[VHGT & ATGT] Luật hiện hành không cấm Đi bên trái vạch liền 1.2

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Còn với các kụ OF nào chưa đọc, hoặc mới đọc lướt qua CƯV, nhưng có quan tâm và muốn tìm hiểu nó, thì nhà cháu xin được gạch đầu dòng mấy nét chính như sau về những yêu cầu chính đối với một quốc gia thành viên khi đã đồng ý trở thành thành viên của CƯV, như sau:

---------------

1- Thứ nhất: CƯV quy định quốc gia thành viên có nghĩa vụ chấp nhận hệ thống biển báo hiệu, tín hiệu và ký hiệu và vạch kẻ đường miêu tả trong tài liệu này,
(Xin xem Hình #1 bên dưới)

2- Chính phủ VN đã tuyên bố "CƯV về BB&THĐB có hiệu lực đối với nước CH.XH.CN.VN kể từ ngày 20-8-2014.
(xin xem Hình #2 bên dưới)

3- Thứ hai: CƯV quy định như sau:
"(i) Khi trong Công ước này miêu tả một biển báo, ký hiệu hoặc vạch kẻ nhằm biểu thị một quy định cụ thể, hoặc nhằm truyền tải thông tin cụ thể tới người tham gia giao thông, Các bên Ký kết phải áp dụng,..."

(xin xem Hình #3 bên dưới)

4- Tiếp theo, tại Điều 26 CƯV đã quy định cụ thể cho vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau phải có 2 chức năng ① và ②, trong đó chức năng ② không cho phương tiện được lưu thông ở bên trái của vạch liền đó.

(xin xem Hình #4 bên dưới)


5- Còn QC41/2016 của chúng ta lại quên không quy định chức năng thứ ② cho Vạch 1.2 (vạch liền, kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau)

(xin xem Hình #5 bên dưới)

6- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa một bên là quy định trong CƯV và một bên là quy định trong văn bản pháp luật của VN thì xử lý thế nào?
Luật Điều ước Quốc tế 2016 đã quy định rất rõ: phải áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Nghĩa là, phải áp dụng quy định "vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe có 2 chức năng, bao gồm chức năng thứ ② là cấm không cho phương tiện lưu thông ở bên trái vạch liền đó".

(xin xem Hình #6 bên dưới)

Thực hiện theo Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016, Bộ GTVT có trách nhiệm phải bổ sung luật, phải quy định chức năng thứ ② cho vạch liền 1.2.

(xin xem Hình #7 bên dưới)

7- Ghi chú: Trường hợp một quốc gia nào đó có những người, tổ chức giỏi giang thông minh xuất chúng, phát kiến được ra những điều mới, hay ho hơn những điều ghi trong CƯV hiện hành này, thì quốc gia đó có quyền kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy định của CƯV hiện hành, đưa ra tiểu ban chuyên môn của LHQ xem xét, phê chuẩn, hợp thức hoá.
Khi đó các quốc gia thành viên khác cùng phải thực hiện theo quy định mới, khỏi phải thực hiện quy định "lạc hậu" của CƯV nữa.

Nhưng, trong khi phát kiến mới đó chưa được Hội đồng chuyên môn của CƯV phê chuẩn để áp dụng, thì tất cả các quốc gia thành viên vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định hiện hành, ghi cụ thể trong CƯV này.

(Xin xem 7 hình minh hoạ bên dưới)
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hình minh hoạ:


Hình #1: CƯV quy định quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải chấp nhận hệ thống Biển báo & THĐB nêu trong CƯV.





Hình #2: Chính phủ VN đã tuyên bố "CƯV về BB&THĐB có hiệu lực đối với VN"





Hình #3: CƯV quy định các nước thành viên phải áp dụng loại vạch kẻ đã được miêu tả cụ thể trong CƯV





Hình #4: CƯV quy vạch liền kẻ giữa 2 làn xe ngược chiều có chức năng không cho phương tiện được lưu thông ở bên trái của vạch liền đó.





Hình #5: QC41/2016 không quy định cho vạch 1.2 chức năng "không cho phương tiện đi bên trái vạch"





Hình #6: Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định khi có sự khác nhau giữa CƯV và QC41/2016 thì phải áp dụng quy định về vạch liền 1.2 của CƯV.



Hình #7: Luật Điều ước Quốc tế 2016 quy định các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi bổ sung văn bản pháp luật hiện hành trong nước để thực hiện các điều ước quốc tế mà Vn đã ký kết đó.


.
 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Xin cảm ơn kụ redTop.

1- Nhà cháu đọc còm của kụ với nhiều ngạc nhiên.
Nhà cháu chỉ dám đoán mò rằng kụ RedTop đã đọc rất kỹ nội dung của CƯV, và đã đọc đi đọc lại nhiều lần, thì mới viết được một còm vừa dài vừa hùng hồn đến như thế.
Tuy nhiên, vì cách kụ hiểu CƯV hoàn toàn khác với cách nhà cháu hiểu CƯV, càng trao đổi càng xa nhau. Để khỏi loãng thớt, sa đà sang các nội dung khác, nhà cháu mạn phép không tiếp tục ở thớt này với các nội dung kụ đã nêu. Mong kụ hết sức thông cảm giúp.

2- Còn với các kụ OF nào chưa đọc, hoặc mới đọc lướt qua CƯV, nhưng có quan tâm và muốn tìm hiểu nó, thì nhà cháu xin được gạch đầu dòng mấy nét chính như sau về những yêu cầu chính đối với một quốc gia thành viên khi đã đồng ý trở thành thành viên của CƯV, như nêu tại 2 còm dưới đây.
.
1. OK
2. Nhất trí với tiêu để của thớt "Luật hiện hành không cấm đi bên trái vạch liền" như cụ thử ngâm cứu xem:
- Luật hiện hành có quy định không đi bên trái vạch liền không?
- Cụ hiểu thế nào với mục đích "phân chia hai chiều xe chạy" của cái vạch đó?
- Hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" có tương đương với hành vi "đi vào phần đường, làn đường cấm" không?
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Hình minh hoạ:


Hình #1: CƯV quy định quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải chấp nhận hệ thống Biển báo & THĐB nêu trong CƯV.





Hình #2: Chính phủ VN đã tuyên bố "CƯV về BB&THĐB có hiệu lực đối với VN"





Hình #3: CƯV quy định các nước thành viên phải áp dụng loại vạch kẻ đã được miêu tả cụ thể trong CƯV





Hình #4: CƯV quy vạch liền kẻ giữa 2 làn xe ngược chiều có chức năng không cho phương tiện được lưu thông ở bên trái của vạch liền đó.





Hình #5: QC41/2016 không quy định cho vạch 1.2 chức năng "không cho phương tiện đi bên trái vạch"





Hình #6: Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định khi có sự khác nhau giữa CƯV và QC41/2016 thì phải áp dụng quy định về vạch liền 1.2 của CƯV.



Hình #7: Luật Điều ước Quốc tế 2016 quy định các cơ quan có thẩm quyền cần sửa đổi bổ sung văn bản pháp luật hiện hành trong nước để thực hiện các điều ước quốc tế mà Vn đã ký kết đó.


.
Về ý nghĩa CU và QC của VN đều không cho phép đi sang bên trái của vạch liền màu vàng.
Vấn đề khi vi phạm quy định của cái vạch này thì khép vào hành vi bị xử phạt nào?
VN: "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"
CU: ???
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Về ý nghĩa CU và QC của VN đều không cho phép đi sang bên trái của vạch liền màu vàng.
Vấn đề khi vi phạm quy định của cái vạch này thì khép vào hành vi bị xử phạt nào?
VN: "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"
CU: ???
Kụ đừng chuyển chủ đề của thớt này nhé.

- Thớt này chi có 1 nội dung "vạch 1.2 của QC41/2016 không có chức năng ② là không cho phương tiện lưu thông bên trái vạch, như nó được quy định trong Công ước Viên. Do đó cần được bổ sung chức năng ② này vào luật cho đúng quy định của Công ước Viên".
Chấm, hết.

- Thớt này không có mục tích tìm trong các đống rơm, trong rừng luật, xem các nhà làm luật giấu chức năng thứ ② của vạch liền 1.2 "không được đi bên trái vạch" trong đống rơm nào.

Thớt này cũng không có mục đích bàn về lỗi hành vi, xem vi phạm quy định của vạch 1.2 thì được khép vào lỗi nào.
Nếu kụ muốn, kụ có thể mở một thớt mới bàn về nội dung kụ quan tâm, để các kụ OF cùng vào trao đổi.
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
. OK
. Nhất trí với tiêu để của thớt "Luật hiện hành không cấm đi bên trái vạch liền" như cụ thử ngâm cứu xem:
1- Luật hiện hành có quy định không đi bên trái vạch liền không?
2- Cụ hiểu thế nào với mục đích "phân chia hai chiều xe chạy" của cái vạch đó?
3- Hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" có tương đương với hành vi "đi vào phần đường, làn đường cấm" không?
1- Như nhà cháu nói ở còm trước, thớt này không có mục đích tìm trong các đống rơm, trong rừng luật, xem các nhà làm luật giấu cái kim chức năng thứ ② của vạch liền 1.2 "phương tiện không được đi bên trái vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau" trong đống rơm nào.

2- nếu kụ đọc kỹ QC41/2016 thì có thể kụ đã không đưa ra câu hỏi này.
Nhà cháu chẳng hiểu thế nào cả, cũng chẳng muốn nghe suy diễn của ai khác về câu "phân chia hai chiều xe chạy" của các vạch kẻ mà kụ đã nêu ở trên.

Nhà cháu chỉ thấy cả 2 loại vạch đứt 1.1 và vạch liền 1.2 đều được luật tặng cho câu đó, với ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Nếu câu "phân chia hai chiều xe chạy" của vạch đứt 1.1 không có tác dụng cấm phương tiện đi bên trái vạch đứt đó, thì câu đó viết trong nội dung của vạch liền 1.2 cũng không có tác dụng cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền đó.

(Xem Hình minh hoạ #8 bên dưới)

3- Theo luật hiện hành, để cấm phương tiện đi vào đường cấm, phần đường cấm, làn đường cấm thì phải đặt biển cấm, hoặc kẻ vạch cấm.
Vạch 1.2 trong QC41/2016 đã không quy định chức năng cấm phương tiện đi bên trái nó, nên ở đầu các đoạn đường, phần đường, làn đường mà không có biển cấm gắn đúng luật, thì việc suy diễn đoạn đường, phần đường hay làn đường đó cấm phương tiện đi vào cũng chỉ là vô ích và không đúng luật.

Nhưng, như nhà cháu nói ở còm trên các nội dung đó không thuộc chủ đề của thớt này. Do đó, đây là lần cuối cùng nhà cháu trả lời còm về nội dung không liên quan đến việc "vạch 1.2 không có chức năng thứ ② mên không cấm phương tiện đi bên trái vạch".

Xin cảm ơn kụ nhiều.

---------------

Hình minh hoạ #8



.
 
Chỉnh sửa cuối:

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Kụ đừng chuyển chủ đề của thớt này nhé.

- Thớt này chi có 1 nội dung "vạch 1.2 của QC41/2016 không có chức năng ② là không cho phương tiện lưu thông bên trái vạch, như nó được quy định trong Công ước Viên. Do đó cần được bổ sung chức năng ② này vào luật cho đúng quy định của Công ước Viên".
Chấm, hết.

- Thớt này không có mục tích tìm trong các đống rơm, trong rừng luật, xem các nhà làm luật giấu chức năng thứ ② của vạch liền 1.2 "không được đi bên trái vạch" trong đống rơm nào.

Thớt này cũng không có mục đích bàn về lỗi hành vi, xem vi phạm quy định của vạch 1.2 thì được khép vào lỗi nào.
Nếu kụ muốn, kụ có thể mở một thớt mới bàn về nội dung kụ quan tâm, để các kụ OF cùng vào trao đổi.
.
Em có chuyển chủ đề đâu. CU viên mô tả ý nghĩa của "vạch kẻ dọc theo đường có vạch liền" chung còn Vạch 1.2 là "vạch phân chia hai chiều xe chạy dạng vạch đơn, nét liền". Nó đã phân chia hai chiều xe chạy thì sao cần bổ sung chức năng ② như là CU
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
1- Như nhà cháu nói ở còm trước, thớt này không có mục đích tìm trong các đống rơm, trong rừng luật, xem các nhà làm luật giấu cái kim chức năng thứ ② của vạch liền 1.2 "phương tiện không được đi bên trái vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau" trong đống rơm nào.

2- nếu kụ đọc kỹ QC41/2016 thì có thể kụ đã không đưa ra câu hỏi này.
Nhà cháu chẳng hiểu thế nào cả, cũng chẳng muốn nghe suy diễn của ai khác về câu "phân chia hai chiều xe chạy" của các vạch kẻ mà kụ đã nêu ở trên.

Nhà cháu chỉ thấy cả 2 loại vạch đứt 1.1 và vạch liền 1.2 đều được luật tặng cho câu đó, với ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Nếu câu "phân chia hai chiều xe chạy" của vạch đứt 1.1 không có tác dụng cấm phương tiện đi bên trái vạch đứt đó, thì câu đó viết trong nội dung của vạch liền 1.2 cũng không có tác dụng cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền đó.

(Xem Hình minh hoạ #8 bên dưới)

3- Theo luật hiện hành, để cấm phương tiện đi vào đường cấm, phần đường cấm, làn đường cấm thì phải đặt biển cấm, hoặc kẻ vạch cấm.
Vạch 1.2 trong QC41/2016 đã không quy định chức năng cấm phương tiện đi bên trái nó, nên ở đầu các đoạn đường, phần đường, làn đường mà không có biển cấm gắn đúng luật, thì việc suy diễn đoạn đường, phần đường hay làn đường đó cấm phương tiện đi vào cũng chỉ là vô ích và không đúng luật.

Nhưng, như nhà cháu nói ở còm trên các nội dung đó không thuộc chủ đề của thớt này. Do đó, đây là lần cuối cùng nhà cháu trả lời còm về nội dung không liên quan đến việc "vạch 1.2 không có chức năng thứ ② mên không cấm phương tiện đi bên trái vạch".

Xin cảm ơn kụ nhiều.

---------------

Hình minh hoạ #8

Cụ không muốn cũng không được. Vì ND46 phạt lỗi "không đi đúng phần đường, làn đường quy định" chứ không phạt lỗi không chấp hành vạch 1.2.

Cái minh họa của cụ đã làm rò sự khác biệt khi dụng từ cấm và quy định.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không cấm xe đi bên trái thì vẫn còn luật xe phải đi về bên phải. Đường 2 chiều, các cụ đi sang làn bên trái thì xe ngược chiều họ đi thế nào ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Không cấm xe đi bên trái thì vẫn còn luật xe phải đi về bên phải. Đường 2 chiều, các cụ đi sang làn bên trái thì xe ngược chiều họ đi thế nào ?
1- Kụ đang nói về nhu cầu khi sử dụng đường.
Nhà cháu đang nói về các công cụ để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhà cháu không phủ định nhu cầu kụ nêu ra.

Kụ đang nói về nhu cầu phải cấm xe đi bên trái vạch liền kẻ giữa 2 chiều đi, để đảm bảo an toàn cho chiều xe ngược lại.
Nhà cháu đang nói rằng nhu cầu đó là có, nhưng trong luật của mình chưa có công cụ để đảm bảo thực hiện điều đó, do đó cần phải bổ sung vào luật.
Chứ nhà cháu không phủ định nhu cầu kụ nêu ở trên.

2- Kụ đề nghị áp dụng quy định "xe phải đi bên phải" để cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền 1.2.
Nhà cháu cho rằng quy định đó không thể được sử dụng trong trường hợp này, vì 3 lí do:
a- quy định đó nói về nội dung có bản chất hoàn toàn khác, là nó quy định hệ thống giao thông của cả quốc gia là "đi kiểu tay lái thuận", chứ nó không quy định vị trí tương đối của phương tiện so với các làn xe hay vạch kẻ đường.

b- có thể kụ vẫn cho rằng cách hiểu a- ở trên đang chưa hoàn toàn đúng, là 50% đúng 50% sai.
Kể cả trong trường hợp 50-50 đó, nếu luật Gtđb mới sửa đổi, cho rằng cách hiểu a- là đúng, thì kụ sẽ sử dụng quy định nào để cấm phương tiện đi bên trái vạch 1.2?

c- Kể cả CƯV cũng không sử dụng quy định "xe phải đi bên phải" để cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền 1.2. Trên thực tế, CƯV đã quy định trực tiếp chức năng cấm đó cho vạch liền 1.2.
Và các nước thành viên có nghĩa vụ phải áp dụng quy định đó của CƯV. Không thể dùng một quy định nào khác tại điều luật nào khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

MR Zjn

Xe hơi
Biển số
OF-448789
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
103
Động cơ
208,830 Mã lực
Tuổi
34
Hóng các cụ! Nhưng em không biết luật mới thế nào chứ giờ có cả biển cấm rẽ trái và quay đầu luôn.Cấm rẽ trái là cấm quay đầu rồi còn gì?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1- Kụ đang nói về nhu cầu khi sử dụng đường.
Nhà cháu đang nói về các công cụ để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhà cháu không phủ định nhu cầu kụ nêu ra.

Kụ đang nói về nhu cầu phải cấm xe đi bên trái vạch liền kẻ giữa 2 chiều đi, để đảm bảo an toàn cho chiều xe ngược lại.
Nhà cháu đang nói rằng nhu cầu đó là có, nhưng trong luật của mình chưa có công cụ để đảm bảo thực hiện điều đó, do đó cần phải bổ sung vào luật.
Chứ nhà cháu không phủ định nhu cầu kụ nêu ở trên.

2- Kụ đề nghị áp dụng quy định "xe phải đi bên phải" để cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền 1.2.
Nhà cháu cho rằng quy định đó không thể được sử dụng trong trường hợp này, vì 3 lí do:
a- quy định đó nói về nội dung có bản chất hoàn toàn khác, là nó quy định hệ thống giao thông của cả quốc gia là "đi kiểu tay lái thuận", chứ nó không quy định vị trí tương đối của phương tiện so với các làn xe hay vạch kẻ đường.

b- có thể kụ vẫn cho rằng cách hiểu a- ở trên đang chưa hoàn toàn đúng, là 50% đúng 50% sai.
Kể cả trong trường hợp 50-50 đó, nếu luật Gtđb mới sửa đổi, cho rằng cách hiểu a- là đúng, thì kụ sẽ sử dụng quy định nào để cấm phương tiện đi bên trái vạch 1.2?

c- Kể cả CƯV cũng không sử dụng quy định "xe phải đi bên phải" để cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền 1.2. Trên thực tế, CƯV đã quy định trực tiếp chức năng cấm đó cho vạch liền 1.2.
Và các nước thành viên có nghĩa vụ phải áp dụng quy định đó của CƯV. Không thể dùng một quy định nào khác tại điều luật nào khác.
Trong luật có đoạn cấm xe đi vào bên trái theo chiều đi mà ! Khi có tai nạn, kể cả ko có vạch kẻ đường (hoặc bị mờ), người ta cũng phải đo vẽ để biết xem ai lấn đường của ai, sao bảo ko có luật ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong luật có đoạn cấm xe đi vào bên trái theo chiều đi mà ! Khi có tai nạn, kể cả ko có vạch kẻ đường (hoặc bị mờ), người ta cũng phải đo vẽ để biết xem ai lấn đường của ai, sao bảo ko có luật ?
Nhà cháu nghĩ là không có đoạn nào cấm xe đi vào bên trái theo chiều đi, và bên trái là bên trái của cái gì, lấy cái gì làm mốc, kụ nhỉ.
Kể cả việc gắn biển "cấm xe đi ngược chiều" không đúng quy định của luật (gắn trên dải phân cách của đường hai chiều) để thay cho hiệu lực cấm của chức năng thứ ② mà vạch 1.2 đáng lý phải có nữa.

Nói tóm lại, theo quan điểm của nhà cháu, nếu QC41/2016 điều chỉnh bổ sung, chỉ cần ghi thêm chức năng cấm thứ ② cho vạch liền "cấm đi bên trái của vạch 1.2", thì vừa giải quyết được khá nhiều bất cập "râu ông nọ cắm cằm bà kia" trong thực tế tổ chức giao thông ở nước ta, vừa có công cụ rõ ràng để Csgt xử lý vi phạm, đỡ phải nhọc công suy diễn lỗi, vừa là động thái thực hiện đúng quy định của CƯV về vạch liền 1.2, kụ ạ.


---------------

Còn chuyện đo vẽ khi tai nạn để xem ai lấn đường, thì lại là khác rồi. Cách đó chủ yếu chỉ dựa vào thông lệ để kết luận, chứ ai biết được đo xong thì dựa vào điều luật nào để phán người này hay người kia sai?

Mà thông lệ thì vô chừng lắm.

Ví dụ về một số thông lệ sai luật:
- khi có tai nạn, xxx hay đi đo chiều dài vết phanh để xác định vận tốc xe. Mà xe hiện đại có ABS thì làm gì có vết phanh cho họ đo?
- khi có tai nạn, xxx đo vết phanh, rồi xem xét xe nào đâm vào xe nào để kết luận xe nào vào giao lộ trước được mặc nhiên coi là được ưu tiên, mà bỏ qua yếu tố nhường đường do luật quy định.
- khi có tai nạn, xxx hay phán ô tô không làm chủ tốc độ, nên mới đâm vào xe máy rẽ bất ngờ. Trong khi đó, theo luật thì ô tô đang đi thẳng trên đường ưu tiên, không vi phạm tốc độ, còn xe máy thì rẽ kiểu tự sát.
...
 

NMT220879

Xe tải
Biển số
OF-195897
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
241
Động cơ
328,910 Mã lực
Minh hoạ #2:




---------------

Diễn giải:

1/
Tại điểm b), khoản G1 của QC41/2016 cũng quy định "Vạch 1.2 dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch".

Cũng tương tự như với vạch liền 2.2, vạch liền 1.2 màu vàng, kẻ giũa 2 chiều xe ngược nhau cũng không có chức năng cấm phương tiện đi bên trái vạch liền vàng đó.

Trong hình minh hoạ này, xe màu xanh không hề phạm luật khi đang lưu thông bên trái vạch liền 1.2, là loại vạch "không cho phép xe lấn làn, không cho phép xe đè lên vạch liền".


.

2/
Trong khi Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB quy định rất rõ chức năng thứ ② cho vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau là "phương tiện không được lưu thông ở phía bên kia vạch (tức phía bên trái vạch, theo kiểu lưu thông tay phải của VN)", thì trong luật Vn lại không hề nhắc đến chức năng này.
Do vậy, cần phải sớm bổ sung để có thể điều chỉnh giao thông đúng luật, tránh phải suy diễn lỗi theo kiểu "không có chó thì bắt mèo ăn mứt".

Cụ nói đi như xe xanh là không vi phạm luật, vậy em hỏi cụ là xe đang lưu thông theo hướng nào? đang lưu thông trên làn đường của hướng nào? Đường cụ đang minh họa có mấy làn đường cho mỗi hướng? Khi xe lưu thông ngược chiều trên làn đường đã được quy định thì có bị coi là đi sai làn không?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu nghĩ là không có đoạn nào cấm xe đi vào bên trái theo chiều đi, và bên trái là bên trái của cái gì, lấy cái gì làm mốc, kụ nhỉ.
Kể cả việc gắn biển "cấm xe đi ngược chiều" không đúng quy định của luật (gắn trên dải phân cách của đường hai chiều) để thay cho hiệu lực cấm của chức năng thứ ② mà vạch 1.2 đáng lý phải có nữa.

Nói tóm lại, theo quan điểm của nhà cháu, nếu QC41/2016 điều chỉnh bổ sung, chỉ cần ghi thêm chức năng cấm thứ ② cho vạch liền "cấm đi bên trái của vạch 1.2", thì vừa giải quyết được khá nhiều bất cập "râu ông nọ cắm cằm bà kia" trong thực tế tổ chức giao thông ở nước ta, vừa có công cụ rõ ràng để Csgt xử lý vi phạm, đỡ phải nhọc công suy diễn lỗi, vừa là động thái thực hiện đúng quy định của CƯV về vạch liền 1.2, kụ ạ.


---------------

Còn chuyện đo vẽ khi tai nạn để xem ai lấn đường, thì lại là khác rồi. Cách đó chủ yếu chỉ dựa vào thông lệ để kết luận, chứ ai biết được đo xong thì dựa vào điều luật nào để phán người này hay người kia sai?

Mà thông lệ thì vô chừng lắm.

Ví dụ về một số thông lệ sai luật:
- khi có tai nạn, xxx hay đi đo chiều dài vết phanh để xác định vận tốc xe. Mà xe hiện đại có ABS thì làm gì có vết phanh cho họ đo?
- khi có tai nạn, xxx đo vết phanh, rồi xem xét xe nào đâm vào xe nào để kết luận xe nào vào giao lộ trước được mặc nhiên coi là được ưu tiên, mà bỏ qua yếu tố nhường đường do luật quy định.
- khi có tai nạn, xxx hay phán ô tô không làm chủ tốc độ, nên mới đâm vào xe máy rẽ bất ngờ. Trong khi đó, theo luật thì ô tô đang đi thẳng trên đường ưu tiên, không vi phạm tốc độ, còn xe máy thì rẽ kiểu tự sát.
...
Chắc chắn trong chuyện điều tra tai nạn thì phải có nhiều thứ, nhưng xe nào lấn đường sẽ phải chịu một điểm trừ đầu tiên, trừ phi người ta điều tra ra: à cái xe này sau khi tai nạn nó mới lê về bên này.
Một chuyện đương nhiên như đi bên phải, bên trái như vậy chắc chắn phải nói rõ trong luật từ thời .. mới có ô tô ! Đừng nên mất time.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chắc chắn trong chuyện điều tra tai nạn thì phải có nhiều thứ, nhưng xe nào lấn đường sẽ phải chịu một điểm trừ đầu tiên, trừ phi người ta điều tra ra: à cái xe này sau khi tai nạn nó mới lê về bên này.
Một chuyện đương nhiên như đi bên phải, bên trái như vậy chắc chắn phải nói rõ trong luật từ thời .. mới có ô tô ! Đừng nên mất time.
Nhà cháu thấy xã hội mình ngày càng phát triển theo hướng pháp trị, mọi chuyện được điều hành theo luật pháp, phán quyết đúng sai phải trái cũng căn cứ trên quy định cụ thể của luật pháp.

Rất nhiều thứ từng được coi là đương nhiên như con bà Thiên, nhưng khi đem soi rọi theo quy định của luật hiện hành thì nó hết là đương nhiên.

Chính vì thế, các nhà làm luật phải liên tục cập nhật bổ sung luật, cho sát với yêu cầu thực tế.

Cũng vì thế, nên không thể nói vì nó là đương nhiên từ thời xa xưa, mà không cần xem xét dưới góc độ luật pháp, không cần quy định cụ thể trong luật để điều chỉnh cho phù hợp nữa.

---------------

Nhà cháu xin nêu một ví dụ, về một chuyện đương nhiên, vốn có từ thời ... thượng cổ, nhưng chắc chắn chưa nêu rõ trong luật, phải tiếp tục điều chỉnh.

Đó là Luật Hôn nhân và Gia đình. Chuyện đương nhiên là chuyện... đẻ con.

Chuyện người này lấy người kia, tạo lập gia đình, thành vợ thành chồng, thành cha thành mẹ... nó là chuyện đương nhiên cả ngàn đời nay. Ấy thế mà vẫn phải đưa các chuyện đó vào luật Hôn nhân Gia đình. Và tuy Luật này nói về chuyện đương nhiên ngàn đời vẫn thế, nhưng vẫn phải định kì điều chỉnh bổ sung luật cho phù hợp thực tế. Bộ luật gần đây nhất là Luật HNGĐ năm 2000, sau hơn chục năm đã được sửa đổi, bổ sung, thành Luật HNGĐ 2015.

Một trong các chuyện rất đương nhiên trong việc hôn nhân gia đình là chuyện đẻ con. Ai đẻ ra con thì đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Cả ngàn đời nay vẫn thế. Nhưng bây giờ lại không phải thế.

Thực tế bây giờ, có những người chuyên đẻ thuê, được cấy trứng đã thụ tinh của cặp vợ chồng hiếm muộn, rồi đẻ ra con. Người đẻ con này không được luật coi là mẹ của đứa trẻ. Kể cả gọi là "người mẹ sinh học" của đứa trẻ cũng không đúng.

Thế là lại phải xem xét bổ sung vào luật.
Nếu có ai nói rằng "ai đẻ ra nó thì là mẹ nó, chuyện này đương nhiên từ thời thượng cổ rồi... đừng nên mất time sửa luật nữa", thì câu đó chắc cũng không phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại đâu.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ nói đi như xe xanh là không vi phạm luật, vậy em hỏi cụ là xe đang lưu thông theo hướng nào? đang lưu thông trên làn đường của hướng nào? Đường cụ đang minh họa có mấy làn đường cho mỗi hướng? Khi xe lưu thông ngược chiều trên làn đường đã được quy định thì có bị coi là đi sai làn không?
Để có thể kết luận xe xanh đi như vậy là phạm luật, chúng ta phải:

1- Liệt kê ra để thấy xe xanh đi như vậy là vi phạm điểm nào, khoản nào, điều thứ mấy của luật gì;
2- Trích dẫn nội dung của điểm, khoản, điều luật mà chúng ta cho rằng xe xanh đã vi phạm;
3- Chứng minh rằng hành vi như trên của xe xanh đúng là đã vi phạm các quy định nêu tại 2- ở trên.

Chừng nào chúng ta chưa hoàn thành 3 việc nêu trên, thì chưa thể kết luận xe xanh vi phạm, mà mới chỉ là suy đoán rằng xe xanh vi phạm, nhưng vẫn phải kết luận là xe xanh KHÔNG vi phạm.
.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Để có thể kết luận xe xanh đi như vậy là phạm luật, chúng ta phải:

1- Liệt kê ra để thấy xe xanh đi như vậy là vi phạm điểm nào, khoản nào, điều thứ mấy của luật gì;
2- Trích dẫn nội dung của điểm, khoản, điều luật mà chúng ta cho rằng xe xanh đã vi phạm;
3- Chứng minh rằng hành vi như trên của xe xanh đúng là đã vi phạm các quy định nêu tại 2- ở trên.

Chừng nào chúng ta chưa hoàn thành 3 việc nêu trên, thì chưa thể kết luận xe xanh vi phạm, mà mới chỉ là suy đoán rằng xe xanh vi phạm, nhưng vẫn phải kết luận là xe xanh KHÔNG vi phạm.
.
1- Vi phạm quy định của vạch 1.2
2- Vạch 1.2 phân phần đường cho xe ngược chiều và thuận chiều (xe xanh). Vạch 1.2 không nói xe xanh được đi vào phần đường của xe ngược chiều.
3- Phần đường quy định dành cho xe ngược chiều mà xe xanh tuỳ tiện đi vào là không đúng quy định.

Ngược lại phần cụ:
1- Liệt kê ra để thấy xe xanh đi như vậy là theo điểm nào, khoản nào, điều thứ mấy của luật gì;
2- Trích dẫn nội dung của điểm, khoản, điều luật mà chúng ta cho rằng xe xanh không vi phạm
3- Chứng minh rằng hành vi như trên của xe xanh đi đúng quy định của luật.
 

depro kinhcong

Xe máy
Biển số
OF-90796
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
67
Động cơ
405,670 Mã lực
Cụ thớt phân tích vớ vẩn, học lại Luật GTĐB đê! Nhắc lại cụ là đọc kỹ lại Luật nhé, đây là văn bản dưới luật, cụ cứ đọc lại những điều, khoản liên quan đến Quy tắc giao thông, cụ ắt hiểu và xóa thớt!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top