Sự thật là đây
Mình đã định chỉ nói một lần rồi thôi, dịch giã mệt mỏi, mình không muốn nói chuyện tiêu cực, chỉ muốn tích cực, nhiều năng lượng để làm việc. Nhưng giờ mình phải nói, vì im lặng trước những điều mình mắt thấy tai nghe cũng là một loại tổn thương người khác, một loại tội lỗi khó tha thứ...
Một vụ việc mà cả 2 con người mình đều không quen, ko đứng về phía ai, chỉ muốn đứng về phía sự thật. Chuyện anh V, cán bộ ở Đà Nẵng và cô nhân viên lấy mẫu xét nghiệm. Thành phố đã thông tin có xô xát và sẽ xử lý, sau đó mời 2 bên ra làm việc và hòa giải...
Câu chuyện nếu dừng lại ở đó thì gọi là tạm chấp nhận, vì dịch bệnh có nhiều việc phải lo hơn. Nhưng vấn đề là khi cô gái chấp nhận lời xin lỗi của anh V, chấp nhận bỏ qua chuyện để tập trung chống dịch, thì khi về nhà đọc báo mới ngã ngửa thấy mọi tội lỗi trút lên đầu cô, rằng vì anh V góp ý nên cô cố tình lấy mẫu đau và sau đó anh quơ tay lỡ đụng mặt cô chứ không đánh, không tát. Cô gái khóc tức tưởi vì bị oan... Tại sao "mọi người" nghe anh V nói, mà ko hỏi để cô có cơ hội nói, rằng sự thật là cô bị tát tai xúc phạm danh dự và nhân phẩm trước mặt đám đông lúc đó như thế nào... Anh ta lại là người học Luật, nắm Luật. "Mọi người" ở đây theo cô là các báo (hình bên dưới) đăng vụ việc khiến cô bị sốc. Tại sao anh ta được lên báo nói, và nói sai sự thật, mà ko ai hỏi cô sự thật như thế nào, khi cô là nạn nhân của cái tát đó.
Khi xảy ra vụ việc, có rất nhiều nhân viên y tế và người dân chứng kiến anh ta thái độ và tát thẳng vào mặt cô gái. Những bác sĩ này gọi công an đến giải quyết để làm rõ, mình không tin trong tình huống này, các anh công an nghe 1 phía từ cô gái xét nghiệm mà hành xử thô bạo với anh V như vậy, khi ở đó có rất đông người làm chứng và rất bất bình, phẫn nộ. Đó cũng là lý do khi họ mời làm việc, a V từ chối hợp tác...
Đáng nói, cô gái này ngay khi tốt nghiệp đại học ra trường đã trở thành nhân viên xét nghiệm, dịch bệnh ập đến, cô chạy theo dịch suốt 2 năm nay, không một lời than vãn nề hà cùng đồng nghiệp. Đó chính là điều khiến các nhân viên y tế Sơn Trà muốn bảo vệ cô đến cùng (ảnh 1), những người chứng kiến đã phẫn nộ lên tiếng yêu cầu mình, nhắn tin cho mình "phải nói lên sự thật, đó là lương tâm của người cầm bút", "xô xát là sao, khi tát tai nữ nhân viên y tế của mình mà nói là xô xát", "hành động côn đồ, vô nhân tính như vậy mà báo chí không lên tiếng thì còn gì là xã hội", "Cầm bút mà không phản ánh những điều xấu xa, không có tiếng nói cho sự công bằng thì về cầm cuốc thì hơn", "bức xúc của bác sĩ đang sát cánh cùng các em chiến đấu với dịch bệnh để bảo vệ người dân" (ảnh). Áp lực và sự kỳ vọng từ phía các nhân viên y tế khiến mình thực sự thấy bất lực và xấu hổ... vì mình quá bé mọn.
Nhưng điều mình không chịu đựng nổi là tiếng khóc nấc oan uổng của cô gái, khi e kể lại chi tiết vụ việc mà có nhân viên y tế và người dân chứng kiến. "Em học đại học ra trường, 2 năm nay e lấy không biết bao nhiêu mẫu, e có chuyên môn và nghiệp vụ đủ biết độ nông sâu đối với trẻ em và người lớn. khi anh nói, "tôi thấy cô làm qua loa lắm, ẩu lắm", e chỉ xưng anh em hết sức đàng hoàng và nhẹ nhàng, chứ ko nói như các báo viết, em nói giọng hết sức nhỏ nhẹ là, "e ko có làm chi mà ẩu đâu, a cứ lên đi em lấy kỹ cho, anh cứ yên tâm lên đây", sau đó e đưa que vô lấy bình thường như một người bình thường, em cũng không có ác ý để bụng hay lấy chi lâu với anh, e lấy cả ngàn rưỡi mẫu nên e ko có sức đâu cãi nhau hay tranh luận, e làm hết sức nhẹ nhàng, lấy tầm 3 -4 giây đúng kỹ thuật, e cũng không có thọt vô thọt ra như anh nói trên các báo, e lấy đúng 1 lần duy nhất, sau đó khi e đang bỏ que thử vào lọ thì ảnh táng vào giữa mặt e luôn, cố tình tát chứ không phải vô tình đụng như các báo viết đâu, em đọc mà em ấm ức quá khóc chiều chừ. Mọi người bất bình xông vào nói qua lại xong anh trốn luôn, về nhà thay đồ, khác với lúc lấy mẫu. Khi các anh chị thấy e khóc quá nên gọi các anh công an đến, lên nhà anh và anh chối không chịu nhận. Các anh công an mời nhân viên y tế lên làm việc nhưng không được làm chứng (chắc theo quy định), nhưng may có những người dân chứng kiến họ làm chứng vào biên bản. Khi ảnh không chịu hợp tác và nói anh không làm gì thì mấy anh công an gọi em đến hỏi, em xác nhận đúng là anh đánh em, anh vùng vằng bỏ chạy nên mới bị mất anh công an bắt giữ lại..."...
Sau những điều ông V nói trên các báo, mình quyết định chia sẻ thêm tiếng nói của người trong cuộc, vì dường cô khóc tủi thân chính là vì điều này, ko ai hỏi đến ẩn ức của cô cả. Cô gái nói giọng nhỏ nhẹ hiền lành, những tình huống cô gái kể lần lượt khiến mình thấy rất logic và chân thực. Mình không tin ở thời điểm đó, đông người như vậy, mà cơ quan chức năng họ lại hồ đồ nghe một phía, rõ ràng họ thu thập thông tin và tình huống từ người dân nên mới hành xử vậy...
Nếu không có những ý kiến "ném đá" cô nhân viên y tế và bảo vệ ông V một cách tiêu cực, một chiều trên mạng xã hội, trên các comment thì mình cũng định im lặng vì sáng đã nói rồi, ko đôi co lại. Nhưng giờ mình cân nhắc để người thứ 2 được lên tiếng nói, dù chỉ là nói ở fb cá nhân của mình chứ không phải các báo như hình bên dưới, nhưng dù sao cùng là một nỗ lực công bằng hơn cho em, cũng là mong muốn của người đứng đầu Sở Y tế khi chị nói quá xót xa và quá buồn.
11 phút ấm ức khóc và kể lại trình tự trước sau của câu chuyện mình đã inbox cho lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Y tế (cũng chỉ muốn có sự chia sẻ, động viên một chút với em vì những nỗ lực chống dịch, chứ ko phải muốn lật lại hay làm to chuyện, càng ko phải để đăng báo), inbox cho những người có bình luận trái chiều, và nhiều người bạn để hiểu và có thêm một góc nhìn khác...
2 năm tham gia chống dịch vất vả, bất kể ngày đêm, cái mà cô gái nhận được không phải và không nên là những giọt nước mắt tức tưởi và tủi thân như thế này. Cứ nghĩ đó là con gái, em gái của bạn đã không quản ngại nguy hiểm, vất vả đi chống dịch 2 năm qua còn bị tát thẳng vào mặt giữa nơi đông người, tổn thương nghiêm trọng về danh dự và nhân phẩm, bạn có im lặng để con gái, em gái của mình đi hòa giải rồi bị lật lọng, cả vú lấp miệng em như thế này không...