- Biển số
- OF-85574
- Ngày cấp bằng
- 17/2/11
- Số km
- 420
- Động cơ
- 402,026 Mã lực
Học hỏi, coi cóp của OF đã nhiều, hôm nay em xin mạnh dạn làm 1 thớt.
Vấn đề đặt ra từ bản thân em cũng như một số cụ mới lấy bằng hoặc mới lái chủ yếu được học và sử dụng xe MT, nay vì xu hướng tiến bộ xã hội, khả năng điều kiện và cơ hội để lái xe AT, đôi khi gặp bỡ ngỡ và cảm thấy không được tự tin. Cá biệt có người thâm niên lái xe, khi điều khiển AT lại gây tai nạn xe điên nghiêm trọng.
Vậy từ việc lái xe hàng ngày trên MT, ta có thể đạt được những kỹ năng gì để tự tin sử dụng xe AT ngay, không phải lăn tăn, e ngại, đúng nguyên tắc, đã có bằng thì xe nào cũng lái, đường nào cũng đi.
Em có 3 ý:
1. Sử dụng chân côn tối thiểu:
- Nói thì dễ, côn sinh ra để chân trái nó đạp, xe số sàn thì không thể không đạp côn. Vậy sử dụng tối thiểu là dùng nó ít thôi, đạp côn chuyển số nhẹ nhành nhanh chóng, chuyển số đúng theo tốc độ của xe. Trong các tình huống đánh giá không thể tăng tốc, chỉ có thể đi đều và giảm tốc thì về mo, sau đó cho chân trái nghỉ khỏe.
- Điều khiển chân phải nhẹ nhàng, chủ yếu là đi bằng chân ga ở chế độ tăng ga để đi nhanh hơn hoặc nhả ga chạy quán tính galenti. Tính toán để ít phải phanh, đặc biệt tránh phanh dúi - buộc phải đạp côn không chết máy. Em nói thế có cụ lại bảo, đi thế cứ tà tà như taxi thì mất sướng, nhưng em thấy cứ đạp ga rồi phanh thì chẳng ý nghĩa gì. Em đi đường có tính toán vẫn thấy mình nhanh hơn khối chú luôn đèn đỏ. Việc luyện không đạp gí ga với phanh gấp giúp cho cảm nhận tốc độ và điều chỉnh cái chân phải, phù hợp với việc làm chủ tốc độ ở xe AT.
2. Tay không cầm cần số:
- Đi đường nội thành chuyển số liên tục, cầm tay cần số xe MT là một thói quen. Cái dở là cần số xe AT không phải để giật nhiều như MT. Em đang luyện tay chỉ cầm cần phanh, không thì đặt lên đùi, miễn là vẫn tập trung nơ ron để lái xe là được.
3. Lái xe AT.
- Chỉ nói chuyện cụ mới lần đầu ngồi AT thôi, nói sau thành múa rùi mắt thợ. Ngoài đủ các kỹ năng các cụ học được từ các thớt trên, em cho rằng mới lần đầu ngồi lên xe, nên tìm hiểu tường tận các thành phần điều khiển của xe, có thể xe AT sẽ có một vài điểm khác như nội thất, bố trí. Ví dụ cần số để thế nào là tiến, lùi, dừng, mo, cái nào là lẫy khóa. Các thành phần khác như xi nhan, gạt nước, còi, đèn. Các hỗ trợ khác như điều hòa, kính, gương. Ví dụ xe có nút tự cụp gương ta không dùng lại ra ngoài đập cái rụp thì quê quá. Tóm lại nếu xe của mình thì phá vô tư, nếu dở là bố người yêu hay ai đó nhờ vặn lái thì cứ hỏi kỹ cho chắc.
- Điều khiển xe: Vặn lái không vấn đề, có mỗi cái là cái chân ga. Em hiểu xe AT nó hình như không điều khiển trực tiếp vào bướm ga thì phải. Có một độ trễ từ lúc đạp đến lúc di chuyển, đặc biệt với chế độ điều khiển mô men tự động tùy theo cảm biến, hình như có vật cản thì xe càng khỏe thì phải. Ví dụ là một số tai nạn lùi cả xe lên đầu xe khác trên đường Láng. Cơ chế điều khiển chân ga như vậy nên phải cảnh giác. Khi đạp ga phải hết sức đề phòng sau khi cảm nhận xe di chuyển phải giảm ga hoặc chuyển sang chân phanh ngay. Có mợ đã lùi xe xuống hồ nhờ cái chân ga này./
Đây là kinh nghiệm cá nhân, có thể không đúng với kinh nghiệm hoặc đặc tính điều khiển từng người. Đặc biệt với các cụ chưa quen xe, điều khiển phanh ga và tốc độ chưa tốt, xe chết máy nhiều, hỏng đề và chết acquy thì chớ chửi em nhé.
Em xin biên tập bổ xung kinh nghiệm các cụ khác:
Cụ unknown.king
Về xử lý chân ga AT tại các điểm khó như tiến lùi vật cản (ví dụ trèo lên vỉa hè, chèn qua hòn gạch, lùi dốc đổ xăng): 2 cách giải quyết.
Cách 1 dành cho newbie: đạp ga 2 lần, tức là đạp 1 phát, xong nhả ra ngay, cho máy móc tính toán j thì tính đi, xong đạp tiếp phát thứ 2, xe sẽ vọt lên. tại sao không đạp 1 phát giữ nguyên luôn. bởi vì phát đầu tiên, biết nông sâu thế nào mà đạp? vì cụ chưa quen xe, chẳng may đạp sâu quá, xe nó về số xong nó vọt một phát, hôm sau cụ lên báo, còn nếu đạp 2 lần, lần 1, xe tự trả về số thấp, lần 2, cụ có thể cảm thấy máy nó bốc bằng nào là vừa.
Cách 2: đang ở D, cụ kéo cần số cho về số thấp hơn (thường là về số 3, với 1 số xe thì là số 4, 5), xong lên ga như bình thường. vượt đc nửa xe cụ đẩy lại D để xe tăng vòng tua cao quá, tránh tốn xăng.
Cụ coolpix8700:
...việc tìm hiểu cái xe có tiện ích gì và những cái tiện ích ấy chúng hỗ trợ như thế nào cho chính cái xe ấy là điều cần khi ngồi sau vô lăng của nó!
Cụ 73L-8888:
Em thì thấy đa số vẫn do cảm nhận và năng khiếu lái xe của bản thân thôi. ..
Tks các cụ đã góp ý.
Vấn đề đặt ra từ bản thân em cũng như một số cụ mới lấy bằng hoặc mới lái chủ yếu được học và sử dụng xe MT, nay vì xu hướng tiến bộ xã hội, khả năng điều kiện và cơ hội để lái xe AT, đôi khi gặp bỡ ngỡ và cảm thấy không được tự tin. Cá biệt có người thâm niên lái xe, khi điều khiển AT lại gây tai nạn xe điên nghiêm trọng.
Vậy từ việc lái xe hàng ngày trên MT, ta có thể đạt được những kỹ năng gì để tự tin sử dụng xe AT ngay, không phải lăn tăn, e ngại, đúng nguyên tắc, đã có bằng thì xe nào cũng lái, đường nào cũng đi.
Em có 3 ý:
1. Sử dụng chân côn tối thiểu:
- Nói thì dễ, côn sinh ra để chân trái nó đạp, xe số sàn thì không thể không đạp côn. Vậy sử dụng tối thiểu là dùng nó ít thôi, đạp côn chuyển số nhẹ nhành nhanh chóng, chuyển số đúng theo tốc độ của xe. Trong các tình huống đánh giá không thể tăng tốc, chỉ có thể đi đều và giảm tốc thì về mo, sau đó cho chân trái nghỉ khỏe.
- Điều khiển chân phải nhẹ nhàng, chủ yếu là đi bằng chân ga ở chế độ tăng ga để đi nhanh hơn hoặc nhả ga chạy quán tính galenti. Tính toán để ít phải phanh, đặc biệt tránh phanh dúi - buộc phải đạp côn không chết máy. Em nói thế có cụ lại bảo, đi thế cứ tà tà như taxi thì mất sướng, nhưng em thấy cứ đạp ga rồi phanh thì chẳng ý nghĩa gì. Em đi đường có tính toán vẫn thấy mình nhanh hơn khối chú luôn đèn đỏ. Việc luyện không đạp gí ga với phanh gấp giúp cho cảm nhận tốc độ và điều chỉnh cái chân phải, phù hợp với việc làm chủ tốc độ ở xe AT.
2. Tay không cầm cần số:
- Đi đường nội thành chuyển số liên tục, cầm tay cần số xe MT là một thói quen. Cái dở là cần số xe AT không phải để giật nhiều như MT. Em đang luyện tay chỉ cầm cần phanh, không thì đặt lên đùi, miễn là vẫn tập trung nơ ron để lái xe là được.
3. Lái xe AT.
- Chỉ nói chuyện cụ mới lần đầu ngồi AT thôi, nói sau thành múa rùi mắt thợ. Ngoài đủ các kỹ năng các cụ học được từ các thớt trên, em cho rằng mới lần đầu ngồi lên xe, nên tìm hiểu tường tận các thành phần điều khiển của xe, có thể xe AT sẽ có một vài điểm khác như nội thất, bố trí. Ví dụ cần số để thế nào là tiến, lùi, dừng, mo, cái nào là lẫy khóa. Các thành phần khác như xi nhan, gạt nước, còi, đèn. Các hỗ trợ khác như điều hòa, kính, gương. Ví dụ xe có nút tự cụp gương ta không dùng lại ra ngoài đập cái rụp thì quê quá. Tóm lại nếu xe của mình thì phá vô tư, nếu dở là bố người yêu hay ai đó nhờ vặn lái thì cứ hỏi kỹ cho chắc.
- Điều khiển xe: Vặn lái không vấn đề, có mỗi cái là cái chân ga. Em hiểu xe AT nó hình như không điều khiển trực tiếp vào bướm ga thì phải. Có một độ trễ từ lúc đạp đến lúc di chuyển, đặc biệt với chế độ điều khiển mô men tự động tùy theo cảm biến, hình như có vật cản thì xe càng khỏe thì phải. Ví dụ là một số tai nạn lùi cả xe lên đầu xe khác trên đường Láng. Cơ chế điều khiển chân ga như vậy nên phải cảnh giác. Khi đạp ga phải hết sức đề phòng sau khi cảm nhận xe di chuyển phải giảm ga hoặc chuyển sang chân phanh ngay. Có mợ đã lùi xe xuống hồ nhờ cái chân ga này./
Đây là kinh nghiệm cá nhân, có thể không đúng với kinh nghiệm hoặc đặc tính điều khiển từng người. Đặc biệt với các cụ chưa quen xe, điều khiển phanh ga và tốc độ chưa tốt, xe chết máy nhiều, hỏng đề và chết acquy thì chớ chửi em nhé.
Em xin biên tập bổ xung kinh nghiệm các cụ khác:
Cụ unknown.king
Về xử lý chân ga AT tại các điểm khó như tiến lùi vật cản (ví dụ trèo lên vỉa hè, chèn qua hòn gạch, lùi dốc đổ xăng): 2 cách giải quyết.
Cách 1 dành cho newbie: đạp ga 2 lần, tức là đạp 1 phát, xong nhả ra ngay, cho máy móc tính toán j thì tính đi, xong đạp tiếp phát thứ 2, xe sẽ vọt lên. tại sao không đạp 1 phát giữ nguyên luôn. bởi vì phát đầu tiên, biết nông sâu thế nào mà đạp? vì cụ chưa quen xe, chẳng may đạp sâu quá, xe nó về số xong nó vọt một phát, hôm sau cụ lên báo, còn nếu đạp 2 lần, lần 1, xe tự trả về số thấp, lần 2, cụ có thể cảm thấy máy nó bốc bằng nào là vừa.
Cách 2: đang ở D, cụ kéo cần số cho về số thấp hơn (thường là về số 3, với 1 số xe thì là số 4, 5), xong lên ga như bình thường. vượt đc nửa xe cụ đẩy lại D để xe tăng vòng tua cao quá, tránh tốn xăng.
Cụ coolpix8700:
...việc tìm hiểu cái xe có tiện ích gì và những cái tiện ích ấy chúng hỗ trợ như thế nào cho chính cái xe ấy là điều cần khi ngồi sau vô lăng của nó!
Cụ 73L-8888:
Em thì thấy đa số vẫn do cảm nhận và năng khiếu lái xe của bản thân thôi. ..
Tks các cụ đã góp ý.
Chỉnh sửa cuối: