- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,637
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Chuẩn bị tốt để khắc phục sự cố của ôtô trên đường
Không phụ thuộc vào độ xịn hay sự ổn định của chiếc ôtô đang đi, trong xe luôn phải có những dụng cụ mở ốc bánh, kích, bơm và lốp dự phòng. Người ngồi sau vô-lăng phải biết thay lốp, điều này cũng quan trọng như việc biết lái xe.
Trước mỗi chuyến đi xa hãy kiểm tra lại lốp dự phòng, dụng cụ thay lốp, xăng, dầu, ắc-quy, nước làm mát, dầu phanh (trong bình và dự trữ), nước rửa kính... và thậm chí cả nước sạch để rửa tay. Nếu ngại để một can xăng dự trữ ở khoang hành lý thì ít nhất hãy mang theo một chiếc can rỗng, sẽ rất tiện dụng khi cần vẫy xe khác để xin hoặc đi mua xăng. Ngoài ra, một số vật dụng khác cũng rất cần thiết trong lúc khó khăn như dây kéo, đèn pin, gỗ chèn bánh, xẻng gấp... Trong mọi trường hợp đều cần một ít tiền dự phòng.
Nếu xe đột nhiên chết máy khi đang bon, hãy về số 2 và nhả côn, thường là máy sẽ nổ lại để đi tiếp, lúc này nên chú ý giữ chân ga để tránh chết máy lần nữa. Nguy cơ này vẫn tiềm tàng cho đến khi kiểm tra lại máy móc, ngay khi có thể nên tạt qua một trạm sửa chữa để xác định nguyên nhân. Trường hợp đã thử gài số 2 ngay mà động cơ vẫn không hoạt động trở lại, phải tắt máy và kiểm tra xăng (hết hoặc tắc), điện (lỏng hay mất hoàn toàn). Khi chưa tìm được nguyên nhân thì không nên tiếp tục khởi động xe, sẽ rất tốn điện, hại bộ đề mà không có kết quả.
Khi buộc phải sử dụng dây kéo hãy tiến hành các bước chuẩn bị thật cẩn thận và xác định mục đích rõ ràng: kéo nổ hay dẫn về xưởng. Lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống là gọi dịch vụ cứu hộ, họ sẽ tư vấn, sửa chữa trực tiếp hoặc kéo chiếc xe hỏng về xưởng bằng phương tiện chuyên dụng.
(Theo VneXpress)
Không phụ thuộc vào độ xịn hay sự ổn định của chiếc ôtô đang đi, trong xe luôn phải có những dụng cụ mở ốc bánh, kích, bơm và lốp dự phòng. Người ngồi sau vô-lăng phải biết thay lốp, điều này cũng quan trọng như việc biết lái xe.
Trước mỗi chuyến đi xa hãy kiểm tra lại lốp dự phòng, dụng cụ thay lốp, xăng, dầu, ắc-quy, nước làm mát, dầu phanh (trong bình và dự trữ), nước rửa kính... và thậm chí cả nước sạch để rửa tay. Nếu ngại để một can xăng dự trữ ở khoang hành lý thì ít nhất hãy mang theo một chiếc can rỗng, sẽ rất tiện dụng khi cần vẫy xe khác để xin hoặc đi mua xăng. Ngoài ra, một số vật dụng khác cũng rất cần thiết trong lúc khó khăn như dây kéo, đèn pin, gỗ chèn bánh, xẻng gấp... Trong mọi trường hợp đều cần một ít tiền dự phòng.
Nếu xe đột nhiên chết máy khi đang bon, hãy về số 2 và nhả côn, thường là máy sẽ nổ lại để đi tiếp, lúc này nên chú ý giữ chân ga để tránh chết máy lần nữa. Nguy cơ này vẫn tiềm tàng cho đến khi kiểm tra lại máy móc, ngay khi có thể nên tạt qua một trạm sửa chữa để xác định nguyên nhân. Trường hợp đã thử gài số 2 ngay mà động cơ vẫn không hoạt động trở lại, phải tắt máy và kiểm tra xăng (hết hoặc tắc), điện (lỏng hay mất hoàn toàn). Khi chưa tìm được nguyên nhân thì không nên tiếp tục khởi động xe, sẽ rất tốn điện, hại bộ đề mà không có kết quả.
Khi buộc phải sử dụng dây kéo hãy tiến hành các bước chuẩn bị thật cẩn thận và xác định mục đích rõ ràng: kéo nổ hay dẫn về xưởng. Lựa chọn tốt nhất trong mọi tình huống là gọi dịch vụ cứu hộ, họ sẽ tư vấn, sửa chữa trực tiếp hoặc kéo chiếc xe hỏng về xưởng bằng phương tiện chuyên dụng.
(Theo VneXpress)