- Biển số
- OF-197289
- Ngày cấp bằng
- 4/6/13
- Số km
- 44,268
- Động cơ
- 620,275 Mã lực
nói chung là còn ngáo đá lắm
Em đọc bài báo tiếng Việt đó thấy nói (tóm lại) thế này:Mời các cụ thích ăn thịt , đây là ngiên cứu của WHO nhé , có từ 2015 , nhưng để công bố rầm rộ trước sức mạnh của nền công nghệ chế biến, e rằng phải có lộ trình. Tất nhiên, không phải là cấm ăn, mà người ta chỉ nêu nguy cơ cao thôi , thế nên sự lựa chọn là tùy các cụ
22 chuyên viên của IRAC, cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư thuộc WHO, qua phân tích 800 công trình nghiên cứu đã xác nhận thịt ăn chế biến cũng nguy hại như hút thuốc lá. Công trình vừa công bố ngày 26/10 này đã gây chấn động trên toàn thế giới:
http://giadinh.net.vn/song-khoe/bac-sy-vien-k-noi-ve-nghien-cuu-thit-do-gay-ung-thu-20151028165447029.htm
Khổ thân cụ , ai lại mang Đàn đến gẩy tai trâu.VÌ SAO CHÚNG TA BỊ BỆNH?
Cư sĩ Quả Khanh (Trích từ quyển Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám)
Đa số người mắc bệnh đều do lỗi sát sinh, ăn thịt…mà chiêu cảm lấy bệnh hoạn hành thân. Do thân xác loài vật bị người giết ăn, thần thức (tức linh hồn) chúng không còn chỗ nương, vì muốn báo oán nên chúng gá dựa vào thân xác kẻ thù hoặc sống vất vưởng tại lò giết mổ….
Nếu người ăn thịt động vật ngày càng nhiều, tùy theo phúc đức họ mạnh yếu mà thần thức con vật sẽ đeo bám, gá trên thân họ nhiều hay ít. Thông thường thì chúng bám ngày càng đông, năng lượng xấu này tích tụ mỗi ngày một lớn, hình thành ổ bệnh, dần dần khiến người tạo ác nghiệp (sát sinh, ăn thịt) cảm thấy bộ phận hay cơ quan nào đó trên thân mình đang cực kỳ khó chịu, đau đớn…
Lúc này tất nhiên bệnh nhân cần phải đi chữa trị. Nếu trị lành thì đó là nhờ phúc báo đời trước bệnh nhân từng tích lũy được vẫn còn. Nếu như ác nghiệp họ tạo đời này lớn hơn phúc báo hiện có, thì bệnh nhân phải tiêu tốn rất nhiều tiền, và ôm lấy vô vàn nỗi thống khổ vì đang bị oan gia trái chủ đeo theo báo thù, tính sổ. Nhưng do bệnh nhân không hiểu Phật pháp, nên khi mắc bệnh, họ lại vội vàng tiếp tục dùng thịt động vật để tẩm bổ thêm cho xác thân, nào biết rằng bản thân đang tạo thêm oan trái chất chồng. Việc uống thuốc, tiêm chích, phẫu thuật…v.v.. chỉ là giải quyết sự thống khổ tạm thời, sau đó sẽ có nhiều bệnh bộc phát tiếp theo, khiến cho người bệnh cảm thấy thuốc men trở nên không còn hiệu quả.
Quý vị phải hiểu rằng, những oan gia trái chủ của quý vị, một khi hồn lìa khỏi xác và chuyển sang cảnh giới “sống bằng thần thức” thì chúng đều có “tha tâm thông”. Quý vị nghĩ gì, lo gì chúng đều biết cả. Nếu như Quý vị biết thành tâm sám hối và dừng sát nghiệp (ăn chay, phóng sanh), lại còn đem công đức niệm Phật, tụng kinh…hồi hướng cầu siêu cho những chúng sanh mà quý vị từng ăn thịt, giết hại thì tôi đảm bảo với Quý vị “Chỉ cần quý vị hễ nhận ra lỗi là sửa liền, chịu tu tỉnh ăn năn mà hướng thiện, nhất định sẽ thấy hiệu quả vi diệu ngay”. Phật pháp chẳng có gì bí mật, chân tướng vũ trụ nhân sinh Phật đều giảng rõ trong kinh, nhưng phần đông người ta lười biếng chẳng chịu xem, mà lại khoái tin vào những phù phép, đồng bóng, thần thông và cho đó là “thần cơ diệu toán”. Kết quả: Chỉ tốn tiền phí sức mà chẳng thu được lợi ích thật sự nào.
Bài viết dài nhưng rất hay, liên quan đến ăn uống và sức khỏe, đọc để tham khảo.
LTS: Sau bài nói chuyện rất hay về uống nước đúng cách, chúng tôi tiếp tục gửi đến quý độc giả những quan điểm của Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng về vai trò của thức ăn với sức khỏe. Nhiều tri thức dưới đây hẳn sẽ khiến chúng ta phải bất ngờ.
"37 tuổi tôi đã phải viết di chúc"
Nhiều người trong đó có cả những trí thức, những người ở trình độ cao của các ngành chuyên môn khác nhau nói cuốn sách của tôi (sách "Minh triết trong ăn uống của phương Đông" - pv) làm họ đổi đời. Họ luôn theo quan điểm ăn nhiều chất, nhiều thịt - đây là một quan niệm sai lầm.
Ăn uống là vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông chủ tịch WHO từng nói rất hay rằng: Khi có sức khỏe, con người có hàng ngàn vạn những mơ ước khác nhau; nhưng khi không có sức khỏe, con người chỉ có một mơ ước duy nhất là sức khỏe.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ ăn luôn luôn đứng hàng đầu. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ăn vóc học hay. Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền lại lo.
Nhưng, hầu hết mọi người bây giờ không hiểu hết vấn đề ăn uống. Người ta không biết rằng ăn uống có liên quan đến tuổi thọ, tinh thần, và trí não.
Năm 30 tuổi, tôi từng đi tử vi, anh bạn của tôi xem rất giỏi nói rằng tôi chỉ sống đến 68 tuổi. Nhưng đến Năm 37 tuổi, tôi bệnh tật quanh năm, tháng nào cũng đi bệnh viện, ngày nào cũng uống thuốc, càng uống bệnh càng nhiều. Tôi đã quyết định viết di chúc.
Nhưng nghĩ lại viết di chúc là chuẩn bị chết, mà mình mới 37 tuổi. Tôi xé di chúc, và tìm con đường khác. Tôi thay đổi tư duy, thay đổi phong cách sống, và thay đổi cách ăn uống.
Sau 5 năm, tôi gặp lại người bạn của mình, nhưng lần này bạn tôi nói tôi sẽ sống được đến 82 tuổi. Rồi 7 năm sau, người bạn nói lại vỗ vai tôi nói: "Ông vừa vừa thôi, từ 68 lên 82 tuổi, giờ lên đến trên dưới 100 tuổi"!
Năm ngoái, khi ra ngoài Hà Nội, gặp một nhà nghiên cứu tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, bà cụ nói: "Chú còn sống được 25 năm nữa" (lúc đó tôi 75 tuổi)! Tôi nói điều này không phải để khoe khoang, mà để cột chặt tôi vào trách nhiệm phải sống được 100 tuổi. Gần đây, có một vị tu núi nói với tôi sẽ sống phải 120 tuổi trở lên, dù điều đó tôi chưa dám tin.
Ăn uống thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tuổi thọ, và trí thông minh. Ngày trước, hơn hai mươi tuổi, tôi dạy tại trường đại học, giờ ngẫm lại lúc đó mình chỉ như con vẹt, học rồi nói lại.
Sau khi nghỉ hưu, thay đổi chế độ ăn uống, tôi thấy đầu óc mình sáng suốt hơn, tôi viết hơn 10 đầu sách. Đó hoàn toàn là nhờ thay đổi ăn uống, thông minh hơn, khỏe mạnh, cường tráng, minh mẫn hơn.
Ngày trước, hàng tháng tôi đi bệnh viện liên tục, một tháng may ra được hai ba ngày khỏe mạnh; còn bây giờ, gần 30 năm nay tôi không biết đến bệnh là gì. Bệnh có thể đến thăm tôi một lúc 15-20 phút là cùng. Đủ các bệnh từ cảm cúm đến ung thư, tôi tự chữa.
Không những thế, ăn uống còn quyết định sự tiến hóa của loài người.
Con người sống thọ kém nhất so với muôn loài
Ngày nay, con người là sinh loài có sức sống kém nhất, bệnh tật nhiều nhất, tuổi thọ kém nhất. Tất cả các loài động vật có vú đều có tuổi thọ gấp từ 4-6 lần tuổi trưởng thành của nó.
Con gà ta nuôi 6 tháng thì đẻ, sống được 7-8 năm. Con chó 1 năm trưởng thành và sống được mười mấy năm. Chúng ta 25 tuổi trưởng thành, tính ra là chúng ta phải sống được 120-140 tuổi.
Nhưng, bây giờ, ra nghĩa địa, những người yên nghỉ dưới đó đều ít tuổi hơn mình. Tôi vẫn luôn nói với mọi người rằng tôi đang ở tuổi thành niên, may lắm đến tuổi trung niên. Tôi tin như vậy, và chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình.
Lý thuyết "ăn đủ calories" của phương Tây đã quá lỗi thời!
Về ăn uống, mọi người luôn nói ăn uống vừa phải, có chừng mực là tốt. Đây là lý luận chung; nhưng thế nào là đủ, điều này vẫn còn gây nên mâu thuẫn. Phương Tây có hai quan điểm nổi bật về ăn uống:
1) Ăn uống cung cấp đủ calories. Bây giờ, nhiều người thấy quan điểm này quá lỗi thời, nên không mấy ai nhắc đến. Bởi vì, con người hấp thu calories bằng nhiều cách: phơi nắng, thu năng lượng. Những người làm việc ngoài nắng ăn ít hơn những người làm trong nhà.
Người xứ nóng ăn ít hơn xứ lạnh. Bản thân ta mùa hè cũng ăn ít hơn mùa đông. Cho nên, quan niệm về calories là quan niệm sai.
2) Thức ăn phải cung cấp cho cơ thể, nên cơ thể có gì phải cung cấp cái đó. Đây là quan điểm rất vô lý. Con trâu, con bò có rất nhiều thịt, nhưng không ăn thịt. Con bò sữa cho nhiều sữa nhưng không uống sữa.
Các bà mẹ ngày xưa không uống sữa nhưng vẫn đủ sữa cho con bú; các bà mẹ bây giờ uống nhiều sữa nhưng vẫn thiếu sữa cho con. Con gà đẻ trứng nhưng cũng không ăn trứng. Về thực vậy, cây bơ, cây mè, cây đậu phộng có rất nhiều dầu nhưng không ai tưới dầu cho cây. Đây là quan niệm sai lầm, rất tiếc người Việt Nam lại có tư tưởng sùng ngoại.
Từ quan điểm cơ thể có gì phải cung cấp cho nó cái đó, người ta đi đến kết luận: thức ăn thức ăn động vật là thượng đẳng, thức ăn đạm thực vật là thứ đẳng. Và vì thế phát triển chăn nuôi, dẫn đến nạn chặt phá rừng.
Và hàng ngày, hàng triệu triệu những con gia súc gia cầm bị gục ngã, rồi mai táng chung trong nấm mồ không đáy là dạ dày của loài người. Có một thực tế là những người ăn theo cách phương Tây, ăn nhiều thịt, cá, trứng, rượu, bia, càng nhiều bệnh; và con người bắt đầu nhìn sang phương Đông.
Minh triết về ăn uống của phương Đông
Phương Đông có hai quan niệm quan trọng về ăn uống:
1) Mọi sinh loài đều được nuôi dưỡng bằng năng lượng từ vũ trụ, và nguồn năng lượng đó tích lũy đầu tiên trong cây xanh. Cho nên, thảo mộc hút các chất vô cơ, ánh nắng để tổng hợp chất hữu cơ cho con người.
Đây là một phép màu kỳ diệu của tạo hóa. Thảo mộc chính là mẹ của chúng ta, sức khỏe cuộc sống của chúng ta đều trực tiếp hay gián tiếp từ thảo mộc. Chúng ta ăn thịt, thì đó cũng có nguồn gốc từ thảo mộc. Cho nên, thảo mộc là thức ăn thượng đẳng, quan trọng nhất.
2) Chế độ ăn uống của bất kỳ sinh loài nào cũng đều phải phù hợp với cấu tạo và sinh lý của sinh loài đó. Cho con mèo, con chó ăn nhiều mỡ không sao; nhưng cho con thỏ ăn như vậy thì chỉ 1 tháng sau động mạch vít lại không thể sống được. Cấu tạo động vật ăn thịt và ăn cỏ khác nhau.
Vậy con người thuộc nhóm ăn thịt hay ăn cỏ? Động vật ăn thịt móng vuốt phát triển, ta và động vật ăn cỏ móng vuốt không phát triển. Động vật ăn thịt răng nanh phát triển răng hàm không phát triển để xé thịt, ta và động vật ăn cỏ răng nanh không phát triển răng hàm phát triển để nghiền thức ăn.
Động vật ăn thịt tuyến nước bọt không phát triển, ta và động vật ăn cỏ tuyến nước bọt phát triển vì ăn thực vật nhiều tinh bột. Thịt khó tiêu nên dạ dày động vật ăn thịt độ axit rất cao; thực vật dễ tiêu nên độ axit trong dạ dày của người và động vật ăn cỏ chỉ bằng 1/20 của động vật ăn thịt.
Ăn thịt lên men thối rất nhanh, nên động vật ăn thịt phải đi ngoài nhanh, vì vậy ruột của động vật ăn thịt chỉ dài gấp 3 lần của thân; còn ruột của người và động vật ăn cỏ dài gấp 8-10 lần chiều dài của thân. Cho nên tỉ lệ những người ăn thịt bị ung thư đường tiêu hóa là rất cao.
Động vật ăn thịt ban ngày ngủ, bên đêm đi rình mồi, không chịu ánh nắng mặt trời, nên không cần tuyến mồ hồi, như con chó, con mèo không cần tắm không hôi. Động vật ăn cỏ ban ngày làm ban đêm ngủ, nên tuyến mồ hôi phát triển, con người làm một lát mồ hôi toát ra.
Chính vì vậy, con người hoàn toàn được tạo hóa sinh ra để ăn thực vật, người ăn động vật là lỗi một nhịp trong bản hợp tấu của cung đàn tự nhiên.
Vì vậy, muốn có sức khỏe và hạnh phúc, chúng ta phải luôn tuân theo hai định luận tối quan trọng trên: tuân theo trật tự vũ trụ là thuận thiên. Phương Đông có câu "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (thuận với thiên nhiên sẽ tồn tại phát triển, nghịch với thiên nhiên sẽ tiêu vong).
7 tiêu chuẩn về thức ăn theo triết lý phương Đông
- Tiêu chuẩn thứ nhất: Thức ăn phải phù hợp với cấu tạo và sinh lý của cơ thể.
Tiêu chuẩn thứ nhất là thức ăn phải phù hợp với cấu tạo và sinh lý của cơ thể. Ăn thịt là nhỡ một nhịp trong cung đàn. Trong các buổi liên hoan, tiệc tùng ngày nay, cứ 100 mâm ăn thịt mới có 1-2 mâm ăn chay.
Nếu ví mỗi khách thực là một nhạc công, vậy 100 người đánh đàn thổi kèn đánh trống sai, chỉ có 1 người đúng, thì bản nhạc đó sai, lộn xộn, đó chính là hình ảnh sức khỏe của loài người.
- Tiêu chuẩn thứ hai: Thức ăn phải có lực vũ trụ phù hợp
Tiêu chuẩn thứ hai là thức ăn phải có lực vũ trụ phù hợp. Bởi vì thực phẩm luôn luôn tràn ngập những rung động tinh tế với tần số khác nhau ảnh hưởng đến người ăn. Mọi vật chất cấu tạo từ nguyên tử đều rung động, không khí rung động nhanh, nước rung động ít hơn, chất đặc ít rung động.
Dựa vào rung động này, chia thức ăn làm 3 loại:
1) Lực tri giác: là lực của tri giác, tình thương, sự an bình, trong sáng, niềm vui, tạo ra cuộc sống thoải mái, trong sáng về tinh thần, giúp con người dễ dàng đạt được mức độ cao của nhận thức. Người ngồi thiền, niệm Phật, hay tịnh tâm đều cần lực này. Lực này có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả, rau củ tươi xung quan mình.
2) Lực biến dịch: là lực biến động không ngừng khiến người ăn bị kích động, bồn chồn, thao thức nên không thể tịnh tâm, thoải mái, tự tin, thậm chí bị xáo trộn không thể theo đuổi được bất kỳ công việc nào tinh tế thâm sâu như tâm linh. Đó chính là bia, rượu. coca, socola...
3) Lực tĩnh: lực của sự đần độn, trì trệ, thối rữa, chết chóc, khiến cho người ăn uể oải, buồn ngủ, đờ đẫn, mù mẫn, không thể sáng suốt được. Ăn đường, ăn thịt xong mình cảm thấy rất mệt. Lực này có nhiều trong thịt, cá, hành tỏi, rượu bia, thuốc lá, ma túy, thức ăn ươn thối, tân dược.
- Tiêu chuẩn thứ ba: Thức ăn thuần khiết và không thuần khiết
Tiêu chuẩn thứ ba là thức ăn thuần khiết và không thuần khiết. Thức ăn không thuần khiết là thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đường tinh, thức ăn xử lý hóa chất, gây ra sự rối loạn bất an, đam mê về dục, ăn những thức ăn này gây nghiện như nghiện bia, rượu, đường.
- Tiêu chuẩn thứ tư: Thức ăn phải đủ chất
Đây là vấn đề rất quan trọng nhưng gây nên mâu thuẫn giữa các trường phái khác nhau. Khoa dinh dưỡng học ở phương Tây chỉ chú ý đến tới đạm động vật, mỡ, tinh bột và nhằm vào mục đích khoái khẩu là chính cho nên người ta phát triển ăn thịt, khuyến khích ăn thịt nhưng ăn thịt đâu phải là tốt.
Về giá trị dinh dưỡng, vật nuôi luôn luôn bị giam nhốt, tiêm nhiều chất kích thích, kháng sinh nên sản phẩm chăn nuôi không tự nhiên và các dư chất ấy đi vào thực phẩm, để vào con người. Cho nên rất độc hại chưa nói đến các con vật cũng có mầm bệnh có thể lây sang người.
Còn thực vật rau cỏ cũng có bệnh nhưng bệnh của thực vật không bao giờ chuyển sang động vật bậc cao. Bệnh của thực vật có thể truyền sang côn trùng nhưng không bao giờ truyền sang động vật bậc cao.
Ăn thịt tạo nội mội trường axit gây rất nhiều bệnh. Trong khi thức ăn từ thực vật thì khỏe mạnh, dẻo dai, minh mẫn, sáng suốt. Điều mọi người lo lắng nhất là ăn thực vật thiếu đạm. Đây là một điều cực kỳ sai lầm.
Tất cả các loại đạm đều được cấu tạo bởi các axit amin, khi ăn vào cơ thể đạm phải phân trải ra toàn bộ ra thành nhiều các axit amin tự do, cơ thể lại lấy các axit amin đó tổng hợp thành protein của riêng mình. Giống như ta mua một cái nhà để xây dựng cái nhà mới thì nhà đó phải phá tung ra chỉ lấy gạch để xây nhà mới chứ không thể lấy tất cả bức tường của nó mà xây lại được.
Trong thịt cũng có nhiều axit amin nhưng tỷ lệ axit amin của động vật với con người hoàn toàn khác nhau. Khi ăn thịt, con người chỉ hấp thụ được mức độ theo tỷ lệ của axit amin thấp nhất của động vật còn bao nhiêu loại bỏ.
Cho nên ăn thịt không hấp thụ được nhiều và phân rất hôi. Trong phân người ăn thịt, trung bình có 70.000 tế bào/cc với rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong khi trong phân người ăn thực vật chỉ có 2.000 và không có tế bào vi khuẩn gây bệnh. Điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu.
Khoa học phát triển đã xác định protein không phải là protein bình thường. Protein bình thường không nói lên điều gì hoặc nói không chính xác điều gì. Cho nên đã xác định protein hoàn hảo, đạm hoàn hảo. Protein hoàn hảo tức là protein phù hợp với đạm của con người, ăn vào hấp thụ hết, không loại trừ.
Dựa vào tiêu chuẩn protein/đạm hoàn hảo này, ta thấy trong đậu tương có 40% đạm hoàn hảo, các loại đậu khác có khoảng 30% đạm hoàn hảo, còn thịt tốt nhất chưa được 20% đạm hoàn hảo.
Cho nên chỉ có ăn thịt mới thiếu chất, ăn thực vật đúng cách không bao giờ thiếu chất. Do đó, thường những đứa trẻ sinh ra đần độn chủ yếu là do ăn thịt.
- Tiêu chuẩn thứ năm: Thức ăn quân bình âm dương
Dương trong âm là những thực vật còn âm trong dương là nước bọt, nhai kỹ để hai yếu tố dương trong âm và âm trong dương kết hợp nhau nhuần nhuyễn sẽ tạo thành dưỡng chất tốt để nuôi cơ thể.
- Tiêu chuẩn thứ sáu: Tính axit và tính kiềm
Cơ thể chúng ta trung bình tốt nhất PH từ 7,35 đến 7,45 nhưng tốt nhất nên là 7,4. Trên 7,35 là tốt nhưng nếu hạ xuống 7,35 sẽ xuất hiện rất nhiều bệnh như cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiểu đường, dạ dày v.v...
Nếu PH hạ xuống 3 thì ung thư phát triển. Trong khi đó, ăn thịt, trứng, sữa, đường tạo nội môi trường axit, rất nguy hiểm.
- Tiêu chuẩn thứ bảy: Nhịp sinh học
Theo quan điểm trung tâm của triết học phương Đông, con người là vũ trụ thu nhỏ, con người và môi trường luôn luôn thống nhất, một cơ thể khỏe mạnh phải có nhịp sinh học cân bằng, phù hợp với chu kỳ biển đổi của môi trường: ngày đêm, nắng mưa, nóng lạnh...
Những sinh vật sống ở đó chịu ảnh hưởng của chu kỳ này cho nên cũng đi vào nhịp sinh học của thức ăn ấy. Khi ăn thức ăn xung quanh, nhịp sinh học của chúng phù hợp với nhau nên không gây khó khăn gì. Ăn thức ăn từ nơi xa đến, nhịp sinh học khác, gây rối loạn. Do đó, nên ăn thức ăn cách bản thân bán kính 50km.
* Bài viết trích từ nội dung nói chuyện của Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng với các Phật tử. Tiêu đề bài do tòa soạn đặt.
http://soha.vn/luong-y-ngo-duc-vuong-chung-ta-an-uong-qua-sai-lam-con-nguoi-co-the-song-120-140-tuoi-20170717093611918.htm
Đọc bài cụ mà e tý sặc (e đang làm bát tái gầu )Bài viết này thể hiện cái nhìn lệch lạc, phản khoa học.
Thứ nhất lấy độ tuổi người trưởng thành là 25, tại sao không phải 16? Các cụ ngày xưa 16 tuổi là con cái bồng bế rồi thì không tính, trong khi lấy tuổi gà mái ghẹ là 6 tháng ra so.
Các cụ ngày xưa ko có tân dược, ăn thịt ít...tuổi thọ TB rất thấp chỉ tầm 46-47. Bây giờ thì nước chúng ta đang bước vào giai đoạn dân số già, tuổi thọ TB người dân cải thiện nhiều lần.
Để làm việc trí óc thì não cần được nuôi dưỡng bằng nguồn chất béo nhất định, năng lượng từ nguồn giàu protit như thịt hoặc thực vật giàu đạm.
Thi đấu thể thao đỉnh cao lại càng đòi hỏi năng lượng từ thực phẩm nguồn ăn nguồn gốc động vật.
Cần ít năng lượng, lười biếng lao động, tạo ra những thứ vô bổ kiểu dạng như này thì ăn cỏ là đủ. Tuổi thanh niên, đứng dây chuyền lắp ráp bảo cho ăn dưa với muối vừng xem
Đứng đầu trong chuỗi thức ăn, thống trị loài vật khác vẫn là thú ăn thịt.
Tùy các cụ thôi, ai sống hộ ai được. hầu hết các cụ trên này đều coi đó là vớ vẩn, phi khoa học, trong khi "chờ" khoa học chứng minh đúng hoặc sai thì cứ ăn nhiệt tình đi, ăn như đã ăn ,sống chết có số cả rồi mà các cụ funEm đọc bài báo tiếng Việt đó thấy nói (tóm lại) thế này:
- Các loại thịt chế biến quá nhiều (xúc xích, thịt hun khói,...) sẽ tăng nguy cơ gây ung thư mà nguyên nhân do hóa chất trong khi chế biến
- Thịt đỏ có khả năng tăng nguy cơ ung thư mà nguyên nhân do hai chất sinh ra khi nấu ở nhiệt độ cao (nướng, rán). Nhưng bài báo nhấn mạnh các bằng chứng chứng minh rất hạn chế.
Vậy có thể hiểu chưa thể chứng minh bản thân thịt gây ung thư, mà do quá trình chế biến của con người. Ngoài ra bài báo cũng nhấn mạnh phải ăn nhiều mới tăng nguy cơ, chứ không nói cứ ăn thịt là tăng nguy cơ, mà thực tế thực phẩm gì ăn nhiều cũng tăng nguy cơ gì đó. Ăn chay lại cổ vũ việc từ bỏ hoàn toàn thịt nên em chưa thấy thuyết phục lắm ah.