[Chi hội] "LƯU TRỮ" Nơi sáng tác văn thơ, văn hóa nghệ thuật của các thành viên Hóier

Trạng thái
Thớt đang đóng

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
6- Lịch sử các kỳ ASIAD:​

Đại hội Thể thao châu Á
Đại hội Thể thao châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games), là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á. Giải thể thao này do Ủy ban Olympic châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được coi là sự kiện thể thao lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Olympic Games.

Lịch sử:
Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông
Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế Quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.

Á vận hội sau thế chiến thứ 2:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8/1948, trong thời gian Thế Vận hội lần thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế Vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2/1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.

ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ 4 đến 12 tháng 3, 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Burma, Indonesia, Iran, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.




Tuy nhiên, đến ASIAD 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.



Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.

 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
Tổ chức lại Liên đoàn:


\


Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Trung Hoa Dân Quốc và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Trung Hoa Dân Quốc và Israel.


Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Băng Cốc. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Bắc Triều Tiên khiến Nam Triều Tiên phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.




Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Mỹ và các quốc gia khác chính tức cộng nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao Châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép Bắc Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978).


Các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGFs). Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11/1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ 2 đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên Việt Nam.

Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu.




Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.
Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thành phố thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô Viết cũ gia nhập: Kazakhstan, Kyrgystan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan.
Năm 1998, lần thứ 4 Thái Lan đăng cai ASIAD.
Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.



Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.
Chu kỳ mới dự kiến:
Năm 2009 OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Đại hội 2019.
 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
Bảng danh sách các kỳ ASIAD:

 
Chỉnh sửa cuối:

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
7- Đoàn Việt Nam tham dự ASIAD:​


Danh sách đoàn thể thao Việt Nam tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT châu Á lần thứ 16 tại Quảng Châu – Trung Quốc từ ngày 12 đến 27-11-2010 đã được chính thức công bố.



Đoàn thể thao VN dự Asiad 16 bao gồm 392 thành viên (trong đó có 260 VÐV), tham dự thi đấu ở 29 môn thi (trên tổng số 42 môn của đại hội). Hai đội tuyển đông nhất là bóng đá nam (29 người) và bóng đá nữ (26 người). Các môn thi đấu mà đoàn TTVN tham gia kỳ này gồm: bóng đá (nam, nữ), cầu mây, cầu lông, taekwondo, karatedo, judo, billiards&snooker, bóng bàn, xe đạp, quần vợt, bắn súng, bắn cung, bắn đĩa bay, cử tạ, đấu kiếm, bơi, nhảy cầu, điền kinh, khiêu vũ thể thao, thể dục dụng cụ, quyền Anh, cờ vua, cờ tướng, Rowing, Canoeing, wushu, bóng chuyền, gofl.




Việt Nam đặt mục tiêu giành 4 đến 6 HC vàng ở ASIAD 16 để nằm trong top 20 bảng tổng sắp huy chương. Các môn nhiều hy vọng vàng của Việt Nam gồm cờ vua, cờ tướng, bắn súng, karatedo, taekwondo, billiards-snooker... Ở ASIAD Doha (Qatar) 2006, Việt Nam góp mặt với 247 VĐV và giành 3 HC vàng (hai cầu mây, một karate), 13 HC bạc và 7 HC đồng, đứng thứ 19. Tại ASIAD 2002, Việt Nam thành công với 4 tấm HC vàng (thể hình, billiards, và 2 của karatedo) để giành vị trí trong top 15 - cao nhất trong lịch sử tham dự Á vận hội, dù chỉ có 125 VĐV tranh tài.


So với số lượng dự kiến (khoảng 500 thành viên) thì danh sách đoàn TTVN tham dự kỳ Á vận hội này đã được cắt giảm rất đáng kể. Theo đó, các môn thi đấu bám sát hơn với thực chất cạnh tranh huy chương cũng như khả năng học hỏi, cọ xát, nâng cao trình độ từ các cuộc đấu tại đại hội. So với các kỳ trước đây, đoàn TTVN tham dự Á vận hội lần này đông nhất.



Tại Asiad 15 (Doha, Qatar năm 2006), đoàn TTVN khi ấy có 354 thành viên, thi đấu ở 25 môn thể thao. Chỉ tiêu của đoàn TTVN tại kỳ đại hội trước là giành được từ 7-10 HCV. Tuy nhiên, Đoàn Việt Nam chỉ giành được 3 tấm HCV, trong đó có tới 2 chiếc ở môn cầu mây. Theo đánh giá của giới chuyên môn, rất khó hy vọng rằng đội cầu mây nữ sẽ lặp lại thành tích ấn tượng 4 năm trước, bởi trong các cuộc so tài với Thái Lan gần đây, phần bất lợi thường thuộc về phía chúng ta.
 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
Một môn thể thao được cho là rất có thế mạnh nữa là Taekwondo (từng có những nhà vô địch tại đấu trường này là Trần Quang Hạ tại Hiroshima 1994, Hồ Nhất Thống tại Bangkok năm 1998) cũng đang gặp khó khăn lớn. Chuyến tập huấn tại Tây Ban Nha theo dự kiến đã coi như bị hủy bỏ bởi những khó khăn về kinh phí. Đội tuyển wushu cũng chỉ có thể trông chờ vào may mắn khi nhiều võ sĩ trụ cột bị chấn thương. Hy vọng chủ yếu bây giờ chỉ đặt nơi các võ sĩ tán thủ nữ bởi ở nội dung taolu (biểu diễn), ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao của “thế hệ vàng” những Phương Lan, Thúy Hiền... thì wushu VN cũng chưa từng giành được một tấm HCV nào tại đấu trường này (chưa nói tới việc phải thi đấu ngay tại “sân nhà” của wushu).

Một số môn thi khác có hy vọng giành huy chương của đoàn TTVN lần này gồm: bắn súng, judo, karatedo, billiards&snooker (đặc biệt là nội dung billiards 1 và 3 băng), khiêu vũ thể thao, cờ vua và cờ tướng.

Những hy vọng Vàng của Việt Nam:​















 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
Đoàn Thể thao Việt Nam lần đầu tham dự đấu trường châu lục này là vào năm 1982 (ASIAD lần thứ 9 tổ chức tại New Dehli, Ấn Độ). Khi đó chỉ với 40 thành viên tranh tài ở 3 môn thể thao cơ bản nhất gồm điền kinh, bơi, bắn súng, Đoàn Việt Nam đã giành được tấm Huy chương Đồng nội dung súng ngắn bắn nhanh của nam xạ thủ Nguyễn Quốc Cường với thành tích 591 điểm. Đây cũng là tấm huy chương quốc tế đầu tiên của Thể thao Việt Nam sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.




Thành công đó đã mở đường cho quá trình hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn của thể thao nước nhà trên đấu trường thể thao quốc tế.
Thành công tại các kỳ SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) khi khẳng định vị trí chắc chắn trong tốp 3, rồi cùng đó là những thành tích mới trong 2 kỳ Olympic 2000, 2008 (giành 2 HCB), Thể thao Việt Nam cũng dần khẳng định chỗ đứng vững chắc hơn trên bản đồ thể thao châu Á thông qua bảng thành tích luôn được cải thiện qua những ASIAD sau đó.




Và ASIAD lần thứ 16 tại Quảng Châu có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển chung của cả nền thể thao quốc gia khi việc tham dự và giành thành tích sẽ mang tới câu trả lời chính xác nhất cho bước đi tương lai - Lấy SEA Games làm bàn đạp để chinh phục đấu trường châu lục, thế giới.




Những "hy vọng vàng" của Đoàn là á quân Olympic môn cử tạ nam Hoàng Anh Tuấn ở hạng 56kg; Nữ hoàng Kata Nguyễn Hoàng Ngân cùng đương kim vô địch Kumite hạng 48kg nữ Vũ Thị Nguyệt Ánh của Karatedo; là các cô gái cầu mây, những người đang sở hữu 2 tấm Huy chương Vàng ở nội dung đồng đội, đôi; Các cơ thủ ở nội dung carom, hay các kỳ thủ cờ Vua, cờ Tướng cũng là những ứng viên vô địch hàng đầu.




Taekwondo, điền kinh, tán thủ nữ, đội súng trường hơi di động nữ... dù cơ hội không lớn bằng, nhưng hoàn toàn có thể gây được bất ngờ nếu đạt được phong độ tốt.
Cùng Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI, Olympic trẻ thế giới lần thứ nhất, Đại hội thể thao châu Á bãi biển lần thứ 2... ASIAD 16 chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thể thao Việt Nam trong năm 2010.


Để hoàn tất được nhiệm vụ đề ra, công tác chuẩn bị của từng VĐV, từng đội tuyển đã sớm được triển khai từ năm 2009 và vào thời điểm này được đẩy lên mức cao nhất, tất cả vì thành công chung, vì vinh quang cho Tổ quốc.
 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
ASIAD 16 sẽ được tổ chức từ ngày 12-27/11/2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đây là thành phố thứ hai ở Trung Quốc đăng cai ASIAD, sau Bắc Kinh vào năm 1990.

Sẽ có 476 nội dung thi đấu của 42 môn thể thao được tổ chức. Đây là kỳ ASIAD có quy mô thi đấu lớn nhất trong lịch sử.
Dự kiến tất cả 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đều tham gia với số lượng lên tới 12.000 VĐV và quan chức, 6.500 quan chức kỹ thuật cùng 10.000 phóng viên báo chí


Các môn thi và số thành viên của đoàn TTVN tại ASIAD 16 :​

Cầu lông (3), Taekwondo (17), Karatedo (16), Cầu mây (20), Judo (14), Billiard Snooker (11), Bóng bàn (10), Xe đạp (11), Quần vợt (8), Vật (10), Bắn súng (28), Bắn cung (19), Bắn đĩa bay (3), Cử tạ (11), Đấu kiếm (12), Bơi (7), Nhảy cầu (5), Điền kinh (13), Dance Sport (9), Thể dục dụng cụ (14), Boxing (7), Rowing (8), Canoing (6), Wushu (18), Bóng chuyền (15), Cờ Vua (14), Cờ tướng (6), Bóng đá nam (29), Bóng đá nữ (26), Golf (7)




Mặc dù đoàn TTVN sang Trung Quốc với số 392 thành viên, ban tổ chức Á vận hội 2010 sẽ chỉ tài trợ toàn kinh phí ăn, ở và tiền vé máy bay quốc tế khứ hồi cho 30 thành viên của đoàn. Số thành viên còn lại như sáu VĐV Golf và bốn VĐV Dance Sport sẽ tham dự thi đấu bằng các nguồn kinh phí xã hội hoá, các quan chức, huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao khác sẽ được thanh toán bằng ngân sách nhà nước.




Theo danh sách đã được duyệt thông qua, đoàn TTVN đến Trung Quốc lần này có sáu phó đoàn gồm: ông Trần Đức Phấn – vụ trưởng vụ thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc trung tâm HLTTQG Hà Nội, ông Nguyễn Hùng Quân – chánh văn phòng Tổng cục TDTT, ông Nguyễn Văn Bình – vụ trưởng vụ tài chính Tổng cục TDTT, ông Mai Bá Hùng – phó giám đốc Sở VH,TT&DL TP.HCM và ông Nguyễn Văn Hùng – phó giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội.

7-11, tại Nhà văn hóa Quân đội (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục - Thể thao đã tổ chức Lễ xuất quân của Ðoàn thể thao Việt Nam dự Ðại hội Thể thao châu Á lần thứ 16 - 2010 (ASIAN Games 16) tại Quảng Châu, Trung Quốc.






Ðại diện cho 260 VÐV Việt Nam tới Quảng Châu lần này, VÐV đội tuyển điền kinh Vũ Thị Hương tuyên thệ tại buổi lễ, hứa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nỗ lực hết mình trong thi đấu.

 

Minh Ngoc

Xe tăng
Biển số
OF-40560
Ngày cấp bằng
14/7/09
Số km
1,118
Động cơ
478,980 Mã lực
Biểu tượng của ASIAD 16 chính là 5 con dê của Quảng Châu:







Hiện nay, Quảng Châu là thành phố lớn thứ ba Trung Quốc, cũng là đô thị lớn nhất Hoa Nam Trung Quốc, là Thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Thành phố Quảng Châu nằm ở miền Trung-Nam tỉnh Quảng Đông, mạn Bắc châu thổ sông Châu Giang, tiếp giáp với biển Nam Hải, Hồng Công và Ma Cao, là đầu mối giao thông, viễn thông và cửa khẩu thương mại vùng Hoa Nam, được nhiều người gọi là "cửa ngõ phía Nam" đi ra thế giới của Trung Quốc.

Thành phố Quảng Châu có diện tích hơn 7000 ki-lô-mét vuông, dân số thường trú hơn 10 triệu người, là một đô thị có diện tích rộng lớn, dân số đông đúc. Về khí hậu, Quảng Châu thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ không quá nóng, mùa đông không quá lạnh, lượng mưa dồi dào, bốn mùa cây cối xanh tươi. Sông Châu Giang-con sông lớn thứ ba Trung Quốc chảy qua nội thành Quảng Châu.

Quảng Châu có nhiều tên gọi, bao gồm "Dương Thành", "Tuệ Thành" v.v. Trong truyền thuyết Trung Quốc, xưa kia có năm vị thần, cưỡi năm con dê mầu lông khác nhau, mang theo các loại giống cây ngũ cốc và hoa quả bay xuống nơi đây, dạy cho người dân trong vùng cách trồng lúa, hàng năm mùa bội thu và hoa quả phong phú, không bao giờ bị đói kém. Sau đó các vị thần đã bay về trời, để lại năm con dê biến thành tượng đá. Bởi vậy, Quảng Châu được gọi là "Ngũ Dương Thành", "Tiên thành", "Tuệ thành". Hiện nay, tượng năm con dê toạ lạc tại Công viên Việt Tú, trung tâm thành phố Quảng Châu đã trở thành biểu tượng của thành phố Quảng Châu. Linh vật của Á vận hội lần thứ 16 sẽ tổ chức tại Quảng Châu sắp tới là năm con dê đáng yêu.

Năm con dê là tiêu chí lịch sử văn hoá, một điểm du lịch rất đặc sắc của Quảng Châu. Nó đại diện cho tinh thần phấn đấu vươn lên, đoàn kết của người Quảng Châu, là biểu tượng của Quảng Châu.

Chính vì thế mà lô gô của ASIAD lần này có hình 5 con dê này. Là biểu tượng cho Thành phố chủ nhà đăng cai.
Không biết giải Ngũ Dương Bôi có phải lấy từ tích 5 con dê này không?
 

nhathuoconline

Xe điện
Biển số
OF-30723
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
3,084
Động cơ
507,650 Mã lực
Nơi ở
nhathuoconline
Website
www.nhathuoc360.com
Cơ mà cụ qua đó thi môn gì thế, hay cụ đề cử cho môn đuổi hình bắt chữ vào ASIAD tới đi nha :))
 

Nghếch

Xe tăng
Biển số
OF-21059
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
1,840
Động cơ
516,893 Mã lực
Nơi ở
Quán rượu
Hóc lên hình tiếp đê. Hôm qua em đoán đúng 2 hình mà chả có tý rượu nào :((
 

hocdoi

Xe tăng
Biển số
OF-13286
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
1,101
Động cơ
529,841 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Lê Thanh Nghị
Em chào nhà Hói:D
Nghếch : Hôm qua em làm MC cũng có đựoc chén nào đâu :P:))
 

supra

Xe container
Biển số
OF-135
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
5,226
Động cơ
632,850 Mã lực
Hôm qua em bắn nhà Hói chục phát mà không trúng ai à =))
em vào chào các cụ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top