Lạy các thánh chém, thánh nào cho rằng vào làm giảng viên tức là giơ tay có tiền thì cứ vào mà vợt ạ.
Cụ Chủ Thớt: Tình hình cụ muốn vào làm giảng viên thì cứ xác định: Lương theo hệ số nhà nước: Tức là trình độ đại học bắt đầu 2.34, thạc sỹ 2.66, tiến sĩ 3.0, 3 năm tăng hệ số 1 lần (tăng 0.33). Em đi làm 15 năm nay từ lúc thử việc đến nay hệ số là 3.66. Nhân với lương cơ bản 1.050.000 đ, cộng 30% phụ cấp nghề nghiệp. Sau đó trừ đi cả lô xích xông các loại phí bảo hiểm, công đoàn, đảng phí... đại khái thì lương được hơn 4tr / tháng. Trong cái mức lương đấy, 1 năm phải đi dạy theo quy định 280 tiết theo giờ chuẩn (một số công việc như hướng dẫn, NCKH... có thể quy đổi sang giờ chuẩn). Để các cụ dễ hiểu thì em tính trung bình 1 môn học của sinh viên giờ khoảng 45 tiết. 280 tiết xấp xỉ độ 6 lớp 1 năm. Vượt lên trên số đấy thì được trả tiền vượt giờ, tuỳ mỗi trường quy định khác nhau, nhưng nhà nước thì nó giới hạn tương đối, thông thường sẽ theo học hàm học vị cá nhân và dao động khoảng 100K/tiết với học vị tiến sĩ.
Cụ nào mà đi dạy được tầm 800 tiết/năm là vừa hít ngập bụi phấn, rát cổ, bỏng họng, mà còn phải thuộc loại thân quen hoặc có uy tín mới được phân nhiều lớp thế. Tức là thừa giờ cỡ độ 500 tiết = 50 tr, em cứ tính xông xênh là 60tr/12 tháng = 5tr / tháng.
Tổng tất tần tật các loại phúc lợi nhân ngày nghỉ lễ tết, kỷ niệm... em cứ cho là được 12tr nữa thì 1 tháng thêm được 1 tr.
Như vậy thu nhập của các cụ nào đi làm giảng viên thực sự chỉ tầm 10tr/tháng thôi, lấy đâu ra lắm thế.
* Còn các thu nhập khác:
- Từ các đề tài NCKH, các dự án tham gia: cái này vô cùng, và đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chưa kể tiền thực vào túi nó chỉ là một số rất nhỏ so với số tiền của đề tài, dự án đấy
- Viết sách, giáo trình: tuỳ khả năng cá nhân
- Đi dạy thêm: đại học làm gì có học thêm mà dạy, có chăng một số cụ dạy các môn cơ bản đi làm gia sư hoặc dạy thêm ở các trung tâm, ngoài ra thì là dạy thêm ở các trường ĐH khác nó trả nhiều tiền hơn, cái này đòi hỏi phải có quan hệ và có uy tín trong chuyên môn. Một số trường dân lập trả tiền dạy khá cao, 200-300K/ tiết chẳng hạn, thì chỉ cần nhận một vài lớp là bằng đi làm ở trường chính cả năm.
- Lấy tiền của sinh viên chạy điểm: không dễ và không nhiều như các cụ tưởng, trừ một số rất rất ít con sâu luôn LÀM TRÒ và ĐÒI HỎI để sinh viên bắt buộc phải đến mỗi kỳ thi, thì số lượng rất ít khác là bị động hoàn toàn và nói thực là số tiền nó cũng chả đáng là bao đâu. Còn sinh viên tại chức thì giờ còn mấy đâu mà tính đến nữa, chuyện của quá khứ rồi, giờ số lượng sinh viên học tại chức rất ít, họ chuyển sang học trực tuyến, học từ xa, mà những loại hình đấy thì thầy còn chả biết mặt trò, lấy đâu ra chạy được điểm ???
KL lại là nếu cụ chủ thực tâm muốn đi dạy thì xác định là không có nhiều tiền đâu, được cái nó vui, có tý danh là giảng viên đại học, nhẹ nhàng, tính tranh đấu nó cũng không sống chết như các ngành khác, thỉnh thoảng có thừa thời gian (các đợt nghỉ Tết, nghỉ hè thường kéo dài cả tháng với giảng viên), nhưng lúc đi làm thì xác định là rất khó chịu vì khung giờ dạy là cố định, không dễ nghỉ hay đi muộn...
Cụ Chủ Thớt: Tình hình cụ muốn vào làm giảng viên thì cứ xác định: Lương theo hệ số nhà nước: Tức là trình độ đại học bắt đầu 2.34, thạc sỹ 2.66, tiến sĩ 3.0, 3 năm tăng hệ số 1 lần (tăng 0.33). Em đi làm 15 năm nay từ lúc thử việc đến nay hệ số là 3.66. Nhân với lương cơ bản 1.050.000 đ, cộng 30% phụ cấp nghề nghiệp. Sau đó trừ đi cả lô xích xông các loại phí bảo hiểm, công đoàn, đảng phí... đại khái thì lương được hơn 4tr / tháng. Trong cái mức lương đấy, 1 năm phải đi dạy theo quy định 280 tiết theo giờ chuẩn (một số công việc như hướng dẫn, NCKH... có thể quy đổi sang giờ chuẩn). Để các cụ dễ hiểu thì em tính trung bình 1 môn học của sinh viên giờ khoảng 45 tiết. 280 tiết xấp xỉ độ 6 lớp 1 năm. Vượt lên trên số đấy thì được trả tiền vượt giờ, tuỳ mỗi trường quy định khác nhau, nhưng nhà nước thì nó giới hạn tương đối, thông thường sẽ theo học hàm học vị cá nhân và dao động khoảng 100K/tiết với học vị tiến sĩ.
Cụ nào mà đi dạy được tầm 800 tiết/năm là vừa hít ngập bụi phấn, rát cổ, bỏng họng, mà còn phải thuộc loại thân quen hoặc có uy tín mới được phân nhiều lớp thế. Tức là thừa giờ cỡ độ 500 tiết = 50 tr, em cứ tính xông xênh là 60tr/12 tháng = 5tr / tháng.
Tổng tất tần tật các loại phúc lợi nhân ngày nghỉ lễ tết, kỷ niệm... em cứ cho là được 12tr nữa thì 1 tháng thêm được 1 tr.
Như vậy thu nhập của các cụ nào đi làm giảng viên thực sự chỉ tầm 10tr/tháng thôi, lấy đâu ra lắm thế.
* Còn các thu nhập khác:
- Từ các đề tài NCKH, các dự án tham gia: cái này vô cùng, và đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chưa kể tiền thực vào túi nó chỉ là một số rất nhỏ so với số tiền của đề tài, dự án đấy
- Viết sách, giáo trình: tuỳ khả năng cá nhân
- Đi dạy thêm: đại học làm gì có học thêm mà dạy, có chăng một số cụ dạy các môn cơ bản đi làm gia sư hoặc dạy thêm ở các trung tâm, ngoài ra thì là dạy thêm ở các trường ĐH khác nó trả nhiều tiền hơn, cái này đòi hỏi phải có quan hệ và có uy tín trong chuyên môn. Một số trường dân lập trả tiền dạy khá cao, 200-300K/ tiết chẳng hạn, thì chỉ cần nhận một vài lớp là bằng đi làm ở trường chính cả năm.
- Lấy tiền của sinh viên chạy điểm: không dễ và không nhiều như các cụ tưởng, trừ một số rất rất ít con sâu luôn LÀM TRÒ và ĐÒI HỎI để sinh viên bắt buộc phải đến mỗi kỳ thi, thì số lượng rất ít khác là bị động hoàn toàn và nói thực là số tiền nó cũng chả đáng là bao đâu. Còn sinh viên tại chức thì giờ còn mấy đâu mà tính đến nữa, chuyện của quá khứ rồi, giờ số lượng sinh viên học tại chức rất ít, họ chuyển sang học trực tuyến, học từ xa, mà những loại hình đấy thì thầy còn chả biết mặt trò, lấy đâu ra chạy được điểm ???
KL lại là nếu cụ chủ thực tâm muốn đi dạy thì xác định là không có nhiều tiền đâu, được cái nó vui, có tý danh là giảng viên đại học, nhẹ nhàng, tính tranh đấu nó cũng không sống chết như các ngành khác, thỉnh thoảng có thừa thời gian (các đợt nghỉ Tết, nghỉ hè thường kéo dài cả tháng với giảng viên), nhưng lúc đi làm thì xác định là rất khó chịu vì khung giờ dạy là cố định, không dễ nghỉ hay đi muộn...