Tuần trước, em có việc phải đi Tây Bắc thì bất chợt phát hiện ra xe bị cháy bóng đèn bên lái (trọn bộ cả pha và cos luôn) do trên đường đi có nhiều đoạn phải sử dụng đèn do trời tối và có nhiều sương mù. Tuy nhiên, không có vấn đề gì do trước đây khi thay bóng tăng sáng thì em vẫn để lại bộ bóng đèn theo xe và công việc còn lại rất đơn giản chỉ là thay thế bóng đèn dự trữ. Vì vậy, khi đi đường xa các cụ nên bổ sung thêm vào danh mục các vật dụng cần thiết trên xe là BỘ BÓNG ĐÈN DỰ TRỮ .
Khi thay bóng đèn em lại thấy cái giắc cắm ở sau bóng hơi bị lỏng, em lại nhớ đến trường hợp của cụ Ma nói trước đây là khi sử dụng bóng đèn hiệu năng cao Night Breaker Plus 90 của OSRAM nhanh bị cháy (hình như chỉ sử dụng được trong khoảng 3 hay 6 tháng) nên em dự là bóng đèn bị cháy có thể do 2 nguyên nhân: Giắc cắm bị lỏng và thêm một nguyên nhân nữa là khi nháy pha thì bóng cos cũng sáng (đặc biệt với các cụ hay có thói quen nháy pha đúp – bóng đèn pha và cos cùng sáng 2 lần), em cũng không hiểu lý do gì mà nhà thiết kế lại để cả 2 bóng cùng sáng. Vì vậy, với nguyên nhân thứ nhất các cụ nên kiểm tra lại giắc cắm ở đui đèn, nếu bị lỏng thì đẩy lẫy ở giắc cắm cho chặt, tránh bị mô ve gây cháy bóng. Việc xử lý nguyên nhân thứ 2 là tách pha và cos khi nháy pha, việc này các cụ độ lên xenon đã làm, em chợt nghĩ là khi sử dụng đèn nguyên bản thì cũng nên tách vì đi buổi tối thì mình cũng đã thường xuyên sử dụng đèn cos, còn thời gian ban ngày thì chỉ cần nháy pha là đủ sáng, các nước có nhiều sương mù thì mới cần nháy pha kèm theo cos để tăng sáng.
@ Lão Ma, Em mù tịt việc cắt, nối dây, Lão giúp em việc đấu dây để tách việc chiếu sáng khi nháy pha mà bóng cos không sáng, hình như cụ Rừng có mạch gì đó xử lý được.