Con người thường khi may mắn hoặc bất hạnh đều ngẫm nghĩ, không ít thì nhiều đi tìm hiểu tại sao. Xâu chuỗi các sự kiện để suy luận ra cái kết, cơ sở hình thành luật nhân quả là tính logic của tư duy.
Do trình độ, ký ức… Những cái thấy/nhớ được thường là rõ ràng, nổi bật và có sẵn trong đầu. Những cái không nhớ rõ ràng/không xâu chuỗi được … thì khiêm cưỡng gán ghép để giải thích.
Về phương pháp luật nhân quả là đúng và có giá trị thực tiễn. Nhưng người ta lại không chú ý nó mà chỉ muốn biết nó khi đã thấy kết quả. Rồi suy luận ngược lại. Một vd gần gũi là khi nghe có người thân mất đi, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp (bệnh tật, tai nạn, già…) thì người ta hay nói về các sự kiện vô thưởng vô phạt có liên quan như là điềm báo. Dù nếu xảy ra với người còn sống thì chẳng ai nhớ mà nói. Và khi chú ý đến kết quả xem ngược lại như vậy thì còn tính chính xác không?
Bất kỳ một hiện tượng nào xảy ra điều có độ trễ về thời gian, dài ngắn khác nhau tuỳ bản chất, có thể nhanh như 1 phản ứng hoá học hay chậm như việc trồng cây ăn quả với nhiều quá trình nhân quả liên tiếp trong đó. Trong khoảng thời gian đó, tính kiên nhẫn của người quan sát, cùng với đó bao nhiêu biến cố khác xảy ra là pha loãng sự chú ý của chủ thể, can thiệp và hoạt động chủ thể … nên khó mà có kết luận rõ ràng là đâu là cái nhân nguyên và cái quả cuối cùng.
Vậy rõ ràng khi dùng kết quả để tìm nguyên nhân hay dùng nguyên nhân để luận kết quả đều có sai sót hay không có hướng giải thích biện chứng, lúc này nếu gán ghép thì sẽ là mảnh đất mầu mỡ cho tâm linh, tạo hoá, số phận …
Bản chất của hiện tượng các căn nguyên do trình độ, nhận thức không giải thích được nên được coi là ngẫu nhiên (có khi chưa chắc là ngẫu nhiên). Vô tình làm cho bức màn vô minh càng thêm tối. Chưa kể đến tính tương đối của từng sự vật, hiện tượng.
Tất cả những cái đó tạo nên sự hư hư, thực thực của luật nhân quả làm cho ta cứ hỏi hoài không thôi. Một câu trả lời luôn đúng là CTMB (có trời mới biết).
![happy :) :)](/styles/yahoo/1.gif)
.