Bẩm các cụ, nhà cháu góp vui tí với chủ đề “Nỗi buồn của nhà thơ Chế Lan Viên”:
Chuyện rằng:
Với bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã thêm một lần tạc bóng Người vào lòng dân tộc:
Chế Lan Viên đã tiếp cận hình tượng Bác Hồ theo một lối đi riêng không thể lẫn với bất kì tác giả nào khác, đó là hình ảnh Bác trên hành trình đi tìm và điền tên đất nước lên bản đồ thế giới.
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm con sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Người. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được “làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác”. Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân.
Hình ảnh rất đắt này thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi.
Tuy nhiên, nhà thơ không thể biết rằng, Bác lại coi Chế Lan Viên không phải là “con Rồng cháu Tiên”. Điều này thể hiện rất rõ trong đoạn thơ:
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Chắc chắn nhà thơ sẽ rất buồn vì điều này, buồn cho đến tận bây giờ, nhà thơ không làm bài thơ nào về Bác nữa...