[Funland] Lưu trữ: Các vấn đề về Thiết kế và Thi công nội thất!

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
em đã lưu topic này thành dạng trang web để có thể xem hoàn toàn offline (không cần mạng). Các cụ down về mà giữ nếu cần nhé.

Cám ơn các bác đã lưu topic dưới dạng web
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
CHUYỆN RIÊNG VIẾT CHO MAU ĐÓNG THỚT

1. CHUYỆN XA:
Tôi có nhiều thời gian rảnh hơn nhiều bác trên off này, lại cuồng tín cụ Gúc (chứ rất ghét cụ Trump), hay làm việc qua mạng, viết blog linh tinh.

Diễn đàn du lịch tôi thành "có tiếng" đến mức Add cho hẳn cái quyền không phải chờ duyệt bài. Rồi mấy cái VTV mời lên phỏng vấn về du lịch và kỹ năng du lịch.

Diễn đàn chính trị tham gia phải dè chừng hơn vì nước ta có quá nhiều vùng cấm và các anh chị công an có quyền, ăn cơm nhà nước theo dõi mạng, họ có quan điểm kiểu công an khó nói chuyện phải trái đúng nghĩ với họ (giống như các bác đi ô tô khó nói chuyện thật đúng pháp luật với cảnh sát giao thông ấy). Họ còn có một đôị ngũ gọi là AK47 (dư luận viên) quấy phá các thành viên sai ý họ trên mạng. Tuy nhiên, vì là lĩnh vực tôi quan tâm nên tôi vẫn viết đều đều những việc tôi quan tâm. Tôi luôn viết chính danh (đứng tên thật), ngay thẳng, nghiêm túc. Cũng nhiều chủ đề tôi đụng chạm dư luận viên cao cấp và cả dư luận viên đầu đường xó chợ, nhưng với phương châm "cây ngay không sợ chết đứng", tôi vẫn giữ được quan điểm của mình và đám dư luận viên họ cũng phải lùi xa...

2. CHUYỆN GẦN, NGHI VẤN CỦA TÔI:

Bác có nick name là Trump Vietnam, đăng ảnh đại diện là ảnh Trump thật, một người theo tôi thì cũng đứng tuổi rồi, đi xe matzda, làm đến 3 cái nhà rồi, quê thì chắc tỉnh lẻ nhưng giờ làm ít nhất cũng quản lý hay chủ gì đó của một sản nghiệp tư nhân. Nói chung là người lớn, có tư cách trong gia đình và xã hội.

Hôm qua bác ấy viết trên topic này khá cầu thị (xem ảnh).

Bác ấy inbox hộp thư với tôi, hỏi kinh nghiệm ốp gạch bếp, nhưng lại nói là để tính ốp mặt bếp dài và thang máy (xem ảnh).

Tuy tôi biết câu hỏi hơi ngô nghê, có thể có cả lý do nhầm lẫn nữa, tôi vẫn trả lời nghiêm chỉnh (xem ảnh).

Tuy nhiên, 1 ngày mà không thấy bác ấy hồi âm. Tôi đọc kỹ lại câu hỏi và nghí đến khả năng, nếu bác Trump Vietnam không phải là người lẫn cẫn thì bác ấy hỏi tôi kiểu xiên xỏ, không nên như vậy.

Vì bác ấy không trả lời thư riêng và xét thấy thư có vấn đề, tôi quyết định chia sẻ lên topic và báo cáo cả quản trị viên để họ biết.

3. Chuyện ốp tường bếp, tôi đã viết trong topic, hiện nay có khá nhiều vật liệu và cá nhân tôi tôi thích ốp gạch khổ lớn. Lý do là nó rẻ hơn ốp kính, đá, dễ thi công hơn, đục khoét lỗ dễ dàng, màu sắc đa dạng, nhìn vẫn sang. Tôi thấy ở nước ngoài họ dùng gạch ốp rất nhiều (cả khổ lớn và khổ nhỏ, tùy thiết kế và ý thích chủ nhà). Riêng ở Việt Nam dường như gần đây ốp kính quá nhiều tôi thấy không hay lắm, nó chỉ mang tính chất phong trào (trend), dùng lâu và dùng đồng loạt chưa chắc hay. Ốp đá thì rất hay nhưng thi công cũng khó hơn ốp gạch, đắt hơn...

Còn ốp mặt bàn bếp, nhất là bếp dài, hoặc ốp cửa thanh máy, tường cửa nhà, có lẽ đá là vật liệu số 1. Nhà tôi tôi cũng dùng đá vicostone.

Vậy mà bác Trump Vietnam lại hỏi tôi về kinh nghiệm ốp gạch cho mặt bàn bếp, rồi lại hỏi kinh nghiệm địa chỉ các nơi cung cấp đá để bác ấy mua ốp vách thang máy và cửa nhà bác ấy là điều tôi không có kinh nghiệm và không biết.

Chắc là bác ấy nhầm lẫm chút nên hỏi linh tinh (đó là điều tôi mừng nhất).

Nhưng có khả năng nhỏ là nếu bác ấy cố tình hỏi vậy để lấy ý kiến trả lời của tôi (sẽ có chỗ sai) để làm tư liệu bêu riếu tôi thì thật không nên. Những việc làm có mục đích như vậy không nên có ở người lớn tử tế và đầu óc bình thường.

Tôi viết comment này vừa là muốn cho topic kéo dài đến trang 200 là đóng, không để topic bị loãng linh tinh vào các câu chuyện công kích nhau, vừa để trao đổi với bác Trump Vietnam và mọi người về văn hóa trên mạng. Không nên một người dùng nhiều nick clone với chủ đích không thiện chí với các thành viên khác. Không nên nói xiên nói xẹo. Khi đã thư riêng, cần có trả lời tử tế.

Nếu bác Trump thấy không phải với bác, xin bác hiểu cho: Việc bác lấy nick name và ảnh như vậy, việc bác hỏi sai quá lớn, dường như có ý cài bẫy vì tôi có nói dùng gạch ốp mặt bếp bao giờ đâu, vì việc bác không chịu trả lơi khi tôi đã trả lời bác trong thư riêng, tôi buộc phải đặt nghi ngờ và viết lên đây thôi bác nhé. Vì văn hóa cộng đồng chung otofun thôi mà.
Capture.PNG
Capture2.PNG
 
Chỉnh sửa cuối:

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
TRÍCH TỪ "KIẾN VIỆT" - TẠP CHÍ MẠNG VỀ KIẾN TRÚC:

VÌ SAO CÁC KIẾN TRÚC SƯ TRẺ KHÔNG NÊN VỘI VÀNG?


Ra trường, xin được vào làm trong một công ty thiết kế dù của nhà nước hay tư nhân, quy mô lớn hay nhỏ… chỉ dành cho một số bạn thực sự có chút năng lực sáng tác và kỹ năng khá giỏi về CAD, PTS, 3DMAX…. Xin được vào cơ quan làm chuyên môn thiết kế đã khó, nhưng rồi công việc được giao thì … : nào là “bổ” chi tiết: khu Wc, thang, cửa..; nào render phối cảnh ngoại thất, nội thất … cứ túi bụi, bận bịu như thế suốt 2-3 năm liền, liên miên đến phát ớn, mà mãi chẳng thấy được sếp giao những công việc như mình vẫn mong mỏi : tìm ý, sáng tác, chủ nhiệm đồ án … lại thấy các lứa đàn anh/chị có vẻ khá thảnh thơi, thi thoảng đến chỉ bảo chỗ này chỗ kia, sau đó thì đi đâu mất hút. Còn về thu nhập, thì khỏi phải nói … không thể chấp nhận được, cứ “năm cọc ba đồng” suốt mãi.
Vì vậy, sự lo lắng cho tương lai cứ lớn dần lớn dần, mỗi ngày qua lại một ngày “tâm lý” hơn. Cho đến một ngày đẹp trời, khi mà không còn đủ kiên nhẫn được nữa, ta quyết ra đi để tìm tương lai cho mình. Người nhiều tự tin ra ngoài mở văn phòng thiết kế riêng, chí ít thì cũng là chung với vài đứa bạn “thân” cùng mở công ty để “rộng cánh chim bay”. Người ít tự tin hơn thì xin sang văn phòng khác, mà nghe đâu là lãnh đạo ở đó biết “chiêu hiền đãi sĩ”, hy vọng được đãi ngộ tốt hơn… Đơn giản nhất thì cũng là vì chỗ mới hứa trả lương cao hơn chỗ mình đang làm… Cứ thế, các bạn bắt đầu một bước ngoặt mới của cuộc đời, mà thường được gọi là thời kỳ “nhảy việc” …

Nhưng đó không phải là điều mà tôi muốn đề cập chính ở bài viết này !
Với mong muốn góp cho các bạn KTS trẻ có thêm hành trang tốt hơn trong cuộc đời hành nghề, và trước khi ra những quyết định có tính bước ngoặt, tôi xin đưa ra 1 tài liệu để các bạn trẻ cùng tham khảo, đó là:
1. Trong một công ty/hãng thiết kế kiến trúc có bao nhiêu cấp bậc chuyên môn và quản lý
2. Định nghĩa các mức độ chuyên môn Kiến trúc
Đây là số liệu của AIA (Hiệp hội KTS Hoa kỳ ) công bố sau khi tiến hành Khảo sát thu nhập từ năm 2011. AIA đã gửi phiếu khảo sát đến 10.059 hãng thiết kế, nhận được phản hồi từ 1,023 hãng vào ngày cuối cũng 25 tháng 2, 2013.
Theo số liệu được công bố, thì trong 1 công ty tư vấn kiến trúc có đến 18 cấp bậc nhân sự, trong đó cấp bậc chuyên môn trực tiếp tham gia thiết kế là 9 bậc, cấp tham gia quản lý dự án thiết kế là 5 bậc, cấp quản lý công ty là 4 bậc.
Và cụ thể hơn, cấp bậc tham gia thiết kế được phân cấp như sau:
Achitect 3 – KTS hạng 3: trên 10 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, thực hiện các dự án vừa và lớn
Nhân viên thiết kế hạng 3: chưa có chứng chỉ hành nghề
Achitect 2 – KTS hạng 2: trên 8 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, có trách nhiệm hoàn thành các bản vẽ, phụ trách nhóm thiết kế
Nhân viên thiết kế hạng 2: chưa có chứng chỉ hành nghề
Achitect 1 – KTS hạng 1: trên 5 năm công tác, có chứng chỉ hành nghề, chủ động thực hiện các dự án/ công việc độc lập , những tuân theo những chỉ dẫn khi thực hiện các dự án/ công việc phức tạp.
Nhân viên thiết kế hạng 1: chưa có chứng chỉ hành nghề
Intern 3- Nhân viên thực tập hạng 3: làm việc fulltime theo hướng dẫn để lấy chứng chỉ, 3 đến 6 năm kinh nghiệm, chịu trách nhiệm về thiết kế kỹ thuật của đồ án.
Intern 2- Nhân viên thực tập hạng 2: làm việc fulltime theo hướng dẫn để lấy chứng chỉ, 2 đến 3 năm kinh nghiệm, triển khai thiết kế của người khác chịu sự giám sát
Intern 1- Nhân viên thực tập hạng 1: làm việc fulltime, bước khởi đầu của việc lấy chứng chỉ.
Hy vọng, đây sẽ là câu trả lời hữu ích cho các bạn !!
#Kienviet.net
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
10 LÝ DO ĐỂ LÀM NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ (sưu tầm)

Michael Riscia: “Theo đuổi đam mê kiến trúc là quyết định đúng đắn nhất cho bản thân và cuộc sống của tôi. Ngay từ khi 21 tuổi, tôi đã mong muốn trở thành kiến trúc sư và đã có những trải nghiệm kinh ngạc. Sau 15 năm, những đam mê ấy đã trưởng thành nhưng tôi vẫn luôn thấy sự thú vị và hấp dẫn của Kiến trúc. Tuy có đến hàng triệu lý do để trở thành kiến trúc sư nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn giới thiệu 10 lý do thiết yếu nhất, những điều tôi đã chiêm nghiệm và đã giúp tôi giữ lửa đam mê kiến trúc cho đến tận bây giờ. Nếu bạn đang nhận thấy bản thân có những đặc điểm dưới đây thì nghề kiến trúc sư thật sự phù hợp với bạn.”


1. Yêu thích những kế hoạch – dự án?
Bạn thường tổ chức và sắp xếp mọi thứ theo giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào về tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú trong mỗi giai đoạn thực hiện. Bạn cũng sẽ thường xuyên xem đi xem lại những chi tiết và hình ảnh quan trọng của dự án. Một vài dự án có thể kéo dài đến vài năm, hay một số khác bị dừng lại đột ngột. Nhưng bất kể thế nào, mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án sẽ thấy cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên, sự ám ảnh khi có quá nhiều những dự án, kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến bạn thấy quá tải.

Những KTS trẻ tại nơi làm việc , Ảnh: Via Owloo
Những KTS trẻ tại nơi làm việc , Ảnh: Via Owloo

2. Sở hữu những sở thích khác người
Bạn nhận thấy những người xung quanh không có bất kỳ sở thích nào giống bạn? Đừng lo, vì có thể chỉ đơn giản là bạn đang nghĩ quá nhiều. Nếu bạn vẫn liên tục phải đưa ra những lời giải thích cho những sở thích này thì hãy hiểu rằng tính chủ quan của những dẫn chứng ấy không quan trọng bằng việc bạn hiểu được ý nghĩa của chúng với bản thân mình.

3. Có rắc rối với môn toán?
Nhiều người nói rằng họ luôn muốn trở thành kiến trúc sư, nhưng họ không giỏi toán. Tôi không thể đếm được đã bao nhiêu lần tôi nghe về điệp khúc này. Trong thực tế có nhiều kiến trúc sư không hề giỏi toán. Những người giỏi có lẽ đã sử dụng các kỹ năng này để trở thành kỹ sư. Tuy nhiên, sự thật là toán học đã trở thành một trong những trải nghiệm đầu tiên để trở thành kiến trúc sư. Những kiến trúc sư thành công thường nói: “Tôi biết mình không giỏi Toán và dù không biết chính xác sẽ làm như thế nào, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua toán học, giải tích, vật lý và kết cấu.Tôi sẽ xây dựng nhóm cộng sự có thể giúp tôi hiểu và vượt qua những khó khăn đó một cách dễ dàng nhất.”

Toán học chỉ là một trong rất nhiều trở ngại mà bạn cần vượt qua trước khi trở thành một kiến trúc sư. Tôi cũng đã từng gặp rắc rối với môn toán, nhưng giờ nhìn lại, nó cũng không quá khó như tôi tưởng.

4. Có đam mê với việc tạo dựng cuộc sống cho mọi người
Bạn thích tìm hiểu về con người, văn hóa và bản sắc dân tộc. Đó là niềm cảm hứng bất tận và bạn luôn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như: Sự khác nhau của những người quanh bạn là gì? Cuộc sống của họ đang diễn ra khác biệt như thế nào? Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào? Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ?…Sau đó bạn nhìn nhận về cách mà kiến trúc bị ảnh hưởng.

Bản thân tôi cũng đã từng đặt những câu hỏi như: Những người dân ở Los Angeles hay New York đã sống thế nào so với những thành phố khác của nước Mỹ? Người Mỹ đã sống như thế nào so với những người ở Châu Âu, Châu Á hay các khu vực khác trên thế giới? Người nghèo đã sống như thế nào so với người giàu? Và những người khuyết tật đã sống và tương tác với môi trường ra sao? Làm thế nào để kiến trúc trở nên thú vị dưới bàn tay con người?

Khát khao đi tìm câu trả lời đã thôi thúc tôi khám phá khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về con người và môi trường sống của họ.

Công việc của KTS là cung cấp dịch vụ giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì vậy, nếu có một nền tảng và sự hiểu biết về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như sự đa dạng về văn hoá sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.

Bạn có thể là người tiếp theo sau Jean Nouvel, Frank Gehry, Zaha Hadid, Renzo Piano, Rem Koolhaas hay Herzog và Meuron? (Ảnh: Gaston Bergeret)
Bạn có thể là người tiếp theo sau Jean Nouvel, Frank Gehry, Zaha Hadid, Renzo Piano, Rem Koolhaas hay Herzog và Meuron?
(Ảnh: Gaston Bergeret)

5. Quan tâm đến các vấn đề môi trường
Bạn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những năng lượng của môi trường. Bạn có sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian như khi bạn tiếp xúc với mọi người. Một vài môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích tại sao. Bạn cũng có một trí nhớ hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng trải nghiệm.

6. Vừa khái quát, lại vừa chuyên sâu.
Kiến trúc là một chủ đề rộng mà dường như bạn không thể hiểu hết về nó. Giáo sư của tôi từng nói: “Kiến trúc là một nghề cần học hỏi, KTS không nên cố gắng ghi nhớ tất cả mọi thứ mà chỉ thật sự cần biết nên tham khảo ở đâu cho các thông tin mà họ đang tìm kiếm”. Tất cả các KTS vốn dĩ được nhận định là những người khái quát. Sự khái quát đó theo họ trên mỗi chặng đường. Đó thường là nhận định từ những đơn vị đào tạo và cấp phép cho hoạt động kiến trúc. Họ biết mỗi thứ một chút về các chủ đề khác nhau để có thể hướng dẫn đội hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Nếu tiếp tục nghiên cứu, việc trở thành nhà chuyên môn là điều tất yếu. Các KTS sẽ có một vài chủ đề mà họ yêu thích và tin tưởng bằng tất cả sự nhiệt huyết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ví dụ như: Phát triển bền vững, khả năng kết nối, thiết kế, render, giảng dạy, chi tiết hoá, xây dựng, vật liệu, lịch sử, hệ thống kỹ thuật, kinh doanh, chính trị … danh sách này có thể sẽ kéo dài mãi.

Khi tôi tham dự kỳ thi cấp phép hành nghề kiến trúc sư, tôi buộc phải tìm hiểu chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà tôi có rất ít kinh nghiệm, ít nhất là tại thời điểm đó. Nhưng đến bây giờ nhìn lại, tôi đã trở nên hiểu biết sâu rộng hơn nhiều.

7. Chủ động thiết kế mọi thứ
Thiết kế là một việc cần đưa ra quyết định. Những nhà thiết kế chủ động quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ. Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.

Những KTS trẻ tại nơi làm việc (Nguồn: AIA New Orleans)
Những KTS trẻ tại nơi làm việc (Nguồn: AIA New Orleans)

8. Sẵn sàng hy sinh
Mọi người liệu có sẵn sàng hy sinh vài thứ trong cuộc sống để trở thành kiến trúc sư? Có thể đó sẽ là một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, tốt nghiệp với một món nợ lớn hay tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thời gian sẽ là sự hy sinh lớn nhất. Nó sẽ không còn nặng nề nếu bạn biết rõ hướng mà bạn đang đi hay thứ mà bạn sẽ phải hy sinh.

Thậm chí, những người thân xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hy sinh của bạn, nhưng họ sẽ luôn hiểu và ủng hộ.

9. Bạn hiểu rõ chính mình.
Bạn nhận thấy mình có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc. Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó. Thậm chí là làm việc suốt đêm khi mọi người đã ngủ khi cần thiết, bạn vẫn sẵn sàng.

Đặc biệt, khả năng chịu áp lực (khi cần thiết) là kỹ năng không thể thiếu quan trọng nhất của một kiến trúc sư.

10. Bạn được truyền cảm hứng bởi các giảng viên và cố vấn
Hầu hết những kiến trúc sư từng trải sẽ hiểu rõ về quá trình họ đã trải qua. Họ luôn muốn giúp bạn thành công và sẽ trở thành người phù hợp nhất để dẫn dắt bạn trên con đường trở thành một kiến trúc sư. Việc thể hiện quyết tâm của bản thân, sự đam mê và tình yêu với nghề nghiệp chính là chìa khóa để bạn tiếp cận những nguồn thông tin đó.

Dương K – Thu Vân / TCKT.VN (Biên dịch từ YoungArchitect)
© Tạp chí kiến trúc
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
10 LÝ DO KHÔNG NÊN TRỞ THÀNH KIẾN TRÚC SƯ

1. Luôn tiêu cực
10_-02


“Ly nước chỉ đầy 1 nửa” là điều mà nghề kiến trúc sẽ dạy bạn. Luôn luôn có nhiều hơn những điều bạn có thể làm hay những cách để làm tốt hơn. Còn đồ án của bạn sẽ không bao giờ là hoàn hảo. Nhiều người đã dồn hết tâm huyết vào một đồ án nhưng cuối cùng lại phải trải qua quãng thời gian mệt mỏi bởi những lời chỉ trích.

Một trong những giải pháp cho việc này là học cách tách riêng “Công việc”. Bởi lẽ công việc cũng có “cuộc sống riêng” của nó. Sự thật là “Công việc” mới là đối tượng đang chịu những lời chỉ trích, chứ không phải cá nhân bạn. Tuy đơn giản như vậy nhưng lại có rất nhiều sinh viên chẳng thể vượt qua năm thứ nhất chỉ vì điều này.

2. Quá phấn khích về việc thể hiện mình là Kiến trúc sư
10_-03


Nhờ nhà tiểu thuyết Ayn Rand, nhiều người (không phải giới nghề) đã có một sự “thần tượng hoá” đối với hình ảnh của Kiến trúc sư. Vì vậy, khi bạn nói mình là Kiến trúc sư có thể sẽ rất “oai” trong một một số tình huống mới gặp, hay chỉ trong chốc lát. Nhưng nếu điều này trở nên quá quan trọng với bạn, thì có lẽ bạn nên cân nhắc về việc trở thành KTS.

Những người thành công trong nghề này quan tâm nhiều hơn đến công việc và sẽ được công nhận bởi những gì họ làm. Giấc mơ trở thành Kiến trúc sư chỉ nên theo đuổi khi bạn thật sự đam mê với nghề nghiệp và làm việc.

3. Vấn đề về tiền bạc?
10_-04


Có một sự khác biệt rất lớn khi so sánh lợi nhuận của nghề kiến trúc với các nghề khác. Khi mới vào nghề không những phải nhận mức lương thấp mà còn đòi hỏi cường độ làm việc cao.

Nhiều kiến trúc sư không nhận được mức lương xứng đáng cho đến khi họ trở thành đối tượng có kinh nghiệm hay có chứng chỉ hành nghề. Trong khi, điều này thường mất 5 đến 10 năm sau khi tốt nghiệp.

Tôi đã chứng kiến nhiều người thuộc ngành nghề khác nhận được số lương gấp đôi của một KTS mặc dù thời gian làm việc, học tập ít hơn. Có lẽ, trở thành Kiến trúc sư chỉ đơn giản là một cách sống khác.

Là một kiến trúc sư nghèo cũng là điều đáng để suy nghĩ. Không phải mọi KTS đều có trách nhiệm thay đổi điều này nhưng lại có rất nhiều cách để vượt qua nó. Điển hình như biến điều này thành thách thức cho một nhiệm vụ thiết kế to lớn của bản thân. Bắt đầu nghiên cứu về kinh doanh, và học cách để cung cấp các dịch vụ kiến trúc.

4. Không thật sự thiết kế
10_-05


Thực tế đáng buồn là trong quá trình trở thành kiến trúc sư, nhiều sinh viên đã nhầm tưởng bản thân như một “Ngôi sao kiến trúc” khi được chủ động đưa ra các “quyết định” với đa dạng thể loại công trình trong các đồ án, nhưng lại không thật sự đối mặt với những vấn đề khắc nghiệt trong thực tế như kinh doanh, những quy tắc, khả năng xây dựng và cộng đồng.

Sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ thực hiện các công việc dưới sự chỉ đạo của người khác, trong bộ phận sản xuất của công ty, mà ít khi được đưa ra quyết định. Họ chỉ đơn giản là dành toàn bộ khoảng thời gian làm việc để hoàn thành nốt các thiết kế theo ý đồ của người khác.

Tuy nhiên, mặt tích cực là bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ và bạn đang dần tiến bộ để trở thành một Kiến trúc sư có kinh nghiệm và có quyền quyết định trong tương lai.

5. Quá căng thẳng với toán học
10_-06


Theo như bài 10 lý do nên trở thành Kiến trúc sư mà Tạp chí Kiến trúc đã chia sẻ, việc KTS gặp khó khăn trong môn Toán là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, KTS đang liên tục thực hiện các phép toán phức tạp mà không dùng đến máy tính. Nếu đã từng vật lộn với toán học thì khi học Kiến trúc, bạn sẽ tiếp tục phải đối mặt với giải tích, vật lý, tĩnh học và cơ học kết cấu. Sau đó sẽ lại phải tiếp tục nghiên cứu để tính toán dầm, sàn, cột gỗ, thép và bê tông.

Kiến trúc sư làm các phép tính nhanh trong hầu hết thời gian. Nếu bạn không thể thích nghi với toán học, thì có lẽ kiến trúc không dành cho bạn.

6. Phải rất nỗ lực khi làm việc
10_-07


Kiến trúc là một trong những ngành nghề cạnh tranh nhất, đây là điều dễ thấy ngay từ khi bạn bước vào trường học và sẽ không bao giờ dừng lại. Nhiều người có thể khám phá ra vô vàn những sáng tạo của bản thân trong một môi trường cạnh tranh. Chắc rằng sẽ có nhiều người ngạc nhiên với những khả năng của họ, giống như một nhà thiết kế.

7. Kiến trúc sư với giấy tờ hợp pháp
10_-08


Hãy biết rằng, bằng tốt nghiệp kiến trúc chưa đủ để bạn trở thành Kiến trúc sư. Hơn nữa, nó cũng không hợp pháp để bạn cung cấp dịch vụ kiến trúc với khách hàng.

Ví dụ ở Mỹ, chỉ đến khi bạn đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và vượt qua kỳ thi cấp Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc thì mới được công nhận là Kiến trúc sư. Nếu chỉ tốt nghiệp đại học, bạn có thể gọi mình là: Nhà thiết kế, Nhà tư vấn kiến trúc,…(hoặc bất cứ thứ gì tương tự nhưng không phải là Kiến trúc sư). Nếu bạn cung cấp dịch vụ thiết kế kiến trúc, hoặc bạn tự công nhận mình là một Kiến trúc sư trong quá trình làm việc, bạn có khả năng nhận án phạt bởi Hội đồng thẩm định của tiểu bang. Mặc dù một số Hội đồng có thể “thoáng tay” hơn, nhưng lời khuyên là bạn nên tìm kiếm những giới hạn công việc cho một Kiến trúc sư chưa được cấp phép tại nơi làm việc.

Luôn luôn có rất nhiều tranh cãi xung quanh sự khắc nghiệt của chủ đề này. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các thủ tục cấp phép để trở thành Kiến trúc sư hợp pháp, quan điểm của tôi đã thay đổi. Tôi nhận thức rất rõ việc tại sao lại tồn tại những quy tắc này. Kiến trúc sư thực hiện một trách nhiệm to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn và phúc lợi của công chúng. Xác định rõ bản thân là kiến trúc sư cũng tương tự gọi mình là bác sĩ, luật sư hay nhân viên cảnh sát.

8. Suy nghĩ như Luật sư hay Kiến trúc sư?
10_-09


Một bộ hồ sơ bản vẽ theo quy cách có thể được xác định là văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn cho nhà thầu thi công. Tôi đã làm việc với các nhà thầu có kinh nghiệm để nhận ra những lỗi nhỏ trong các bản vẽ kiến trúc và biến chúng thành sự thay đổi rất tốn kém cho chủ đầu tư. Mặc dù các bản vẽ và thông số kỹ thuật sẽ rất khó để trở nên hoàn hảo vì vẫn sẽ có những lỗi rất nhỏ mà KTS không ngờ tới. Tuy nhiên, khi trình bày các bản vẽ thi công (để giao cho nhà thầu xây dựng), bạn cần dành nhiều thời gian kiểm tra bản vẽ cùng các thông số kỹ thuật để tránh việc chủ đầu tư sẽ bị choáng khi làm việc với nhà thầu.

Thông thường thì vẫn liên tục có trục trặc cho các dự án, mọi thứ như rối tung. Nhưng nếu không có những trục trặc ấy, thì không ai có thể học được gì. Đơn giản là, học cách tránh những vấn đề này và đối mặt với chúng cũng có nghĩa đang học cách “sống sót” qua những rắc rối của dự án. Kiến trúc sư sẽ tăng khả năng quan sát, tư duy có hệ thống, và có phương pháp trong việc xây dựng bộ bản vẽ thi công.

9. Những việc tốt thường bị “trừng phạt”?
10_-10


Có những điều kinh khủng thường xảy ra trong công việc. Đôi khi những người mà bạn đang cố gắng giúp đỡ sẽ chống lại bạn, đơn giản vì họ không quan tâm đến dự án của bạn. Chủ đầu tư quyết định không trả tiền và sẽ có những người cướp đi ý tưởng. Ý tưởng của bạn bị hạ thấp bởi những người không trân trọng nó. Nhà thầu tiếp cận chủ đầu tư và chỉ thẳng tay vào bạn. Cho dù bạn làm việc rất chăm chỉ với các dự án nhưng kết quả lại không được công nhận. Bạn có thể làm một dự án trong nhiều năm nhưng lại đột nhiên bị đưa vào xó tủ, và cuối cùng, chẳng bao giờ được xây dựng…

Những điều này hết sức bình thường và nó xảy ra với hầu hết mọi người. Điều quan trọng là đừng cho rằng đây là chuyện của riêng mình. Bạn vẫn sẽ còn phải làm hàng trăm dự án khác trong suốt cuộc đời. Sau khi vượt qua những tai họa, bạn sẽ quen và biết cách kiểm soát những lúc căng thẳng một cách hiệu quả.

May mắn thay, các dự án “thảm hoạ” đấy sẽ nhanh chóng được thay thế bằng các dự án mới, và nhìn lại thì, tất cả những nỗi thất vọng rồi cũng sẽ bị lãng quên theo thời gian.

10. Quá bi quan vào hành nghề
10_-11


Rất nhiều KTS đã không hành nghề thuận lợi, họ sẽ luôn nhắc nhở bạn về những cuộc hành trình dài khắc nghiệt phía trước. Sẽ có nhiều người khiến bạn nản chí giấc mơ trở thành kiến trúc sư. Hãy nỗ lực đừng để rơi xuống dốc. Thêm những tiêu cực vào chủ đề này sẽ không giúp được gì.

Nếu bạn vẫn muốn trở thành một kiến trúc sư?
LTG: Tôi viết bài này không có ý định chê bai nghề hoặc ngăn cản, phá hoại giấc mơ của bất cứ ai muốn trở thành Kiến trúc sư. Tôi chỉ muốn chia sẻ một số những khắc nghiệt trong thực tế hành nghề. Bằng cách nhận thức sâu sắc về những mặt tối, bạn sẽ có sự chuẩn bị và thuận lợi hơn khi bước qua những vấn đề mà kiến trúc sư đi trước đã trải nghiệm.

Mặt khác, bạn có thể tham khảo cuốn sách “Architect? A Candid Guide to the Profession của Roger Lewis” – một “tài nguyên” tôi đánh giá rất hữu ích cho bất cứ ai muốn học kiến trúc hoặc trở thành KTS. Một tài liệu khác dành cho sinh viên mới tốt nghiệp với những định hướng rõ ràng về cách tìm kiếm công việc thích hợp trong ngành Kiến trúc, các bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Architecture and Design: A guide to the practice of architecture (what they don’t teach you in architecture school)” của Ryan Hansanuwat.

Và, điều sau cùng tôi muốn nói là: Chúc bạn may mắn với nghề Kiến trúc, vì chúng ta vẫn có “10 lý do nên trở thành kiến trúc sư” !



Anh Dương – Thảo Lê / TCKT.VN (Biên dịch từ Youngarchitect)
© Tạp chí Kiến trúc
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
21 ĐIỀU QUY TẮC HÀNH NGHỀ KTS DO HỘI KTS VIỆT NAM BAN HÀNH

Ngày 12/01/2021 vừa qua, Hội KTS Việt Nam đã ban hành “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề”, gồm 21 quy tắc. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực và văn hoá hành nghề kiến trúc; thực hiện việc xem xét xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.


Cụ thể:
I. QUY TẮC CHUNG

Quy tắc 1: Sứ mệnh của nghề kiến trúc


Nghề kiến trúc có sứ mệnh tạo lập môi trường hoạt động của con người, tạo dựng nền kiến trúc Việt Nam nhân văn, hiện đại đậm đà bản sắc, góp phần xây dựng nước Việt Nam phát triển bền vững vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Quy tắc 2: Đạo đức hành nghề kiến trúc

Kiến trúc sư hành nghề bằng tính chuyên nghiệp, liêm chính, sáng tạo, khách quan và tận tâm, cùng với ý thức tôn trọng Thầy, người đi trước và đồng nghiệp; có nghĩa vụ bảo vệ thanh danh nghề kiến trúc. Đạo đức hành nghề là cơ sở chuẩn mực cho mọi ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Quy tắc 3: Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ Hiến pháp, Luật và các Văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghề.

Quy tắc 4: Bảo vệ di sản và môi trường

Trân trọng và bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên bằng các giải pháp chuyên môn, góp phần bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái, giảm thiểu tác động tới môi trường và biến đổi khí hậu.

Quy tắc 5: Trách nhiệm với cộng đồng

Luôn ý thức nâng cao nhận thức của cộng đồng về kiến trúc; Xây dựng nền kiến trúc nhân văn vì cộng đồng, đặc biệt quan tâm tới nhóm dễ bị tổn thương; Không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, địa vị xã hội.

Quy tắc 6: Bảo đảm quyền bình đẳng giới

Bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ và hỗ trợ giới theo quy định của pháp luật.

II. ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Quy tắc 7: Trách nhiệm hành nghề


Trong hành nghề phải trung thực, khoa học, sáng tạo, có tinh thần hợp tác và hoàn thành tốt công việc do mình đảm nhận, nhằm cung cấp các dịch vụ kiến trúc có chất lượng cao nhất.

Quy tắc 8: Học tập để phát triển nghề nghiệp liên tục

Thường xuyên học tập, nghiên cứu, trải nghiệm thực tế để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực và kỹ năng hành nghề.

Quy tắc 9: Trách nhiệm với tổ chức nơi mình hành nghề

Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng và các quy định của tổ chức; Hoàn thành tốt công việc được phân công; Bảo mật thông tin, dữ liệu của tổ chức và bảo vệ thanh danh của tổ chức; Không hành động mâu thuẫn với lợi ích của tổ chức nơi mình hành nghề như mạo danh tổ chức, tranh giành hợp đồng lôi kéo khách hàng cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Quy tắc 10: Đảm bảo hành nghề hợp pháp

Không lợi dụng chức danh và chữ ký của mình để trực tiếp hay gián tiếp hậu thuẫn cho các hoạt động hành nghề kiến trúc bất hợp pháp của những người hay tổ chức không đủ điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật.

III. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Quy tắc 11: Thực hiện hợp đồng


Khi thực hiện hợp đồng với khách hàng phải đảm bảo đủ điều kiện năng lực, nhân lực và tài chính phù hợp, có trách nhiệm thực thi cẩn trọng, tận tâm và khách quan đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.

Quy tắc 12: Ứng xử với khách hàng

Lịch sự, tôn trọng trong giao tiếp, chuyên nghiệp trong trao đổi chuyên môn và cam kết trong thực hiện hợp đồng; Tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật thông tin của khách hàng và những người khác; Khi khách hàng khiếu nại cần cầu thị nghiên cứu, tiếp thu và thuyết phục khách hàng trên cơ sở kiến thức nghề nghiệp và pháp luật trước khi đưa ra xử lý ở các bước tiếp theo.

Quy tắc 13: Quyền từ chối

Có quyền từ chối và có trách nhiệm từ chối những yêu cầu của khách hàng không phù hợp với Quy định pháp luật, Quy định chuyên môn, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp và Truyền thống văn hóa, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.

IV. ĐỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Quy tắc 14: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp


Tôn trọng danh dự, uy tín và sáng tác của đồng nghiệp; Hợp tác làm việc và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp cùng nghề và các kỹ sư, kiến trúc sư thuộc các chuyên môn khác.

Quy tắc 15: Trách nhiệm với nhân viên dưới quyền và cộng sự

Tạo điều kiện và khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn; Cung cấp cho nhân viên điều kiện làm việc hợp lý, an toàn và trả lương công bằng khi sử dụng lao động; Ghi nhận xứng đáng các đóng góp của nhân viên và cộng sự.

Quy tắc 16: Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả

Không sao chép, sử dụng phát minh, ý tưởng, phác thảo của người khác khi chưa có sự đồng ý của tác giả; Không tham gia chào giá, nộp đề xuất hoặc đấu thầu để thực hiện các bước thiết kế tiếp theo của Dự án có thi tuyển phương án kiến trúc khi tác giả của phương án trúng tuyển có đủ điều kiện năng lực theo quy định và nhận lời thực hiện các dịch vụ này; Được liên danh liên kết với tác giả của phương án trúng tuyển để cùng thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi được yêu cầu.

Quy tắc 17: Cạnh tranh trong hành nghề

Thực hiện cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật và đúng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp; Không dùng các thủ đoạn như hạ phá giá, cố tình hạ thấp uy tín người khác, v.v… để tranh giành khách hàng với đồng nghiệp; Nếu biết một công việc trước đó khách hàng đã có hợp đồng với đồng nghiệp khác nhưng nay lựa chọn mình thay thế, kiến trúc sư và tổ chức hành nghề chỉ nhận thực hiện công việc này khi khách hàng đã cung cấp tài liệu chấm dứt hợp đồng công việc với đồng nghiệp đó.

V. THỰC HIỆN

Quy tắc 18: Đối tượng áp dụng


Quy tắc ứng xử nghề nghiệp áp dụng đối với các kiến trúc sư hành nghề và các tổ chức hành nghề kiến trúc tại Việt Nam

Quy tắc 19: Trách nhiệm thực hiện

Kiến trúc sư hành nghề và tổ chức hành nghề kiến trúc tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện Quy tắc này.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thực hiện, theo dõi và tiếp nhận thông tin về việc chấp hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của cá nhân và tổ chức hành nghề kiến trúc.

Các Chi hội trực thuộc, các Hội kiến trúc sư thành viên, các hội viên Hội kiến trúc sư Việt Nam, các cá nhân và tổ chức hành nghề kiến trúc có trách nhiệm thông tin phản ánh các vi phạm kèm theo chứng cứ tới Hội kiến trúc sư Việt Nam và các cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Quy tắc 20: Xử lý vi phạm

Thông tin phản ánh các vi phạm tới Hội kiến trúc sư Việt Nam sẽ được Hội xem xét, nếu đủ điều kiện để thụ lý Hội sẽ yêu cầu người bị phát hiện vi phạm giải trình. Sau 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu người bị phát hiện vi phạm không có hoặc không đủ bằng chứng giải trình thì Hội kiến trúc sư Việt Nam sẽ thông báo tới các cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề xem xét xử lý theo quy định.

Quy tắc 21: Hiệu lực thi hành

Quy tắc này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 01 năm 2021.

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được định kỳ 05 năm rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.
 

TrumpVietnam

Xe điện
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
2,141
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
78
Nơi ở
White House
Trời ạ! Em đây, em hỏi bác thật tâm mà :( - Giờ tự dưng vào thấy bác tag em chỉ vì lý do em chưa kịp trả lời bác.
Dạo này em lu bu vì sắp tết rồi nhà chưa đâu vào đâu, Cty thì nhiều việc. Em inbox số điện thoại của em để có gì ngay ngắn trao đổi với bác tránh hiểu lầm.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,893
Động cơ
3,311,127 Mã lực
Mấy hôm nay tôi hay bị trêu rất thiếu thiện chí nên tôi cảnh giác và nghiêm túc hơn bình thường thôi.
Chào cụ!
Cụ cứ thoải mái viết bài để duy trì thớt vì đây là thớt có những thông tin hữu ích.

Còn việc xảy ra những mâu thuẫn trong thời gian qua, BĐH đánh giá đây là những mâu thuẫn nhất thời do nhiều thành viên khi gặp đánh giá trái chiều thì tìm cách đối phó chứa không tìm cách hóa giải.
Điều này chưa đúng với văn hóa của OF.

Nhân đây em cũng có đôi lời với một số cụ do vi phạm mà bị xử lý:

- Nick chính của các cụ bị thẻ phạt có thời hạn,hết hạn phạt các cụ lại viêt bài bình thường
Việc lập nick phụ để tiếp tục khích bác người khác là việc làm không đẹp và không qua mắt được BĐH, do vậy em chính thức nhắc nhở các cụ không dùng hạ sách đó.
- Sau nhắc nhở này, những ai còn cố tình vi phạm, nick chính sẽ bị tăng thời hạn phạt. Mọi thắc mắc khiếu naị về sự việc này sẽ không được chấp nhận. Các nick tham gia khiếu nai sẽ bị cấm truy cập từ có thời hạn đến vĩnh viễn.


Trân trọng.
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Chào cụ!
Cụ cứ thoải mái viết bài để duy trì thớt vì đây là thớt có những thông tin hữu ích.

Còn việc xảy ra những mâu thuẫn trong thời gian qua, BĐH đánh giá đây là những mâu thuẫn nhất thời do nhiều thành viên khi gặp đánh giá trái chiều thì tìm cách đối phó chứa không tìm cách hóa giải.
Điều này chưa đúng với văn hóa của OF.

Nhân đây em cũng có đôi lời với một số cụ do vi phạm mà bị xử lý:

- Nick chính của các cụ bị thẻ phạt có thời hạn,hết hạn phạt các cụ lại viêt bài bình thường
Việc lập nick phụ để tiếp tục khích bác người khác là việc làm không đẹp và không qua mắt được BĐH, do vậy em chính thức nhắc nhở các cụ không dùng hạ sách đó.
- Sau nhắc nhở này, những ai còn cố tình vi phạm, nick chính sẽ bị tăng thời hạn phạt. Mọi thắc mắc khiếu naị về sự việc này sẽ không được chấp nhận. Các nick tham gia khiếu nai sẽ bị cấm truy cập từ có thời hạn đến vĩnh viễn.


Trân trọng.
Cám ơn BĐH đã tham gia kiểm soát topic và có lời động viên. Tôi sẽ cố gắng tham gia diễn đàn nói chung theo khả năng của mình.
 

trungngothu

Xe điện
Biển số
OF-196772
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
2,251
Động cơ
355,467 Mã lực
Nơi ở
Thanh Nhàn
Có tay to bảo kê thớt rồi, cụ Chính cứ tiếp tục, ko bị đóng thớt đâu ạ
 

ththang

Xe lăn
Biển số
OF-28482
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
11,340
Động cơ
575,031 Mã lực
Em tham gia và theo dõi thớt này từ những ngày đầu tiên. Và cho đến ngày hôm nay, thớt này cung cấp nhiều thông tin hữu ích và có thể đã giải đáp phần nào nhiều băn khoăn của chủ nhà/căn hộ đang có nhu cầu sửa chữa, hoàn thiện trong việc tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công. Đồng thời có thể kết nối với nhà thiết kế, nhà thầu, cửa hàng cung cấp VLXD, nội thất làm ăn uy tín được nhiều người tín nhiệm.
 

thienfurniture

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-113
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,237
Động cơ
589,251 Mã lực
Nơi ở
Liền kề 01, 96 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, HN
Website
thienfurniture.vn
Em thấy thớt cũng nhiều thông tin hữu ích. Chỉ có lăn tăn cái nhận xét hơi cảm tính và vội vàng của cụ Chính về bên e ở những page đầu. Nhưng em thì vẫn giữ cái suy nghĩ đã là “Vàng” thì nó ko biến thành “thau” đc :D:D:D
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
HÀNG CHẤT LƯỢNG CAO, CHẤT LƯỢNG THẤP, HÀNG THẬT, HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI, HÀNG ĐỂU... TRONG MUA BÁN ĐỖ NỘI THẤT

Thị trường nội thất nghĩa rộng quả là rất lớn. Từ viên gạch, thùng sơn, tấm ván lát sàn, đến tấm gỗ MDF, MFC, Picomat, Plywood..., rồi bệ xí, sifon, bếp từ, hút mùi, lọc nước, giá vắt khăn, bản lề, đinh ốc... Có đến hàng nghìn thứ vật tư, thiết bị, phụ kiện mà người tiêu dùng phải chi tiền cho ngôi nhà của mình trong làm và trang bị nội thất. Thị trường vật tư nội thất Việt Nam đang phát triển quá mạnh thu hút và kích thích hàng chục nghìn nhà sản xuất cung ứng tham gia.

Nhưng cũng trong bối cảnh thị trường Việt Nam, nhất là bên cạnh Trung Quốc khổng lồ, tình trạng hàng thật, hàng giả bát nháo.

Mong mọi người đặt câu hỏi, vấn đề để anh chị em khác trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhận định phân tích. Trong lĩnh vực mênh mông này, không ai có thể nói giỏi hết được. Phải trải nghiệm, trả giá, tìm hiểu và phân tích.

Ví dụ, nhiều nhà giàu khi chọn ổ cắm điện đã lựa chọn UTEN, được quảng cáo như sau:
"Công ty Cổ phần UTEN Việt - Đức là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền thiết bị công tắc, ổ cắm UTEN tại Việt Nam.

Thiết bị điện UTEN được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao của Cộng hòa Liên bang Đức, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Với phương châm chất lượng là cốt lõi"

Thực ra UTEN là thiết bị điện được sản xuất bởi công ty UTEN 100% vốn TQ và nhà máy đặt ở một huyện của Quảng Đông, không dính dáng gì đến Đức. Còn dây chuyền công nghệ có của Đức và đạt chuẩn chất lượng Âu hay không thì qua tìm hiểu thiết bị, tôi thấy không đạt.

Thiết bị UTEN rất bắt mắt, đa dạng về mẫu mã, nhưng chất lượng không cao, ai dùng rồi 1 thời gian sẽ biết rất mau xộc xệch, các đường nét nhựa bên ngoài cũng không nuột...

Nói chung là hàng Trung Quốc nội địa 100%, quảng cáo sai, giá lại khá cao, không nên mua, nhất là cho các nhà sang trọng, biệt thự. Mua đồ của các hãng chính danh (hàng hiệu) đã có tiếng như Panasonic, Schneider, Simon hay Philip sẽ tốt và đẳng cấp hơn dùng hàng như UTEN.

Nhưng cũng có những đồ của các hãng Made in Việt nam 100% lại rất tốt, nên mua. Ví dụ bác ở trên đã giới thiệu phụ kiện inox phòng tắm BẢO Group (BAO INOX) bảo đảm đúng inox 304, chất lượng gia công đạt, giá phải chăng.

Hoặc cá nhân tôi, tôi thấy bếp từ CHEFS (thương hiệu Việt nam) là tin được, dù họ công khai họ lắp ráp bếp từ các linh kiện nhập ngoại và công khai các nhóm bếp linh kiện SX Đức, SX Tây ban nha, SX Trung Quốc... ứng với giá tiền khác nhau. Bếp CHEFS có nhiều loại lắp kính cao cấp nhất TG là kính Schott Ceran (họ được hãng kính này cấp chứng chỉ đối tác và cho phép lắp kính của họ, công nhận chất lượng - điều mà không phải hãng bếp nào cũng có), linh kiện điện nhập của hãng E.G.O của Đức.

Có những thiết bị tôi lại thấy gia công hoặc đặt SX bởi các thợ thủ công Việt nam lại hay hơn mua hàng xịn. Ví dụ cái giá chạn úp bát đĩa, ống đũa, giá dao thớt.
 

nguyenquangpt

Xe tăng
Biển số
OF-80018
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
1,458
Động cơ
311,739 Mã lực
Nhà em cũng có cây gạt như nhà mợ vì nhà em lúc nào cũng muốn đảm bảo WC khô ráo để không ẩm mốc và mùi. Nhà mợ cũng ko bé để làm vách kính đâu, tầm 4m2 là làm tốt rồi, ko có vách kính thì tắm (dầu gội, sữa tắm) sẽ bắn ra bồn, lavavo các kiểu chứ ko chỉ sàn, cái đó mới là mất công. Nhà em làm WC bình dân có mấy cái em nghiên cứu để khô thoáng thì lưu ý mấy điểm sau:
  • Quạt hút chọn loại tốt và êm, như nhà em chọn quạt panasonic, khá rẻ, chỉ 1,5-2tr gì đó. Em bật 24/24h trong 3 năm qua, rất ít khi tắt để đảm bảo WC khô thoáng (do WC ko có cửa sổ), chạy rất êm, trừ khi đêm khuya quên không đóng cửa WC chứ không thì ko bao giờ nghe tiếng gì.
  • Trần nhôm: để thoáng khí và ko bị mốc như trần thạch cao, sửa chữa gì cũng dễ dàng hơn nhiều vì tháo tấm nhôm ra chỗ nào cũng được. Nhược điểm là đắt hơn thạch cao kha khá nhưng WC có vài m2 nên tính ra cũng không đáng bao nhiêu.
  • Bồn cầu nên chọn loại tốt, bởi dùng bị ố sẽ khá khó chịu, nên tối thiểu mua Toto loại khá từ 10tr trở lên, men tốt hơn loại thường, sạch sẽ, đỡ phải dọn, bồn cũng chọn loại tròn trịa ít góc để dễ vệ sinh.
  • Lắp kính tắm đứng, đương nhiêu rồi, quá nhiều ưu điểm.
  • Chỗ tắm đứng nên làm một bục để đồ tắm, để đồ tắm vừa sạch sẽ, vừa dễ vệ sinh. Cái này là em học từ các khách sạn họ hay làm, chứ lắp mấy cái giá inox trông không hiện đại lắm. Lúc em bảo làm, cụ thầu cứ bảo chắc không, sợ phí diện tích, nhưng thực tế bục chỉ xây cỡ 10cm là để đồ thoải mái rồi mà không vướng gì người sử dụng.
  • Nên có tủ gương, giá đóng tủ tương quá rẻ, chỉ khoảng 2-3tr, để được rất nhiều đồ linh tinh trong đó mà không phải đi tìm
  • Phụ kiện inox nhà vệ sinh nên chọn loại thật tốt, inox 304 xịn là tốt nhất, vì sẽ hạn chế rỉ sét rất nhiều. Ở Việt Nam thì có inbox BẢO, cực kì chất lượng và làm inox 304 xịn, thương hiệu Việt nhưng chất lượng tốt hơn Toto, Linax, Hafele, VPP nhiều.
  • Lavabo thì em khoái loại bán âm: rửa đỡ bị bắn như loại âm hẳn, và bàn cũng không bị thấp quá như loại dương hẳn
  • .Về gạch lát thì có nhiều kiểu đẹp lắm, tham khảo google hoặc các căn hộ đời mới sẽ có nhiều lựa chọn, WC nhà mới cụ Tùng lát gạch đẹp và xinh.
Về cơ bản chỉ như thế là đủ, nếu lên phân khúc nhà cao cấp chắc sẽ có nhiều món để tìm hiểu và sẽ cần KTS thiết kế cho sang trọng đẹp đẽ hơn.

z2285733760220_8e9b4434fdbdf82c96e415dc7e7ffc0f.jpg


0E1A49DC-3ABA-4E18-BC6F-D48135798889.jpeg

e thích WC phải gọn gàng, sạch sẽ, và ko treo móc nhiều đồ linh tinh.
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,557
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
0E1A49DC-3ABA-4E18-BC6F-D48135798889.jpeg

e thích WC phải gọn gàng, sạch sẽ, và ko treo móc nhiều đồ linh tinh.
1. Tôi vẫn không biết giải pháp cạnh dưới vách kính dùng len đá như nhà bác dùng hay hơn hay giải pháp để trơn lát nền hạ 1 cấp 1-1,5cm hay hơn? Mỗi giải pháp có ưu nhược khác nhau. Để len đá trông có vẻ đẹp hơn nhưng bị cái gờ khi bước vào nhà tắm, len đá cũng tạo cơ hội nấm mốc phát triển nếu lát và keo không tốt.

2. Cái cánh tủ labavo tôi vẫn giữ quan điểm là phải làm sao chống được nước rỏ từ mặt bàn không chảy vào trong tủ. giải pháp là: mặt bàn phải chườm ra ngoài mép cánh 3cm, có gờ chảy nước; cánh tủ không nên làm hèm vát (buộc phải vát vào trong) mà làm phẳng vuông, tay nắm thì an toàn hơn về chảy nước.

3. WC mà có cửa sổ thông ra thiên nhiên, view đẹp thì quá tuyệt vời, Hiện nay giải pháp hay là làm cánh kính mở lật 2 lớp có rèm bên trong kính tôi cho là tối ưu về công năng.
 

nguyenquangpt

Xe tăng
Biển số
OF-80018
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
1,458
Động cơ
311,739 Mã lực
1. Tôi vẫn không biết giải pháp cạnh dưới vách kính dùng len đá như nhà bác dùng hay hơn hay giải pháp để trơn lát nền hạ 1 cấp 1-1,5cm hay hơn? Mỗi giải pháp có ưu nhược khác nhau. Để len đá trông có vẻ đẹp hơn nhưng bị cái gờ khi bước vào nhà tắm, len đá cũng tạo cơ hội nấm mốc phát triển nếu lát và keo không tốt.

2. Cái cánh tủ labavo tôi vẫn giữ quan điểm là phải làm sao chống được nước rỏ từ mặt bàn không chảy vào trong tủ. giải pháp là: mặt bàn phải chườm ra ngoài mép cánh 3cm, có gờ chảy nước; cánh tủ không nên làm hèm vát (buộc phải vát vào trong) mà làm phẳng vuông, tay nắm thì an toàn hơn về chảy nước.

3. WC mà có cửa sổ thông ra thiên nhiên, view đẹp thì quá tuyệt vời, Hiện nay giải pháp hay là làm cánh kính mở lật 2 lớp có rèm bên trong kính tôi cho là tối ưu về công năng.
1. Sau 1 năm sử dụng vệ sinh cọ rửa bình thường thì mọi thứ vẫn sạch sẽ không hề có nấm mốc chú ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top