Em rất đồng ý với cụ đoạn này.
Cụ đến nhà ở miền Tây chơi, họ hỏi: “ăn không”? Nếu “có” thì ngồi xuống, oánh chén thoải mái, trong nhà có gì ngon lôi ra mời, no say thì thôi. Nếu “không” thì ra võng nằm, tui nhậu tiếp, không mời đi mời lại.
Hơn 10 năm trước em có dự án ở miền Tây. Một hôm mời anh Chủ tịch huyện đi nhậu (mời lần đầu). Ảnh dẫn vào quán mái lá, ven sông, gọi món rắn nướng muối ớt, cá nướng và ít chả cá, rượu đế (rượu nút chuối). Từ sếp đến quân ngồi cùng bàn, không phân biệt, ăn nhậu thoải mái, zui zẻ.
Người miền Tây dễ thương vậy đấy.
Trước đây miền Tây năm nào cũng lũ lụt, cá tôm đầy đồng, ruộng lúa bao la, có thể không giàu chứ không đói. Nhu cầu về nhà cửa của họ đơn giản, suy nghĩ chân chất, thật thà, ít bon chen, ghanh đua. So với nông thôn các miền thì nhà ở miền Tây kém hơn nhiều các miền khác, nhất là miền Bắc.
Khoảng 10 năm về đây thì lối sống người miền Tây cũng thay đổi nhiều rồi. Họ lên TP làm công nhân rất nhiều chứ không chỉ đồng ruộng như trước đây nữa. Nếu ở quê thì không bị đói nhưng tiền ít. Hơn 20 năm trước, người Bắc vào SG, Bình Dương, Đồng Nai như nào thì bây giờ người miền Tây lên SG, Bình Dương, Đồng Nai như vậy. Vì thế, năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp lễ, tết thì đường về miền Tây lại kẹt xe.