- Biển số
- OF-58229
- Ngày cấp bằng
- 3/3/10
- Số km
- 1,079
- Động cơ
- 455,221 Mã lực
- Nơi ở
- Sapa - Lao Cai
- Website
- vecaptreosapa.com
VN là quốc gia duy nhất tại khu vực ASEAN sở hữu tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 300 km, và thuộc số ít nước châu Á được trang bị tên lửa hành trình đối đất bắn từ tàu ngầm.
Học thuyết quân sự của Việt Nam được xây dựng xung quanh mục tiêu chiến lược là bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc, không xâm phạm đến bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tạo lập cho mình khả năng răn đe cần thiết, để có thể làm chùn bước mọi kẻ địch có mưu đồ bất chính. Do vậy, đầu tư cho lực lượng tên lửa đối đất là việc làm cần thiết và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có tên lửa đạn đạo trong biên chế từ khá sớm.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), vào năm 1981 Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 bệ phóng di động 9P117 Uragan cùng khoảng 25 tên lửa tầm ngắn R-17 Elbrus(còn gọi là Scud B), số liệu những năm tiếp theo không được công bố.
Bệ phóng di động 9P117 Uragan và đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud B) của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Sau đó vào năm 2009, trong tài liệu “Quân đội Nhân dân Việt Nam: Hiện đại hóa và Phát triển” của nhà nghiên cứu quân sự - giáo sư Carlyle A.Thayer đã cho biết: Việt Nam từng mua một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud C từ Triều Tiên vào tháng 4/1995.
Loại tên lửa này là phiên bản cải tiến của Scud B, có tầm bắn tăng lên 550 km và lắp đầu nổ nặng 770 kg. Đến tháng 2/1999, Việt Nam tiến hành đàm phán thêm với Triều Tiên để nâng cấp các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud B cũ nhận từ Liên Xô lên chuẩn Scud C hiện đại hơn.
Như vậy, ngoài việc là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo, Việt Nam còn thuộc số ít nước có khả năng tung đòn tấn công ở tầm xa trên 500 km.
Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E
Tên lửa Scud mặc dù có tầm bắn xa, uy lực rất lớn, khó đánh chặn nhưng cũng có nhược điểm là sai số cao, có thể lên tới hàng trăm mét, chính vì vậy việc quyết định mua tên lửa hành trình tấn công mặt đất3M-14E cùng với tàu ngầm Kilo là điều cần thiết.
Tên lửa 3M-14E mặc dù có tầm bắn chỉ 300 km, mang theo đầu đạn nặng 450 km nhưng sai số không quá chục mét, hơn nữa nó lại có tính bí mật cao vì tàu ngầm có thể lặng lẽ áp sát mục tiêu rồi khai hỏa, đến khi đối phương phát hiện ra thì đã quá muộn.
Bộ đôi tàu ngầm Kilo 636 cùng tên lửa 3M-14E cũng giúp cho Việt Nam bước vào danh sách số ít các quốc gia sở hữu năng lực ra đòn tấn công từ dưới lòng biển.
Iskander-E - Ứng viên tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Việt Nam
Trong tương lai không xa, rất có thể chúng ta còn được trang bị tên lửa đạn đạo tiên tiến Iskander-E và tên lửa hành trình đối đất sản xuất trong nước dựa trên nguyên mẫu tên lửa đối hạm KCT 15.
Rõ ràng với thực lực như hiện tại lực lượng "Pháo binh số 2" của Việt Nam vượt trội hoàn toàn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Xét rộng hơn ở tầm châu Á, nếu bỏ qua một số quốc gia và vùng lãnh thổ có thừa năng lực khoa học kỹ thuật nhưng lại bị ràng buộc bởi các hiệp ước hạn chế thì sức mạnh lực lượng tên lửa đối đất Việt Nam chỉ ở dưới Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Pakistan, Iran, Saudi Arabia... mà thôi!
Nguồn: http://vndefence.info/
Học thuyết quân sự của Việt Nam được xây dựng xung quanh mục tiêu chiến lược là bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc, không xâm phạm đến bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tạo lập cho mình khả năng răn đe cần thiết, để có thể làm chùn bước mọi kẻ địch có mưu đồ bất chính. Do vậy, đầu tư cho lực lượng tên lửa đối đất là việc làm cần thiết và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có tên lửa đạn đạo trong biên chế từ khá sớm.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), vào năm 1981 Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 bệ phóng di động 9P117 Uragan cùng khoảng 25 tên lửa tầm ngắn R-17 Elbrus(còn gọi là Scud B), số liệu những năm tiếp theo không được công bố.
Bệ phóng di động 9P117 Uragan và đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud B) của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân
Sau đó vào năm 2009, trong tài liệu “Quân đội Nhân dân Việt Nam: Hiện đại hóa và Phát triển” của nhà nghiên cứu quân sự - giáo sư Carlyle A.Thayer đã cho biết: Việt Nam từng mua một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud C từ Triều Tiên vào tháng 4/1995.
Loại tên lửa này là phiên bản cải tiến của Scud B, có tầm bắn tăng lên 550 km và lắp đầu nổ nặng 770 kg. Đến tháng 2/1999, Việt Nam tiến hành đàm phán thêm với Triều Tiên để nâng cấp các tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud B cũ nhận từ Liên Xô lên chuẩn Scud C hiện đại hơn.
Như vậy, ngoài việc là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu tên lửa đạn đạo, Việt Nam còn thuộc số ít nước có khả năng tung đòn tấn công ở tầm xa trên 500 km.
Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E
Tên lửa Scud mặc dù có tầm bắn xa, uy lực rất lớn, khó đánh chặn nhưng cũng có nhược điểm là sai số cao, có thể lên tới hàng trăm mét, chính vì vậy việc quyết định mua tên lửa hành trình tấn công mặt đất3M-14E cùng với tàu ngầm Kilo là điều cần thiết.
Tên lửa 3M-14E mặc dù có tầm bắn chỉ 300 km, mang theo đầu đạn nặng 450 km nhưng sai số không quá chục mét, hơn nữa nó lại có tính bí mật cao vì tàu ngầm có thể lặng lẽ áp sát mục tiêu rồi khai hỏa, đến khi đối phương phát hiện ra thì đã quá muộn.
Bộ đôi tàu ngầm Kilo 636 cùng tên lửa 3M-14E cũng giúp cho Việt Nam bước vào danh sách số ít các quốc gia sở hữu năng lực ra đòn tấn công từ dưới lòng biển.
Iskander-E - Ứng viên tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Việt Nam
Trong tương lai không xa, rất có thể chúng ta còn được trang bị tên lửa đạn đạo tiên tiến Iskander-E và tên lửa hành trình đối đất sản xuất trong nước dựa trên nguyên mẫu tên lửa đối hạm KCT 15.
Rõ ràng với thực lực như hiện tại lực lượng "Pháo binh số 2" của Việt Nam vượt trội hoàn toàn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.
Xét rộng hơn ở tầm châu Á, nếu bỏ qua một số quốc gia và vùng lãnh thổ có thừa năng lực khoa học kỹ thuật nhưng lại bị ràng buộc bởi các hiệp ước hạn chế thì sức mạnh lực lượng tên lửa đối đất Việt Nam chỉ ở dưới Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Pakistan, Iran, Saudi Arabia... mà thôi!
Nguồn: http://vndefence.info/