương tiện phổ biến để tội phạm hoành hành. Theo ước tính trước năm 2003, xe máy gây ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông mỗi năm ở Yangon. Tuy nhiên, con số này đã giảm rõ rệt sau khi lệnh cấm được triển khai.
Khi xe máy còn "hoành hành" trên các đường phố ở Yangon, ý thức của người dân tại đây khi tham gia giao thông khá kém. Họ thường xuyên lấn làn, vượt đèn đỏ, tạt đầu các xe to. Nhưng khi xe máy ngừng chạy trên các con phố, người dân cũng học được cách kiên nhẫn hơn. Những chiếc xe ô tô không chen lấn, vượt nhau, dừng lại trước vạch quy định khi có đèn vàng.

36 năm Trung Quốc hạn chế xe máy
Lệnh cấm xe máy được nhiều thành phố Trung Quốc áp dụng hơn ba thập kỷ qua, với một trong những mục tiêu chính là giảm tai nạn giao thông.
Để hạn chế các vấn đề liên quan tới xe máy, giới chức Trung Quốc bắt đầu đưa ra những chính sách hạn chế sử dụng xe máy, trong đó có ngừng đăng ký xe máy mới, cấm xe máy hoạt động trên các tuyến phố chính hoặc khu trung tâm, cũng như cấm người đi xe máy ngoại tỉnh vào thành phố.
Quyết liệt nhất trong số này là lệnh cấm hoàn toàn sử dụng xe máy trong phạm vi toàn thành phố, được thủ đô Bắc Kinh bắt đầu áp dụng từ năm 1985, trở thành địa phương đầu tiên ở Trung Quốc thực thi biện pháp này.
Đến đầu những năm 1990, ngày càng nhiều thành phố học theo mô hình của Bắc Kinh và đến nay, khoảng 185 thành phố Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm với loại phương tiện này.
1687839130677.png
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực
cbx biên dài thế 😁 😁
 

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,925
Động cơ
593,011 Mã lực
Tuổi
40
Taù khựa bàn tay sắt, cần thì vác cả xe tăng đi giải tỏa mặt bằng, bố dân cũng ko dám nhây, nên cơ sở hạ tầng nó cải tạo cái một, phần nữa là đất nó cũng rộng hơn là chủ yếu, nên mới thấy cái ảnh đường xá như ở dưới.

Từ điều trên => cấm xe máy khi mà người ta đã tự tin phát triển cơ sở hạ tầng cũng như giao thông công cộng, nhưng đó chỉ là mục tiêu đề ra, nếu tới thời điểm đó giao thông công cộng cùng đường xa đủ ngon thì sẽ cấm, còn nếu chưa đủ thì sẽ lùi thời gian cấm lại.
 

12h

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-386868
Ngày cấp bằng
13/10/15
Số km
789
Động cơ
1,587,072 Mã lực
Tuổi
39
Em là thằng sinh viên tự thi lý thuyết và thực hành sát hạch bằng A1, nhưng hiểu biết về luật quá hạn chế do toàn thi mẹo trắc nghiệm. Sau này phải trả học phí cho các anh Công an Phường thì biết sợ hơn và không dám đi sai luật giống mọi người. Đấy là em còn tự thi nhé, còn đa phần quê em mấy chị mấy bà và cả đám sinh viên đều bao lý thuyết cho nhanh, những đối tượng này chiếm phần đông đi xe máy ngoài đường, tất nhiên không biết tí gì về luật. Đến khi học bằng lái ô tô, em tham gia cũng gần 10 buổi lý thuyết, học bài bản thấy vỡ ra quá nhiều, tuy nhiên cũng là khó kể cả với trình độ Đại học. Và dù có học xong 600 câu lý thuyết thì ra đường vẫn phải vừa đi vừa học, lên mạng tham khảo nhiều mới nắm được cơ bản.
Đúng như một cụ trên này nói, từ ngày lái ôtô đi cẩn thận hơn rất nhiều vì sợ phạt, sợ tốn tiền, sợ tai nạn phải đền. Nói chung là đánh vào kinh tế thì tự khắc sợ. Hơn nữa có hệ thống phạt nguội khi đăng kiểm phải nộp đủ nên cánh lái ô tô càng rón rén. Mấu chốt của việc giữ ô tô là lẽ này đây, tài xế phải có trình độ hiểu biết cơ bản về luật giao thông và không dám đi bát nháo như xe máy. Tất nhiên vẫn có thành phần lái ô tô đi láo nhưng số này không nhiều, lớ ngớ là bị phạt cả tháng lương nên sẽ rén.
Còn xe máy, người lái đủ thành phần. Ở đây bao nhiêu người đi xe máy tự tin hiểu luật và đi đúng luật? Sinh viên, xe ôm, bán hàng rong, công nhân, ninja Lead em thấy đa phần là không tuân thủ luật giao thông đấy. Phần vì không biết, phần vì tranh thủ mắt trước mắt sau không có CSGT thì vọt, chạy được thì thoát, không được thì đút vài trăm. Mức phạt thường chỉ vài trăm nghìn, không đủ răn đe. Mà như cụ nào trên này thống kê, 1 CSGT phải quản 6000 đầu xe, thật sự là không xuể. Lao ra chặn, đuổi bắt bì bị chống trả, có CSGT còn bị tông thẳng vào người, bị chém, bị trêu tức.
Tất nhiên cấm xe máy thì đường thông hè thoáng vì giảm đến 80% phương tiện đi lại, người vi phạm sẽ giảm đi đáng kể. Vì sàng lọc được nhưng đối tượng không biết gì về luật giao thông, sinh viên thì đa phần không mua nổi ô tô rồi, xe ôm cũng không còn, mà đối tượng này thì đi bát nháo số 1. Và quan trọng hơn cả, cướp giật không còn phương tiện hành nghề, chẳng ai đi xe điện để cướp cả. Muốn hết nạn cướp giật, chẳng cần hiệp sĩ làm gì, cứ cấm xe máy là xong.
Mưu sinh bằng nghề bán hàng rong chỉ làm đường phố thêm nhếch nhác, vì lo cho cơm áo đối tượng này mà phản đối cấm xe máy là dở lắm, không bán hàng rong thì đi làm công nhân, làm thuê nhiều nghềl lắm, vắng mợ chợ vẫn đông.
Hạ tầng xe công cộng không đủ đáp ứng? Tất nhiên ban đầu sẽ phải thích nghi dần, sẽ khó khăn đấy nhưng rồi sẽ ổn cả thôi. Ngày trước ai cũng phản đối đội mũ bảo hiểm, vướng víu, khó chịu nhưng rồi cũng ổn cả thôi. Người đi chợ loanh quanh sẽ chịu khó đạp xe hơn, chịu đi bộ hơn. Người dân cũng không ra đường phố nếu không thật cần thiết, trước thì xe máy tiện quá, phóng vi vu khắp nơi. Hết xe máy thì đường phố thoáng hơn, bus không bị tạt đầu, đi nhanh hơn, nhiều chuyến hơn, sẽ ổn cả thôi.
Cấm xe máy thì nhà ngõ hẻm cũng không còn giá trị như trước, vì lười đi bộ mà, thế càng tốt cho đô thị.
Bắc Kinh năm 1985 cũng chưa nhiều xe máy nhưng họ đã cấm rồi. Sau này các TP khác của Trung Quốc lượng xe máy tăng lên kinh khủng quá, họ cấm luôn từ 2002. Thời điểm này chưa phải bùng nổ về xe máy nhưng họ đã cấm sớm. Mô hình này nhân rộng ra hơn 180 TP khác ở quốc gia này. Họ thấy được lợi ích của cấm xe máy nên làm quyết liệt, làm sớm ngay từ khi phương tiện này còn chưa nhiều.
Giờ đây HN tắc đường ngày càng trầm trọng, giữa viêc có cả xe máy và ô tô hoặc chỉ có ô tô để giảm tắc đường thì tất nhiên loại bỏ xe máy sẽ giải quyết được vấn đề này trước mắt. Tại sao không cấm ô tô mà chỉ cấm xe máy? Vì như đã nói, ô tô dễ quản lý, dễ phạt, người lái có kiến thức và tuân thủ hơn vì đào tạo sát hạch khó và mức phạt nặng gấp nhiều lần xe máy. Người đi xe máy luôn trong tư thế sẵn sàng bỏ chạy, phạt nặng thì bỏ xe, lỡ bị tóm thì phạt vài trăm sợ gì. Còn ô tô thì biết chạy cũng không thoát nên ngoan ngoãn chấp hành, riêng mặt này đã thấy cái nào dễ quản hơn rồi.
Đứng ở ngã tư quan sát nhịp đèn nào xe máy cũng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều thấy sợ quá. Cảm thấy bất lực với phương tiện này rồi, cấm thôi. Các nước phát triển họ cấm từ lâu rồi, tiếc gì thứ phương tiện bát nháo, nguy hiểm này nữa. Xe máy đi rất nguy hiểm, động cái là ngã, đi tốc độ cao không thua gì ô tô mà nhiều người còn vương vấn quá. Xe điện dù gì cũng không đi quá 50km/h, có vọt cũng không rồ ga phi nhanh được như xe máy nên sẽ an toàn hơn. Bỏ xe máy thì đi xe đạp, xe điện đi.
Bản thân em nếu sau này cấm xe máy mà ô tô vẫn bị tắc đường, em sẵn sàng để ô tô ở nhà đi xe bus nếu mạng lưới bus phủ sóng ra đến gần nhà em. Lái ô tô mà tắc thì đâu vui vẻ gì, chẳng qua không còn phương tiện nào thì phải đi thôi, ham hố gì.

Ảnh dưới: Bắc Kinh cấm xe máy lần đầu tiên năm 1985. Mọi người chăm chỉ đạp xe quá. Thời điểm này dân cũng phản đối đấy, sau này mới hiểu vì sao họ cấm sớm thế, đúng là tầm nhìn đi trước thời đại.
View attachment 7927338
Quảng Châu không còn xe máy, chỉ còn xe bus và ô tô cùng người đi bộ trên vỉa hè.
View attachment 7927371
Vỉa hè không có để đi bộ
Phương tiện công cộng thì không đáp ứng được nhu cầu sử dụng
Cơ sở trên chưa có thì cấm kiểu gì cụ :)
 

cucsat

Xe tải
Biển số
OF-34810
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
283
Động cơ
474,415 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trung
Công nhận nếu cấm xe máy xăng thì đường phố sẽ rất yên tĩnh. Em cơ bản ủng hộ mặc dù nhà em chủ yếu đi xe máy.
 

Xe_loi

Xe tăng
Biển số
OF-18178
Ngày cấp bằng
3/7/08
Số km
1,544
Động cơ
487,995 Mã lực
Cứ xây dựng một hệ thống BTS, MRT giống Thái, chả cần phải cấm dân cũng tự biết mình phải làm gì. Cụ qua BKK thấy đường phố rất sạch, tắc thì vẫn tắc nhưng BTS, MRT luôn full cực thuận tiện.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,634 Mã lực
Chỉ cần cấm đèo trẻ dưới 10 tuổi. Đảm bảo giảm 1/2 số xe máy hiện tại. Đèo trẻ trên xe máy đúng là đánh đu với tử thần khi trên đường quốc lộ.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,183
Động cơ
127,014 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy nếu cấm xe máy thì phải có hương tiện công cộng đủ mạnh đáp ứng đủ nhu cầu di chuyển trước đã. chứ giờ cấm xe máy thì số người đang đi xe máy chuyển hết sang đi xe đạp hoặc ô tô thì còn tắc hơn nhiều vì:
1, chuyển sang đi ô tô: ô tô rõ rãng chiếm chỗ nhiều hơn cái xe máy
2, chuyển sang đi xe đạp: xe đạp di chuyển chậm hơn nên cùng 1 thời gian rõ ràng là đường xá vận chuyển đc ít người đi qua hơn
 

ate1987

Xe tăng
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
1,724
Động cơ
62,468 Mã lực
Em là thằng sinh viên tự thi lý thuyết và thực hành sát hạch bằng A1, nhưng hiểu biết về luật quá hạn chế do toàn thi mẹo trắc nghiệm. Sau này phải trả học phí cho các anh Công an Phường thì biết sợ hơn và không dám đi sai luật giống mọi người. Đấy là em còn tự thi nhé, còn đa phần quê em mấy chị mấy bà và cả đám sinh viên đều bao lý thuyết cho nhanh, những đối tượng này chiếm phần đông đi xe máy ngoài đường, tất nhiên không biết tí gì về luật. Đến khi học bằng lái ô tô, em tham gia cũng gần 10 buổi lý thuyết, học bài bản thấy vỡ ra quá nhiều, tuy nhiên cũng là khó kể cả với trình độ Đại học. Và dù có học xong 600 câu lý thuyết thì ra đường vẫn phải vừa đi vừa học, lên mạng tham khảo nhiều mới nắm được cơ bản.
Đúng như một cụ trên này nói, từ ngày lái ôtô đi cẩn thận hơn rất nhiều vì sợ phạt, sợ tốn tiền, sợ tai nạn phải đền. Nói chung là đánh vào kinh tế thì tự khắc sợ. Hơn nữa có hệ thống phạt nguội khi đăng kiểm phải nộp đủ nên cánh lái ô tô càng rón rén. Mấu chốt của việc giữ ô tô là lẽ này đây, tài xế phải có trình độ hiểu biết cơ bản về luật giao thông và không dám đi bát nháo như xe máy. Tất nhiên vẫn có thành phần lái ô tô đi láo nhưng số này không nhiều, lớ ngớ là bị phạt cả tháng lương nên sẽ rén.
Còn xe máy, người lái đủ thành phần. Ở đây bao nhiêu người đi xe máy tự tin hiểu luật và đi đúng luật? Sinh viên, xe ôm, bán hàng rong, công nhân, ninja Lead em thấy đa phần là không tuân thủ luật giao thông đấy. Phần vì không biết, phần vì tranh thủ mắt trước mắt sau không có CSGT thì vọt, chạy được thì thoát, không được thì đút vài trăm. Mức phạt thường chỉ vài trăm nghìn, không đủ răn đe. Mà như cụ nào trên này thống kê, 1 CSGT phải quản 6000 đầu xe, thật sự là không xuể. Lao ra chặn, đuổi bắt bì bị chống trả, có CSGT còn bị tông thẳng vào người, bị chém, bị trêu tức.
Tất nhiên cấm xe máy thì đường thông hè thoáng vì giảm đến 80% phương tiện đi lại, người vi phạm sẽ giảm đi đáng kể. Vì sàng lọc được nhưng đối tượng không biết gì về luật giao thông, sinh viên thì đa phần không mua nổi ô tô rồi, xe ôm cũng không còn, mà đối tượng này thì đi bát nháo số 1. Và quan trọng hơn cả, cướp giật không còn phương tiện hành nghề, chẳng ai đi xe điện để cướp cả. Muốn hết nạn cướp giật, chẳng cần hiệp sĩ làm gì, cứ cấm xe máy là xong.
Mưu sinh bằng nghề bán hàng rong chỉ làm đường phố thêm nhếch nhác, vì lo cho cơm áo đối tượng này mà phản đối cấm xe máy là dở lắm, không bán hàng rong thì đi làm công nhân, làm thuê nhiều nghềl lắm, vắng mợ chợ vẫn đông.
Hạ tầng xe công cộng không đủ đáp ứng? Tất nhiên ban đầu sẽ phải thích nghi dần, sẽ khó khăn đấy nhưng rồi sẽ ổn cả thôi. Ngày trước ai cũng phản đối đội mũ bảo hiểm, vướng víu, khó chịu nhưng rồi cũng ổn cả thôi. Người đi chợ loanh quanh sẽ chịu khó đạp xe hơn, chịu đi bộ hơn. Người dân cũng không ra đường phố nếu không thật cần thiết, trước thì xe máy tiện quá, phóng vi vu khắp nơi. Hết xe máy thì đường phố thoáng hơn, bus không bị tạt đầu, đi nhanh hơn, nhiều chuyến hơn, sẽ ổn cả thôi.
Cấm xe máy thì nhà ngõ hẻm cũng không còn giá trị như trước, vì lười đi bộ mà, thế càng tốt cho đô thị.
Bắc Kinh năm 1985 cũng chưa nhiều xe máy nhưng họ đã cấm rồi. Sau này các TP khác của Trung Quốc lượng xe máy tăng lên kinh khủng quá, họ cấm luôn từ 2002. Thời điểm này chưa phải bùng nổ về xe máy nhưng họ đã cấm sớm. Mô hình này nhân rộng ra hơn 180 TP khác ở quốc gia này. Họ thấy được lợi ích của cấm xe máy nên làm quyết liệt, làm sớm ngay từ khi phương tiện này còn chưa nhiều.
Giờ đây HN tắc đường ngày càng trầm trọng, giữa viêc có cả xe máy và ô tô hoặc chỉ có ô tô để giảm tắc đường thì tất nhiên loại bỏ xe máy sẽ giải quyết được vấn đề này trước mắt. Tại sao không cấm ô tô mà chỉ cấm xe máy? Vì như đã nói, ô tô dễ quản lý, dễ phạt, người lái có kiến thức và tuân thủ hơn vì đào tạo sát hạch khó và mức phạt nặng gấp nhiều lần xe máy. Người đi xe máy luôn trong tư thế sẵn sàng bỏ chạy, phạt nặng thì bỏ xe, lỡ bị tóm thì phạt vài trăm sợ gì. Còn ô tô thì biết chạy cũng không thoát nên ngoan ngoãn chấp hành, riêng mặt này đã thấy cái nào dễ quản hơn rồi.
Đứng ở ngã tư quan sát nhịp đèn nào xe máy cũng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều thấy sợ quá. Cảm thấy bất lực với phương tiện này rồi, cấm thôi. Các nước phát triển họ cấm từ lâu rồi, tiếc gì thứ phương tiện bát nháo, nguy hiểm này nữa. Xe máy đi rất nguy hiểm, động cái là ngã, đi tốc độ cao không thua gì ô tô nên ngã là rất nguy hiểm, nhẹ trầy xước, nặng gãy tay chân, chấn thương sọ não mà nhiều người còn vương vấn quá. Xe điện dù gì cũng không đi quá 50km/h, có vọt cũng không rồ ga phi nhanh được như xe máy nên sẽ an toàn hơn. Bỏ xe máy thì đi xe đạp, xe điện đi. Mấu chốt của cấm xe máy là giảm tai nạn chứ không hẳn là hết hẳn tắc đường.
Bản thân em nếu sau này cấm xe máy mà ô tô vẫn bị tắc đường, em sẵn sàng để ô tô ở nhà đi xe bus nếu mạng lưới bus phủ sóng ra đến gần nhà em. Lái ô tô mà tắc thì đâu vui vẻ gì, chẳng qua không còn phương tiện nào thì phải đi thôi, ham hố gì.

Ảnh dưới: Bắc Kinh cấm xe máy lần đầu tiên năm 1985. Mọi người chăm chỉ đạp xe quá. Thời điểm này dân cũng phản đối đấy, sau này mới hiểu vì sao họ cấm sớm thế, đúng là tầm nhìn đi trước thời đại.
View attachment 7927338
Quảng Châu không còn xe máy, chỉ còn xe bus và ô tô cùng người đi bộ trên vỉa hè. Bỏ phương tiện bát nháo bậc nhất, tất nhiên giao thông cũng quy củ.
View attachment 7927371
quan trọng là phương tiện công cộng. Chứ đi xe đạp thì chịu chết , nắng nóng 37-40 độ ngoài trời chắc lên được công ty phải đi tắm rồi mới làm việc được .
 

canboxom.dt

Xe tăng
Biển số
OF-784824
Ngày cấp bằng
18/7/21
Số km
1,105
Động cơ
38,746 Mã lực
Em thấy nếu cấm xe máy thì phải có hương tiện công cộng đủ mạnh đáp ứng đủ nhu cầu di chuyển trước đã. chứ giờ cấm xe máy thì số người đang đi xe máy chuyển hết sang đi xe đạp hoặc ô tô thì còn tắc hơn nhiều vì:
1, chuyển sang đi ô tô: ô tô rõ rãng chiếm chỗ nhiều hơn cái xe máy
2, chuyển sang đi xe đạp: xe đạp di chuyển chậm hơn nên cùng 1 thời gian rõ ràng là đường xá vận chuyển đc ít người đi qua hơn
Sinh viên, xe ôm, công nhân chuyển sang ô tô kiểu gì hả cụ?
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,152
Động cơ
400,634 Mã lực
Thu nhập vẫn thấp vl thì cấm xe máy thế nào được
Tiền nuôi ô tô ở Hà Nội cũng phải 15 triệu 1 tháng
Có mỗi việc chuyển trường Đại học ra ngoại thành mà 20 năm nay toàn nói mõm
Đúng thật. Ô tô toàn bị chém đủ mọi hình thức. Sửa xe cũng toàn giá trên trời. Em định đi thay dầu hộp số con xe cỏ mà báo giá toàn 3 triệu mấy
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,132 Mã lực
Theo em, cấm hay không cũng vì trật tự an toàn giao thông. Nhưng có nhiều thứ để bắt đầu. VD: đổi quân phục và trang bị cho cảnh sát giao thông. Nhìn làm sao cho oách hơnhơn để người dân nhìn thấy an toàn, tin cậy và nể phục để thể hiện rõ chức năng của cảnh sát giao thông. Chứ cứ vàng vàng, rồi ổi Tàu, rồi mấy con cạp nong cạp nia thì còn lâu. Mỗi ngã tư làm 1 con xe zíp trực, lắp biển báo cẩn thận để thấy sự tôn nghiêm của pháp luật. Chỉ có vài con sâu làm rầu nồi canh thôi nhưng đi đêm hôm mà nhìn thấy CSCĐ thấy yên tâm hơn hẳn. Và cá nhân em đề nghị cảnh sát giao thông được mang súng như cảnh sát cơ động. Nhìn thấy là vào khuôn phép ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
484
Động cơ
130,115 Mã lực
Tuổi
33
Góc nhìn cụ thớt chỉ thế thôi ạ (:|
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top