The thì nó chính là hiện trạng các nước chưa có BHXH và lương hưu, nld kiếm đc bao nhiêu tự tìm phương án an sinh Hay như giai đoạn trước đây ở Việt Nam, là bảo hiểm xã hội chưa bắt buộc, công ty thích thì đóng mà không thích thì thôi. Kết quả thế nào ạ? Họ về hưu có tốt hơn kô?
Và nếu phương án của cu ưu việt thế, tại sao tất cả các nước phát triển đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội và đều khấu trừ từ người sử dụng lao động?
Em ủng hộ bảo hiểm xã hội cụ à. Em đưa ra các giả định đối với BHXH của VN để nêu các vấn đề cụ thể mà em thấy chưa thông. Chứ ko phải nêu thắc mắc là phản đối BHXH nói chung. Cũng như nêu các giả định là ủng hộ làm như thế, hay coi đó là cách làm ưu việt hơn. Cụ thể là em thấy có các câu hỏi sau:
- DN đóng phần bhxh thay nlđ thì cũng là chi phí mà DN bỏ ra để "mua" sức lđ nói chung. Nên coi phần này như một hình thức "thuế sử dụng lđ của DN" hay cũng là phần đóng góp của nlđ thông qua DN?
- Quan hệ giữa nlđ và BHXH là quan hệ giữa 2 bên trong hđ kinh tế hay là gì? Các quy định mới về cơ chế lĩnh bảo hiểm do BHXH đưa ra nên được áp dụng hồi tố hay ko nếu những quy định này làm giảm hay hạn chế bớt lợi ích, sự thuận tiện của nlđ?
- Cùng 1 nồi cơm chung, có nên duy trì các cách góp gạo, thời gian góp, thời gian nhận cơm, cách tính số cơm sẽ nhận... khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau ko? có nên tách các nồi cơm khác nhau có cơ chế gạo cơm khác nhau ko? nếu tách mà nồi cơm đó ko hoạt động được, ngân sách phải bù mà ngân sách hạn hẹp thì BHXH có nên là 1 kênh để khối tư nhân hỗ trợ ngân sách nhà nước ko?
- Các điều chỉnh gần đây và dự kiến sắp tới là nhằm tăng thêm lợi ích, sự thuận lợi cho nlđ hay do sợ vỡ quỹ, sợ gánh nặng lên ngân sách?
- Nếu gốc rễ của các vấn đề là do ngân sách còn hạn hẹp, cần thông cảm, thì câu hỏi là đã phân chia hợp lí ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xh chưa?