Luyện kỹ năng lái trên xe MT phù hợp với điều khiển xe AT

bucxucthivao

Xe tải
Biển số
OF-85574
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
373
Động cơ
402,026 Mã lực
Học hỏi, coi cóp của OF đã nhiều, hôm nay em xin mạnh dạn làm 1 thớt.
Vấn đề đặt ra từ bản thân em cũng như một số cụ mới lấy bằng hoặc mới lái chủ yếu được học và sử dụng xe MT, nay vì xu hướng tiến bộ xã hội, khả năng điều kiện và cơ hội để lái xe AT, đôi khi gặp bỡ ngỡ và cảm thấy không được tự tin. Cá biệt có người thâm niên lái xe, khi điều khiển AT lại gây tai nạn xe điên nghiêm trọng.
Vậy từ việc lái xe hàng ngày trên MT, ta có thể đạt được những kỹ năng gì để tự tin sử dụng xe AT ngay, không phải lăn tăn, e ngại, đúng nguyên tắc, đã có bằng thì xe nào cũng lái, đường nào cũng đi.
Em có 3 ý:
1. Sử dụng chân côn tối thiểu:
- Nói thì dễ, côn sinh ra để chân trái nó đạp, xe số sàn thì không thể không đạp côn. Vậy sử dụng tối thiểu là dùng nó ít thôi, đạp côn chuyển số nhẹ nhành nhanh chóng, chuyển số đúng theo tốc độ của xe. Trong các tình huống đánh giá không thể tăng tốc, chỉ có thể đi đều và giảm tốc thì về mo, sau đó cho chân trái nghỉ khỏe.
- Điều khiển chân phải nhẹ nhàng, chủ yếu là đi bằng chân ga ở chế độ tăng ga để đi nhanh hơn hoặc nhả ga chạy quán tính galenti. Tính toán để ít phải phanh, đặc biệt tránh phanh dúi - buộc phải đạp côn không chết máy. Em nói thế có cụ lại bảo, đi thế cứ tà tà như taxi thì mất sướng, nhưng em thấy cứ đạp ga rồi phanh thì chẳng ý nghĩa gì. Em đi đường có tính toán vẫn thấy mình nhanh hơn khối chú luôn đèn đỏ. Việc luyện không đạp gí ga với phanh gấp giúp cho cảm nhận tốc độ và điều chỉnh cái chân phải, phù hợp với việc làm chủ tốc độ ở xe AT.
2. Tay không cầm cần số:
- Đi đường nội thành chuyển số liên tục, cầm tay cần số xe MT là một thói quen. Cái dở là cần số xe AT không phải để giật nhiều như MT. Em đang luyện tay chỉ cầm cần phanh, không thì đặt lên đùi, miễn là vẫn tập trung nơ ron để lái xe là được.
3. Lái xe AT.
- Chỉ nói chuyện cụ mới lần đầu ngồi AT thôi, nói sau thành múa rùi mắt thợ. Ngoài đủ các kỹ năng các cụ học được từ các thớt trên, em cho rằng mới lần đầu ngồi lên xe, nên tìm hiểu tường tận các thành phần điều khiển của xe, có thể xe AT sẽ có một vài điểm khác như nội thất, bố trí. Ví dụ cần số để thế nào là tiến, lùi, dừng, mo, cái nào là lẫy khóa. Các thành phần khác như xi nhan, gạt nước, còi, đèn. Các hỗ trợ khác như điều hòa, kính, gương. Ví dụ xe có nút tự cụp gương ta không dùng lại ra ngoài đập cái rụp thì quê quá. Tóm lại nếu xe của mình thì phá vô tư, nếu dở là bố người yêu hay ai đó nhờ vặn lái thì cứ hỏi kỹ cho chắc.
- Điều khiển xe: Vặn lái không vấn đề, có mỗi cái là cái chân ga. Em hiểu xe AT nó hình như không điều khiển trực tiếp vào bướm ga thì phải. Có một độ trễ từ lúc đạp đến lúc di chuyển, đặc biệt với chế độ điều khiển mô men tự động tùy theo cảm biến, hình như có vật cản thì xe càng khỏe thì phải. Ví dụ là một số tai nạn lùi cả xe lên đầu xe khác trên đường Láng. Cơ chế điều khiển chân ga như vậy nên phải cảnh giác. Khi đạp ga phải hết sức đề phòng sau khi cảm nhận xe di chuyển phải giảm ga hoặc chuyển sang chân phanh ngay. Có mợ đã lùi xe xuống hồ nhờ cái chân ga này./

Đây là kinh nghiệm cá nhân, có thể không đúng với kinh nghiệm hoặc đặc tính điều khiển từng người. Đặc biệt với các cụ chưa quen xe, điều khiển phanh ga và tốc độ chưa tốt, xe chết máy nhiều, hỏng đề và chết acquy thì chớ chửi em nhé.

Em xin biên tập bổ xung kinh nghiệm các cụ khác:

Cụ unknown.king
Về xử lý chân ga AT tại các điểm khó như tiến lùi vật cản (ví dụ trèo lên vỉa hè, chèn qua hòn gạch, lùi dốc đổ xăng): 2 cách giải quyết.
Cách 1 dành cho newbie: đạp ga 2 lần, tức là đạp 1 phát, xong nhả ra ngay, cho máy móc tính toán j thì tính đi, xong đạp tiếp phát thứ 2, xe sẽ vọt lên. tại sao không đạp 1 phát giữ nguyên luôn. bởi vì phát đầu tiên, biết nông sâu thế nào mà đạp? vì cụ chưa quen xe, chẳng may đạp sâu quá, xe nó về số xong nó vọt một phát, hôm sau cụ lên báo, còn nếu đạp 2 lần, lần 1, xe tự trả về số thấp, lần 2, cụ có thể cảm thấy máy nó bốc bằng nào là vừa.
Cách 2: đang ở D, cụ kéo cần số cho về số thấp hơn (thường là về số 3, với 1 số xe thì là số 4, 5), xong lên ga như bình thường. vượt đc nửa xe cụ đẩy lại D để xe tăng vòng tua cao quá, tránh tốn xăng.
Cụ coolpix8700:
...việc tìm hiểu cái xe có tiện ích gì và những cái tiện ích ấy chúng hỗ trợ như thế nào cho chính cái xe ấy là điều cần khi ngồi sau vô lăng của nó!
Cụ 73L-8888:
Em thì thấy đa số vẫn do cảm nhận và năng khiếu lái xe của bản thân thôi. ..

Tks các cụ đã góp ý.
 
Chỉnh sửa cuối:

73L-8888

Xe hơi
Biển số
OF-37333
Ngày cấp bằng
5/6/09
Số km
113
Động cơ
472,730 Mã lực
Nơi ở
Loanh quang Long Biên
Em thì thấy đa số vẫn do cảm nhận và năng khiếu lái xe của bản thân thôi. At hay Mt đều ok hết nếu tự tin và biết rõ về nó
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Bác chủ thớt ít lái MT?
Với xe MT, chỉ trừ bò số 1 ở đám tắc đường còn lại cứ nhả chân ga ra thì tương đương đạp phanh. Tốc độ xe đang chạy càng cao thì cái hiệu ứng phanh bằng sức ỳ của máy ấy càng mạnh. Chỉ có 1 số ít xe MT mới bây giờ, pedal ga không còn trực tiếp nối với bướm ga thì chúng mới "cư sử như AT, nới chân ga ra thì mức ga vẫn còn được giữ khá lâu. Nhưng loại MT này rất hiếm gặp, vì khi có 2 bản AT và MT thì phần lớn các nhà nhập khẩu đều không nhập bản MT ấy về VN.
Còn với xe AT thì cũng chẳng có công thức chung. Với 2 cái AT của ngay một nhà sx thì tùy tiện ích được trang bị chúng cũng "cư sử" tương đối khác cho cùng 1 hoàn cảnh. Ví dụ khi xuống dốc thì với AT cũng như MT, người ta đều khuyên cần tận dụng sức ỳ của máy để giảm tốc độ thay phanh, vì khi đi những cái dốc dài mà hay rà phanh sẽ làm cả bộ phanh bị nóng quá mức làm cho hoạt động của phanh không an toàn nữa (không bàn đến chuyện nhanh mòn, chóng phải thay). Ở những cái AT thường thì cần tận dụng số thể thao để xe chuyển số xuống thấp nhanh hơn, nhưng với những cái xe có chế độ hỗ trợ xuống dốc, cứ kệ nó ở D và nó sẽ tự giữ tốc độ ổn định đã đạt trước khi nới chân ga ra cho đến tận cuối dốc mà người lái chẳng cần cần thiệp gì vào chân phanh hay chân ga cả...!
Cho nên việc tìm hiểu cái xe có tiện ích gì và những cái tiện ích ấy chúng hỗ trợ như thế nào cho chính cái xe ấy là điều cần khi ngồi sau vô lăng của nó!
 
Chỉnh sửa cuối:

unknown.king

Xe tăng
Biển số
OF-59071
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
1,215
Động cơ
455,540 Mã lực
cụ ấy đã nói là bài viết dành cho newbie thôi mà. không dành cho các cụ đã chạy AT lâu năm
em toàn lái AT, nhưng tay vẫn thích để nghỉ ở cần số, khuỷu tay nằm trên hốc để đồ, tay kia lái. nếu lái đường trường, cao tốc thì em hay để lên đùi, dùi 3 ngón để giữ vô lăng thôi.
để tay lên cần số xe AT cũng có cái lợi của nó. không phải xe nào cũng có chuyển số thể thao trên vô lăng, để tay ở cần số để chọn mức số phù hợp với tốc độ xe đang di chuyển. em ví dụ cụ đang đi trên đường, gặp một đám tắc đường chẳng hạn, cụ rà phanh, đi chầm chậm, bỗng nhiên cụ thấy một khoản trống rất tốt để len lên, nếu mà cụ đang để ở D thì chắc lúc cụ lên thì cụ phải cưỡi lên đầu vài ba cụ khác rồi. nếu cụ để ở cần số, cụ kéo về số 2 hoặc số L (đối với các xe có hỗ trợ), xe hoạt động ở số thấp, moment xoắn lớn, thích hợp để tăng tốc nhanh, đồng thời xe không phải cắt-nhả ly hợp quá nhiều, chuyển số liên tục dẫn đến hao mòn.
nói về việc cụ chủ bảo rằng chân ga ở AT nó có độ trễ, em xin trình bày thế này: về cơ bản, AT để ở vị trí D, nó tự chọn một mức số thích hợp với vận tốc và điều kiện đường sá, theo sự điều khiển của ECU, các hãng xe thường khuyến khích đi ở mức số cao nhất có thể nếu đi chuyển đều tốc. vậy nên xe nó thường lên số sớm, về số muộn để giảm mức tiêu hao nhiên liệu. khi cụ đang dều đều chân ga, bỗng nhiên muốn đá hình mợ lái xe đằng trước chẳng hạn, cụ thốc ga lên, cái ECU nó dựa vào 1 tỉ các thông số A,B,C,X,Y,Z, nó tính ra cần phải về số thế nào, xịt xăng bằng nào, hút gió ra sao, chia lực kéo thế nào, moment xoắn đến đâu, dù nó có chạy đển core i7 đi nữa cũng cần thời gian, nhất là vụ tự nó về số => cụ đạp ga nó chưa chồm lên ngay đc. vậy nên có 2 cách giải quyết. cách 1 dành cho newbie: đạp ga 2 lần, tức là đạp 1 phát, xong nhả ra ngay, cho máy móc tính toán j thì tính đi, xong đạp tiếp phát thứ 2, xe sẽ vọt lên. tại sao không đạp 1 phát giữ nguyên luôn. bởi vì phát đầu tiên, biết nông sâu thế nào mà đạp? vì cụ chưa quen xe, chẳng may đạp sâu quá, xe nó về số xong nó vọt một phát, hôm sau cụ lên báo, còn nếu đạp 2 lần, lần 1, xe tự trả về số thấp, lần 2, cụ có thể cảm thấy máy nó bốc bằng nào là vừa. cách 2: đang ở D, cụ kéo cần số cho về số thấp hơn (thường là về số 3, với 1 số xe thì là số 4, 5), xong lên ga như bình thường. vượt đc nửa xe cụ đẩy lại D để xe tăng vòng tua cao quá, tránh tốn xăng.
cuối cùng là về cái vụ càng có vật cản càng khoẻ. quá dễ hiểu luôn. cản => nặng xe => tự nó nhảy về số thấp để tăng moment => trèo lên đầu nhau mà chạy
kinh nghiệm 2 năm chạy AT của em chỉ có thế. em đang cố gắng làm con MT chạy đây. AT chạy chán lắm :-<. toàn buồn ngủ thôi. mí cả ứ nẹt bô đc :">
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
AT sinh ra sau để làm cho con người đơn giản hóa ( các thao tác) việc làm chủ xe, còn kỹ năng lái xe lại khác, cái này lại do yếu tố con người.
 

sultan

Xe tải
Biển số
OF-151427
Ngày cấp bằng
2/8/12
Số km
269
Động cơ
359,016 Mã lực
Em tưởng AT muốn nẹt bô thì bác cứ về N mà đạp chứ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top