[ATGT] Luật nào quy định người dân được giám sát lực lượng xxx làm việc?

hankk

Xe hơi
Biển số
OF-154489
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
116
Động cơ
354,850 Mã lực
Nơi ở
Nghệ An
cảm ơn cụ rất nhiều. chi tiết và cụ thể lắm ạ
 

thanh_hoi

Xe điện
Biển số
OF-34788
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
2,064
Động cơ
494,806 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Cụ chủ thớt chuẩn quá.
 

bogia120ns

Xe máy
Biển số
OF-89407
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
79
Động cơ
407,000 Mã lực
thank cụ vì bài viết rất hữu ích
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
26,117
Động cơ
630,204 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Dân được quyền giám sát lực lượng CAND làm việc như thế nào?

Kính thưa các cụ lại các mợ,

Đến hẹn lại lên. Nhà cháu trả nợ nốt cho các cụ đây ạ.
Trước đến nay, mỗi lần dân OFer nhà ta làm việc với xxx mà có quay film, ghi âm thì đều bị xxx phản đối, không cho. Nhưng các cụ nhà ta đều cũng đã mọc sừng mọc mỏ, đầu rất sỏi sạn và biết rằng, các ông chủ đều có quyền giám sát công bộc làm việc. Các cụ thường trả lời xxx rằng: Theo điều 8 Hiến pháp, dân có quyền giám sát công bộc làm việc. Chuẩn, quá chuẩn. Nhưng như thế chưa đủ chặt. Các cụ cứ hiểu nôm na, Hiến pháp nó là cơ sở pháp lý để tạo ra các loại luật, mọi luật đều phải căn cứ và không trái với Hiến pháp. Nói như vậy, Hiến pháp quá rộng và chưa cụ thể. Bài viết này nhà cháu xin trình bày ngắn gọn Điều 8 Hiến pháp ấy đi vào thực tế Pháp luật và thể hiện trong luật như thế nào. Bởi vì, áp dụng vào đời sống thực tế thì phải là Luật.

Trích Điều 8 Hiến pháp như sau:
"Các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân …"

Nói thế này chưa thể thuyết phục được xxx, vì Hiến pháp chỉ là căn cứ chung.
Vậy thì từ giờ, nếu trả lời xxx. Các cụ hãy trả lời các cụ được quyền giám sát xxx theo 2 Luật dưới đây. Luật rất cụ thể và nhắm thẳng vào đối tượng là CAND.
Xin hân hạnh được giới thiệu với các cụ:

LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của **** Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Thế là rõ nhé. Điểm 3 điều 5 Luật Công an nhân dân khẳng định: Hoạt động của CAND phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, PHẢI CHỊU SỰ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN. Nào, cãi vào đâu nào? Không cho dân giám sát tức là Vi phạm pháp luật.

Hân hạnh được giới thiệu tiếp với các cụ
LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với ****, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với **** Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của **** và pháp luật của Nhà nước.


Hà hà, cái này thì lại càng làm rõ nhé. Cũng Điểm 3 quy định, mọi cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của ông chủ và chịu sự giám sát của ông chủ.
Vậy, kể từ hôm nay. Các cụ hãy trả lời:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 – Luật Công an Nhân dân và Khoản 3 Điều 8 – Luật cán bộ Công chức. Nhân dân có quyền giám sát các đồng chí làm việc. Ngăn cản không cho dân giám sát là vi phạm pháp luật.

Tiếp theo e xin trả lời về từ “giám sát”
Luật nói, dân được quyền giám sát. Ơ nhưng mà lại không có quy định hình thức giám sát kìa. Vậy thì rõ, luật ko quy định, không cấm cái gì thì dân được làm cái đó. Nghĩa là các cụ muốn giám sát thế nào, ấy là quyền của các cụ. Miễn là việc thể hiện quyền giám sát ấy của các cụ không vi phạm pháp luật nào hết. Ví dụ, các cụ quay film công bộc làm việc. Nhưng chỗ ấy lại có biểm cấp quay film ghi hình quy định theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Thế thì lúc ấy các cụ lại là người vi phạm. Thế nên, khi giám sát các cụ cũng cần lưu ý những chỗ được giám sát và những chỗ không được giám sát nhé.

Kính các cụ
E nhận được 3 câu hỏi của các cụ như sau:
1. Quy định về tạm giữ hành chính, mời về trụ sở làm việc
Em đã trả lời ở đây: http://www.otofun.net/threads/531028-[tinh-huong-phap-luat]-truong-hop-bi-moi-ve-tru-so-cong-an-lam-viec
2. Điều 31 Luật dân sự xxx viện ra để không cho các cụ ghi hình ghi âm có đúng hay k?
Em đã trả lời ở đây: http://www.otofun.net/threads/531675-tra-loi-bai-viet-cho-la-cua-c91-va-van-hoa-trong-tinh-huong-can-ghi-am-ghi-hinh
3. Dân được giám sát công bộc như thế nào? Quy định ở đâu?
Câu trả lời là bài viết này.

Thế là e đã trả nợ các cụ đầy đủ rồi nhé. Không nợ nần gì cụ nào nữa đâu đấy
Chào các cụ!
\Lâu lâu lại quay lại mởi vodka cụ.
 

hieudd

Xe hơi
Biển số
OF-115657
Ngày cấp bằng
5/10/11
Số km
118
Động cơ
387,560 Mã lực
Bài quá hay, oánh dấu lại ngâm cứu sau
 

QuynhDuong

Xe hơi
Biển số
OF-182860
Ngày cấp bằng
1/3/13
Số km
198
Động cơ
337,060 Mã lực
Cảm ơn cụ nhé.
Nhà cháu cũng đánh dấu một phát
 

tuoitrehanoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19769
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
129
Động cơ
502,880 Mã lực
Ấy vậy mà khi em cầm điện thoại quay phim, bản thân sẽ bị phân tâm, nên em cứ để điện thoại trong túi và chiến đầu bằng mồm, cảm thấy tự tin hơn
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,807
Động cơ
499,134 Mã lực
mợ có thớt chống người thi hành công vụ chưa nhỉ
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,847
Động cơ
544,778 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Mợ chủ chắc hay bị xxx mần nên quay lại soi?
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Dân được quyền giám sát lực lượng CAND làm việc như thế nào?

Kính thưa các cụ lại các mợ,

Đến hẹn lại lên. Nhà cháu trả nợ nốt cho các cụ đây ạ.
Trước đến nay, mỗi lần dân OFer nhà ta làm việc với xxx mà có quay film, ghi âm thì đều bị xxx phản đối, không cho. Nhưng các cụ nhà ta đều cũng đã mọc sừng mọc mỏ, đầu rất sỏi sạn và biết rằng, các ông chủ đều có quyền giám sát công bộc làm việc. Các cụ thường trả lời xxx rằng: Theo điều 8 Hiến pháp, dân có quyền giám sát công bộc làm việc. Chuẩn, quá chuẩn. Nhưng như thế chưa đủ chặt. Các cụ cứ hiểu nôm na, Hiến pháp nó là cơ sở pháp lý để tạo ra các loại luật, mọi luật đều phải căn cứ và không trái với Hiến pháp. Nói như vậy, Hiến pháp quá rộng và chưa cụ thể. Bài viết này nhà cháu xin trình bày ngắn gọn Điều 8 Hiến pháp ấy đi vào thực tế Pháp luật và thể hiện trong luật như thế nào. Bởi vì, áp dụng vào đời sống thực tế thì phải là Luật.

Trích Điều 8 Hiến pháp như sau:
"Các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân …"

Nói thế này chưa thể thuyết phục được xxx, vì Hiến pháp chỉ là căn cứ chung.
Vậy thì từ giờ, nếu trả lời xxx. Các cụ hãy trả lời các cụ được quyền giám sát xxx theo 2 Luật dưới đây. Luật rất cụ thể và nhắm thẳng vào đối tượng là CAND.
Xin hân hạnh được giới thiệu với các cụ:

LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an nhân dân
1. Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của **** Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Công an nhân dân được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Thế là rõ nhé. Điểm 3 điều 5 Luật Công an nhân dân khẳng định: Hoạt động của CAND phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, PHẢI CHỊU SỰ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN. Nào, cãi vào đâu nào? Không cho dân giám sát tức là Vi phạm pháp luật.

Hân hạnh được giới thiệu tiếp với các cụ
LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với ****, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với **** Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của **** và pháp luật của Nhà nước.


Hà hà, cái này thì lại càng làm rõ nhé. Cũng Điểm 3 quy định, mọi cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của ông chủ và chịu sự giám sát của ông chủ.
Vậy, kể từ hôm nay. Các cụ hãy trả lời:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 – Luật Công an Nhân dân và Khoản 3 Điều 8 – Luật cán bộ Công chức. Nhân dân có quyền giám sát các đồng chí làm việc. Ngăn cản không cho dân giám sát là vi phạm pháp luật.

Tiếp theo e xin trả lời về từ “giám sát”
Luật nói, dân được quyền giám sát. Ơ nhưng mà lại không có quy định hình thức giám sát kìa. Vậy thì rõ, luật ko quy định, không cấm cái gì thì dân được làm cái đó. Nghĩa là các cụ muốn giám sát thế nào, ấy là quyền của các cụ. Miễn là việc thể hiện quyền giám sát ấy của các cụ không vi phạm pháp luật nào hết. Ví dụ, các cụ quay film công bộc làm việc. Nhưng chỗ ấy lại có biểm cấp quay film ghi hình quy định theo Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Thế thì lúc ấy các cụ lại là người vi phạm. Thế nên, khi giám sát các cụ cũng cần lưu ý những chỗ được giám sát và những chỗ không được giám sát nhé.

Kính các cụ
E nhận được 3 câu hỏi của các cụ như sau:
1. Quy định về tạm giữ hành chính, mời về trụ sở làm việc
Em đã trả lời ở đây: http://www.otofun.net/threads/531028-[tinh-huong-phap-luat]-truong-hop-bi-moi-ve-tru-so-cong-an-lam-viec
2. Điều 31 Luật dân sự xxx viện ra để không cho các cụ ghi hình ghi âm có đúng hay k?
Em đã trả lời ở đây: http://www.otofun.net/threads/531675-tra-loi-bai-viet-cho-la-cua-c91-va-van-hoa-trong-tinh-huong-can-ghi-am-ghi-hinh
3. Dân được giám sát công bộc như thế nào? Quy định ở đâu?
Câu trả lời là bài viết này.

Thế là e đã trả nợ các cụ đầy đủ rồi nhé. Không nợ nần gì cụ nào nữa đâu đấy
Chào các cụ!
Cám ơn cụ đã diễn giải rất chi tiết. Tuy nhiên em có thêm ý kiến như sau:
1 - Hiến pháp và Luật chỉ "chơi chơi" thế thôi, chứ mang ra áp dụng thì còn xa xăm lắm ạ. Em ví dụ:
+ Luật Công an nhân dân:
"Điều 5 - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
....
...."

Có nghĩa là những gì quy định trong nó chỉ mang tính nguyên tắc cho việc tổ chức và hoạt động của lực lượng CAND thôi, chỉ có ý nghĩa rằng đó là cơ sở để xây dựng những quy định cụ thể khác. Đa số những điều khoản "nguyên tắc" đều không áp dụng trực tiếp được. Điều này cũng họp lý, bởi không phải hoạt động nào của công an nhân dân mà người dân cũng đòi căn cứ Khoản 3 Điều 5 để "yêu cầu cho tôi giám sát" được.

Vì vậy, việc giám sát căn cứ vào hướng dẫn chi tiết, hướng dẫn cụ thể của Nghị định, Thông tư, Quy định... chứ khó mà căn cứ vào Luật. Trong khi Nghị định, Thông tư... đều do Bộ Công an ban hành hoặc soạn thảo, nên yếu tố "quyền giám sát" của người dân tuyệt nhiên không thấy nói đến.

2. Bản thân Luật CAND, có hẳn 1 điều về "giám sát hoạt động của CAND" như sau:
"Điều 10. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân; giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân."
.

Như vậy, Điều 5 quy định "nhân dân" được quyền giám sát chỉ mang tính "tượng trưng" chơi chơi thôi. Chính Điều 10 này mới là quy định cụ thể về việc nhân dân nào được giám sát (chứ không phải tất cả nhân dân).

Nói như vậy, không có nghĩa là người dân không được quyền giám sát lực lượng công an nhân dân, mà quan trọng là phải được hiểu: cái nào bí mật thì chỉ người có thẩm quyền mới được giám sát, yêu cầu giải trình... còn những cái không phải bí mật thì mọi người dân đều có quyền giám sát - Không cần căn cứ! Còn nếu muốn có căn cứ thì nó nằm ở các quy định khác của nhà nước (về giám sát, về công chức - công vụ...) mà chúng ta không biết (hoặc chưa biết).
Dựa vào nguyên tắc "bí mật thì người dân không được giám sát - không bí mật thì được giám sát vô tư" nên em xếp hạng việc giải quyết vi phạm giao thông thuộc mảng "không có gì bí mật", nên em hay làm như sau: cứ quay phim, chụp ảnh, ghi âm... Xong nếu xxx bảo là không được thì bảo luôn: nếu việc ghi âm, chụp ảnh, quay...của chúng tôi khi làm việc với các anh là không được, tức là vi phạm quy định của pháp luật, vậy xin mời các anh lập biên bản về việc đó; đúng - sai tôi chịu. 100% xxx nghĩ: "chả biết chúng nó có được hay không, nhưng mình nói miệng là một chuyện, lập biên bản lại là việc khác; bản thân mình thì có tật, toàn mình dọa lập biên bản nó, chứ giờ nó lại chủ động bảo mình lập biên bản... tốt nhất tránh cho lành".
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,807
Động cơ
499,134 Mã lực
Ý cụ là như nào ạ ?
Là em thấy cửa miệng xxx tuột ra ngay cụm từ này mỗi khi nhân dân làm họ phật ý. Vậy nên em cũng muốn biết họ được nói câu này trong những lúc nào để em ... đỡ sợ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top