Lượm lặt ảnh TẾT

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
26 Tết: Gói Bánh chưng

Chiều bọn trẻ con, bà nội nhà em quyết định gói bánh chưng và bánh tét. Em làm phát phóng sự về quy trình và cách gói bánh.

#1: Chuẩn bị lá dong, lạt, đỗ, gạo, thịt và hạt tiêu


#2 Close-up đỗ tý nhỉ


#3


#4: Bếp than để luộc bánh


#5: Giã vỡ hạt tiêu


#6: Rắc vào thịt


#7: Trộn đều hạt tiêu với thịt


#8: Đồ lề khí giới đã sẵn sàng


#9: Bắt đầu gói bánh, xếp 2 lá dong thành hình chữ thập


#10: Cho một bát gạo


#11:


#12: Rắc đậu


#13: Cho thịt vào


#14: Rắc lại một lần đậu lên trên miếng thịt rồi 1 bát gạo lên trên đậu


#15: Túm là dong lại
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
#16:


#17:


#18:


#19:


#20: Làm thêm 1 lượt lá nữa ra bên ngoài


#21:


#22:


#23:


#24:


#25:


#26: Bắt đầu buộc lạt


#27:


#28:


#29:


#30: Hoàn tất tác phẩm đầu tiên
 

chauchau

Xe điện
Biển số
OF-1134
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
4,101
Động cơ
615,039 Mã lực
nhà bác gói bánh chưng hơi khác nhà em...
nhưng cái bánh nhà bác nó không có cạnh và góc.. bác cho thêm kiểu ảnh sau khi luộc xong đi...
nhà em 3 năm nay đã khơi lại chương trình tự gói, luộc bánh chưng (mà luộc bằng củi hẳn hoi nhá)....
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com

TheOne

Xe điện
Biển số
OF-2278
Ngày cấp bằng
6/11/06
Số km
2,529
Động cơ
591,504 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
TpHCM
Ngó bánh nhà bác xong mà thấy bánh của em mua nó ngán ngẩm thế , hình như người ta luộc bằng lo vi sóng hay sao ý ahahahahah mà bánh nó chẳng thấy dừ và dẻo chút nào , thịt thì đúng 1 miếng nạc - trong khi mình lại thích nhất cái vị ngậy ngậy của mỡ.
 

agassi

Xe đạp
Biển số
OF-3392
Ngày cấp bằng
16/2/07
Số km
24
Động cơ
556,040 Mã lực
Tuổi
47
Nhìn mà nhớ quê nhà !
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Cầu Thanh Trì

30 Tết: Vòng đi đường Cầu Thanh Trì xem nó đẹp đến thế nào.





 
Biển số
OF-264
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
75
Động cơ
581,450 Mã lực
Sáng mùng một em cũng cố gắng dậy sớm để hưởng thụ Hà nội ngày xưa và thêm tý nữa là đua với các bác bên VNphoto. Và đây là thành quả của em, em mời các bác ạ

Ai cũng NGHỈ và chỉ một ngưòi KHONG NGHỈ



Chợ Đồng Xuân


3.

4.

5.

6.

7.


8.Chân cầu Chương Dương



9. Hà nội một ngày hiếm có- Hàng Đào



P/S: @GT bác cho em ké mục này của bác ty nhé,,,thanks
Các bác thấy đẹp thi VOTE cho em, em là thành viên từ thì kỳ đầu nhung ma vẫn lẹt đẹt lớp 2, lớp 3:(
 

tran_thuat_lai

Xe lăn
Biển số
OF-1757
Ngày cấp bằng
1/10/06
Số km
11,443
Động cơ
677,910 Mã lực
Tuổi
43
Bánh chưng nhà Bác ngon quá ! Nhưng lúc luộc Bác nhớ phải cho vài quả pin vào cho nó xanh đấy nhá !

Giá như hôm nào đường phố cũng được thông thoáng như thế này thì thích quá các Bác nhể !
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Mùng 1 Tết: Xuất hành dã ngoại - Chùa Trăm Gian

#1


#2


#3 Nhiều hàng bán đồ lưu niệm


#4 Kiểu những đồ đeo linh tinh như thế này


#5 Trai làng


#6 Đu quay tự chế


#7 Chỉ sợ quay mạnh nó văng các cháu xuống đất


#8 Không thế thiếu các hàng quà bánh


#9 Và đặc biệt là xóc đĩa, toàn cò gỗ mổ cò thật


#10
 

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
673
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
52
Phóng sự ảnh làm bánh chưng của bác GT hay quá. 10 năm trước đây trở về trước, nhà em năm nào cũng gói bánh chưng khoảng 10-15 cái, đun đầy 1 thùng to. Rửa lá, đãi đỗ mùa rét cũng ngại lắm nhưng mà thật vui. Được tận tay chuẩn bị, gói, thức khuya luộc bánh và đánh tam cúc chờ bánh chín vui lắm.

Bây giờ bận rộn hơn và trẻ em bây giờ cũng ít ăn bánh hơn nên nhà em không gói nữa nhưng nhìn phóng sự ảnh của bác vẫn phê lắm. Em phải cho tụi nhỏ nhà em xem phóng sự này mới được, kẻo chúng công nghiệp quá, chẳng biết gì về tết cổ truyền cả. Thanks bác
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
#11: Đường lên chùa chính


#12: Gác chuông


#13: Một cụ già bán hàng


#14:


#15:


#16: Khách vãn cảnh chùa


#17: Khác xa với cảnh xô bồ dưới chân chùa, dưới gác chuông có một cụ già ngồi bán bánh kẹo, thỉnh thoảng cụ lại ngồi trầm tư nhìn đi đâu đó rất xa.


#18:


#19:


#20:
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Qui trình gói bánh trưng còn mấy công đoạn bác GT chưa mô tả:
- Lá dong trước khi gói được lau bằng khăn nước nóng để làm mềm lá => dễ gói, không bị gẫy lá.
- Gạo vo sạch và ngâm với một ít nước muối cho mặn mà.
- Khi gói có thể đóng sẵn 1 khuôn hình vuông. Lót lạt buộc dưới cùng, tiếp theo lót lá dong rồi gói => sẽ được chiếc bánh "vuông thành sắc cạnh" hơn gói vo bằng tay.
- Khi luộc xong, người ta xếp bánh trưng thành nhiều lớp như xếp gạch rồi đằn tấm phản gỗ lên, trên cùng là vật thật nặng (ngày xưa thường là cái cối đá) để ép chặt bánh trưng trong khoảng nửa ngày thì phải. Cái nào bị xì gạo coi như bỏ. Các cụ còn ngâm cả chùm bánh đã luộc xuống ao làng (gói kỹ đến độ nước kg thấm vào và theo các cụ ngâm dưới ao giống như ngâm tre sẽ làm cho bánh chắc và lâu hỏng). Thời gian ngâm là bao lâu kg nhớ vì lúc đó tôi nhỏ xíu, chỉ xem chứ chưa thực hành. Sau cùng vớt lên mới là "thành phẩm" .
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,284
Động cơ
846,473 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Nhà em không gói khuôn vì theo mama em gói bằng khuôn không chắc tay được như gói vo nên bánh sẽ không được dền bằng. Tuy nhiên gói bằng khuôn công nhận rất đẹp, góc nào ra góc đấy cả trăm cái đều tăm tắp cả trăm.

Hôm trước trên TV thấy có ông nghệ nhân gói bánh, bánh ông ấy gói vo mà đẹp cứ như gói khuôn.

Hôm trước em tranh thủ chụp trước khi đi làm nên thời điểm hay nhất là lúc luộc bánh chưng thì lại không chụp được bức nào.

À mà cũng theo cái ông nghệ nhân đó thì bánh chưng có tên gọi bắt nguồn từ việc bánh chín do hơi nước (chưng), vì vậy em nghĩ tên bánh là Chưng có lý hơn là Trưng. Các bác thấy sao?
 
Biển số
OF-544
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
4,822
Động cơ
630,048 Mã lực
Nơi ở
APAC
sigma nói:
Phóng sự ảnh làm bánh chưng của bác GT hay quá. 10 năm trước đây trở về trước, nhà em năm nào cũng gói bánh chưng khoảng 10-15 cái, đun đầy 1 thùng to. Rửa lá, đãi đỗ mùa rét cũng ngại lắm nhưng mà thật vui. Được tận tay chuẩn bị, gói, thức khuya luộc bánh và đánh tam cúc chờ bánh chín vui lắm.

Bây giờ bận rộn hơn và trẻ em bây giờ cũng ít ăn bánh hơn nên nhà em không gói nữa nhưng nhìn phóng sự ảnh của bác vẫn phê lắm. Em phải cho tụi nhỏ nhà em xem phóng sự này mới được, kẻo chúng công nghiệp quá, chẳng biết gì về tết cổ truyền cả. Thanks bác
Sướng nữa là dấm dúi vớ được củ khoai tây, vùi vào trong cái bếp củi luộc bánh chưng... gớm, vừa bóc vỏ vừa thổi phù phù, mồm miệng đen nhẻm toàn than mà sao củ khoai ấy nó ngon đến thế :38: :38: :35:
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
E còn lưu một bài về bánh chưng, copy đây các bác đọc cho biết nguồn gốc của nó:


TRIẾT LÝ BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY

Ở một vài đô thị Việt Nam hiện đại, như thủ đô Hà Nội, người ta đã làm và bán bánh chưng, bánh dầy hằng ngày, như một thứ hàng quà, để phục vụ cho thị hiếu thích ăn quà của người dân đô thị. Quà là để ăn chơi, tất nhiên cũng có thể "ăn no quà", nhưng về bản thể luận, quà là món ăn chơi, ăn qua loa thôi, chứ không phải là thứ lương thực thực phẩm chủ yếu, hằng ngày...

Trong phong tục học và tâm (lý) học, người ta thường phân biệt hai cặp phạm trù:

- Cái thiêng liêng/cái thông thường (hay cái thiêng và cái tục).

- Cái nghi lễ/cái hằng ngày.

Giữa hai phạm trù này, có một phép biện chứng chuyển hóa lẫn nhau.

Ví như xôi, vốn là lương thực hằng ngày của người Việt cổ thời đại Đông Sơn - Âu Lạc trở về trước (trong nhiều di chỉ Phùng Nguyên - Bàu Tró đã tìm thấy chõ đồ xôi bằng đất nung) cũng như của các cư dân Thái-Mường miền thung lũng trước Cách mạng Tháng Tám

Với xu hướng "tẻ hóa" của nhà nông trồng lúa nước (do áp lực dân số và nhu cầu tăng năng xuất lúa), dần dà người Việt thời Lý, Trần và người Thái người Mường hôm nay hằng ngày đều dùng cơm tẻ. Người ta dành chỗ xôi cho những ngày giỗ chạp, tết nhất, cưới xin, ma chay... nghĩa là chuyển hóa xôi thành món ăn nghi lễ.

Bánh chưng bánh dầy ở đô thị thời hiện đại đã thuộc phạm trù cái hằng ngày, hay nói cách khác, đã được giải thiêng.

Nhưng ở thời đại Việt cổ truyền, và chừng nào đó, ở nông thôn Việt Nam cho đến Tết xuân này, bánh chưng bánh dầy vẫn thuộc phạm trù nghi lễ. Người ta chỉ làm và dùng nó (dùng để cúng, để ăn, để làm quà biếu tặng nhưng thường không để bán) trong ngày Tết hay trong những ngày lễ hội (nhiều làng đồng bằng Bắc Bộ có tập tục Tết, rằm tháng Giêng cúng và dùng bánh chưng, lễ hội tháng Ba lịch trăng (Mồng 3, mồng 6, mồng 10...) cúng và dùng bánh dầy, chè kho).

Ngày trước, bánh dầy, bánh chưng là những lễ vật và món ăn dân tộc. Bây giờ nó vẫn còn là món ăn dân tộc đáng cho ta gìn giữ và trân trọng. Nhưng xin nhận thức lại cho đúng mức hơn: Nó không phải là lễ vật và món ăn độc đáo Việt Nam theo nghĩa chỉ Việt Nam mới có, mới dùng.

Bà Á Linh, giảng viên trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội là người Việt gốc Hoa, quê gốc ở Tứ Xuyên, theo chồng Việt Nam sang sinh sống và công tác ở Hà Nội từ mấy chục năm nay, nhân ngày tết cổ truyền năm con Khỉ (1980) đã cho tôi biết là ở Tứ Xuyên quê bà có loại bánh lễ gần giống như "bánh Tét" (bánh chưng gói tròn như cái giò) và được gọi âm Hán Việt đọc là "tông bính" nhưng âm Hán Tứ Xuyên đọc gần như Téung pính.

Ông Ohayashi Taryo, giáo sư nhân học văn hóa trường Đại học Tokyo trong bài báo cô đúc "Vị thần lấy trộm giống lúa" (Xem thông báo UNESCO tháng 12-1984, số chuyên đề về "Những nền văn minh lúa gạo") lại cho ta biết món bánh mochi rất phổ biến và quan trọng của bếp ăn Nhật Bản "được làm bằng gạo nếp hạt ngắn đem đồ lên đến khi chín mềm rồi đem giã nóng bằng chầy cho đến khi thành bột dính trong đó không còn phân biệt được hạt nữa... Mochi đóng vai trò quan trọng trong lễ tết, đầu năm mới ?

Đó chính là bánh dầy với các loại hình to nhỏ khác nhau, được bày thành hàng trên bàn thờ cúng tổ tiên và sau đó được ăn với thứ cháo đặc biệt gọi là ojoni trong bữa ăn nghi thức sáng mồng một Tết của người Nhật.

Cho nên, xin nói lại cho chính xác hơn là bánh chưng - bánh dầy là sản phẩm độc đáo của một vùng văn minh lúa gạo rộng lớn ở Đông á và Đông - Nam Á. Tất nhiên Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn cho ta biết là lúa nếp có loại hình đa dạng nhất và điển hình nhất là ở lưu vực sông Hồng. Bởi vậy, nơi đây phong phú các lễ vật và món ăn được chế tạo từ gạo nếp. Dù sao, bánh chưng vẫn là lễ vật và món ăn cổ truyền điển hình nhất của ngày Tết Việt Nam.

Tôi xin đưa ra một minh giải văn chương: Bà con cô bác miền nam gọi bánh chưng là bánh tét, chữ bánh tét này là tiếng đọc chạnh kiểu miền nam của bánh tết. Và nhân đây xin thanh toán một "ngộ nhận văn hóa". Thoạt kỳ thủy, bánh chưng không được gói vuông như bây giờ mà gói tròn như bánh Nam Bộ, gọi là đòn bánh tét là hoàn toàn chính xác. Ngay giờ đây, xin các bạn chỉ quá bộ sang Cổ Loa, Đông Anh ngoại thành Hà Nội thôi, vẫn thấy bà con cố đô Cổ Loa gói bánh chưng như đòn bánh tét và vẫn gọi nó là bánh chưng, thảng hoặc mới gói thêm bánh chưng vuông. Thế cho nên, cái triết lý gán bánh chưng vuông tượng Đất, bánh dầy tròn tượng Trời là một "ngộ sự văn hóa". Trời tròn đất vuông là một triết lý Trung Hoa muộn màng được hội nhập vào triết lý Việt Nam. Đó không phải là triết lý dân gian Việt Nam. Nó không phải là Folklore (nguyên nghĩa: trí tuệ dân gian) mà là Fakelore (trí tuệ giả dân gian).

Bánh chưng tròn dài tượng Dương vật, như cái chày, cái nõ. Bánh dầy tròn dẹt tựa Âm vật, như cái cối, cái nường.

Đó là tín ngưỡng và triết lý nõ-nường-chày-cối-chưng-dầy của dân gian, của tín ngưỡng phồn thực dân gian. Ngay như khi đã gói bánh chưng vuông, dân gian ngày trước vẫn có tục lệ buộc hay ấp hai chiếc bánh một sấp một ngửa đặt trên bàn thờ và khi biếu họ hàng khách khứa ngày trước dân gian cũng giữ tục biếu một cặp bánh chưng (cũng như trước đấy bao giờ dân ta cũng mua một đôi chiếu) chứ không bao giờ tặng một chiếc bánh chưng (cũng như không bao giờ mua một chiếc chiếu). Nhân tiện nói thêm: việc mua hay chặt cây mía cả gốc cả ngọn đặt bên bàn thờ với giải thích hữu thức ngày sau đó là "gậy chống của ông vải" về nguyên ủy cũng thuộc về tín ngưỡng phồn thực.

Bánh chưng gói ghém trong nó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa gạo. Trong bầu khí văn minh đó, người Việt Nam sống vừa hòa hợp (thích nghi tối đa và tối ưu) vừa đấu tranh (biến đổi) với tự nhiên. Lá dong gói bánh là lá dong riềng lấy sẵn của thiên nhiên. Cái bánh chưng, là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi Việt Nam: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn... Cái đặc sắc, độc đáo của bánh chưng không phải chỉ là, thậm chí không phải chủ yếu là ở từng yếu tố họp thành cái bánh mà là ở cơ cấu của bánh, nó tạo nên nét khác biệt trong hình khối, mầu sắc, hương vị của bánh chưng so với các loại xôi đỗ và bánh nếp khác. Với gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn... có thể tạo nên mấy chục loại bánh xôi Việt Nam dùng hằng ngày như quà và trong các dịp cưới xin, giỗ, tết như lễ phẩm.

Huyền thoại quy công sáng tạo bánh chưng bánh dầy cho Lang Liêu, một người con thứ của vua Hùng, tổ dựng nước Việt Nam. Cũng như "vua Hùng", "Lang Liêu" là một "anh hùng văn hóa", nó không hề hiện hữu như một cá thể (cá nhân) nhưng chỉ tồn tại trong công thể (cộng đồng) của nhân dân, dân tộc Việt Nam. Lang Liêu có tài sáng tạo, làm ra bánh chưng bánh dầy cho nên được nhường ngôi, trở thành "vua Hùng" mới. Tuy cũng là cha truyền con nối như xu hướng phổ quát của lịch sử loài người, nhưng không truyền cho con trai trưởng (trước thế kỷ 19, dường như Việt Nam không có tập tục này và sau đó cho mãi đến thế kỷ 14, 15 (Hồ Quý Ly cũng không nhường ngôi cho con trai trưởng là Hồ Nguyên Trừng mà cho con thứ là Hồ Hán Thương) nó vẫn là một truyền thống yếu, có xu hướng ngoại sinh) theo lý, cũng không truyền ngôi cho con trai của một bà ái phi nào theo tình, mà truyền ngôi cho con nào hiền tài, đó là sự kết hợp giữa truyền tử và truyền hiền, đó là sự hòa hợp lý tính thời cổ đại...

Trong các cuộc thi tài thuở trước, mà ở đây là thi nấu cỗ, có biết bao người con của "vua Hùng" đã làm ra biết bao nhiêu món lạ, lạ mắt, lạ miệng... những sơn hào hải vị kiếm tận đâu đâu... Cái giỏi của "Lang Liêu", cái con mắt tinh đời của "vua Hùng" cũng là cái sáng giá trong bảng giá trị văn hóa của dân tộc dân gian là tìm cái phi thường trong cái thường thường. Trong tâm lý thường nghiệm, có thói quen chuộng lạ, ưa của lạ. Cái hằng ngày thân quen, nếu không biết cách nhìn, cách thưởng thức, cách biến đổi thành cơ cấu mới từ những nhân tố quen thuộc thì dễ trở thành nhàm chán.

Tìm cái đặc biệt trong những của lạ thì nào có khó khăn gì! Có khả năng diễn tả cái phi thường bằng những cái bình thường mới là một tài năng đặc biệt không dễ nhận ngay được giá trị vì cứ tưởng là không khó mà thật ra rất khó, vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu, sự đi sâu tìm hiểu, sự nhập thể rất sâu trong lòng văn hóa và nhân dân...

GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG
http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=42&a=76
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,385
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Còn 1 kiểu phối kết hợp 2 cách của bác GT và bác Gấu là dùng khuôn lá
Nghĩa là cũng có khuôn nhưng không phải bằng gỗ, vì đúng là dùng khuôn gỗ thì tuy bánh đẹp nhưng khó gói chặt tay hơn, nên bà nội em khi xưa hay dùng khuôn lá, nghĩa là phải thêm công đoạn chế lá dong thành hình như cái hộp rồi mới đổ các thứ vào trong, gói lại bánh sẽ đều và đẹp hơn nhờ các sống lá làm khung đỡ, mà vẫn chắc tay.
Còn công đoạn ngâm nước ao thì ở TP khó áp dụng mà thay bằng ngâm nước gạo thì phải, lâu rồi em ko nhớ lắm, chỉ nhớ đoạn ép bánh thôi. Hồi bé hay ra "tổ phục vụ" luộc bánh, rồi khiêng về ép, ép xong treo lên gác bếp ăn dần :)
Nghĩ cũng ghê, vì hồi đó nhà có mấy mống mà gói tới hơn hai chục cái bánh lận, giờ chắc cho cũng chả ăn nổi chừng đó !
 

X5_2007

Xe hơi
Biển số
OF-1991
Ngày cấp bằng
16/10/06
Số km
123
Động cơ
569,129 Mã lực
Nơi ở
Ở Bển...nhưng ứ biết bển là ở đâu
UAZ nói:
Sướng nữa là dấm dúi vớ được củ khoai tây, vùi vào trong cái bếp củi luộc bánh chưng... gớm, vừa bóc vỏ vừa thổi phù phù, mồm miệng đen nhẻm toàn than mà sao củ khoai ấy nó ngon đến thế :38: :38: :35:
Em cũng rất nhớ hồi nhỏ thường thích trông đêm, ngồi cạnh nồi bánh chưng luộc bằng than củi, khều khoai đang nướng ra ăn, mặc dù chưa chín vẫn xượng xượng nhưng tranh nhau ăn sướng thật :) .
 
Biển số
OF-544
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
4,822
Động cơ
630,048 Mã lực
Nơi ở
APAC
stinger nói:
Còn 1 kiểu phối kết hợp 2 cách của bác GT và bác Gấu là dùng khuôn lá
Nghĩa là cũng có khuôn nhưng không phải bằng gỗ, vì đúng là dùng khuôn gỗ thì tuy bánh đẹp nhưng khó gói chặt tay hơn, nên bà nội em khi xưa hay dùng khuôn lá, nghĩa là phải thêm công đoạn chế lá dong thành hình như cái hộp rồi mới đổ các thứ vào trong, gói lại bánh sẽ đều và đẹp hơn nhờ các sống lá làm khung đỡ, mà vẫn chắc tay.
Còn công đoạn ngâm nước ao thì ở TP khó áp dụng mà thay bằng ngâm nước gạo thì phải, lâu rồi em ko nhớ lắm, chỉ nhớ đoạn ép bánh thôi. Hồi bé hay ra "tổ phục vụ" luộc bánh, rồi khiêng về ép, ép xong treo lên gác bếp ăn dần :)
Nghĩ cũng ghê, vì hồi đó nhà có mấy mống mà gói tới hơn hai chục cái bánh lận, giờ chắc cho cũng chả ăn nổi chừng đó !
Cách gói bánh mà bác đưa ra phải dùng 4 cái lá dong, cắt & gập lá thành hộp trước rồi mới tiến hành gói :D Trước đây nhà em cũng gói theo cách đó nhưng lâu nay thì mua có vẻ tiện hơn :D
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
X5_2007 nói:
Em cũng rất nhớ hồi nhỏ thường thích trông đêm, ngồi cạnh nồi bánh chưng luộc bằng than củi, khều khoai đang nướng ra ăn, mặc dù chưa chín vẫn xượng xượng nhưng tranh nhau ăn sướng thật :) .
Bằng than củi là hơi bị hiện đại rồi. Hồi xưa nấu bằng.... gốc tre (gộc tre). Ngay từ trong năm , mấy cụ đã ra mấy bụi tre lớn đã đốn cây, lấy cuốc chim bửa lấy gộc tre (càng to càng tốt). Sau đó bổ tiếp gộc thành 2 - 3 miếng , phơi khô để giành đến Tết thì nấu bánh trưng. Lửa gốc tre cháy đượm và lâu chẳng kém gì than. :^)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top