[VHGT & ATGT] Luật hiện hành không cấm Đi bên trái vạch liền 1.2

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

1- Nhiều kụ mợ đều biết rằng, CƯV 1968 về Biển báo & Tín hiệu đường bộ quy định phương tiện không được đi bên trái của vạch liền khi đó là vạch liền kẻ giữa hai chiều xe ngược nhau.

Tuy nhiên, trong luật hiện hành của VN, cụ thể là trong QC41/2016 lại không cấm xe lưu thông ở bên trái của vạch liền, kể cả vạch liền kẻ giữa hai chiều xe ngược nhau và vạch liền kẻ giữa các làn xe cùng chiều.
Đây là thiếu sót của luật, cần được sửa đổi bổ sung.

2- Nhiều người hay viện dẫn và suy diễn câu luật "xe không được lấn làn, không được đè lên vạch (liền)" để khép các xe đi bên trái vạch liền vào lỗi "đi sai làn đường, phần đường quy định".
Nhưng cách suy diễn như vậy là khiên cưỡng, không đúng luật.

Xin mời các kụ mợ tham khảo 2 ví dụ minh hoạ dưới đây, để thấy rằng câu luật này của QC41/2016 không hề cấm phương tiện đi ở bên trái vạch liền.




sgb345sgb345
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh hoạ #1:




---------------

Diễn giải:
Tại điểm b), khoản G1.2 của QC41/2016 có quy định "Vạch 2.2 dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch".

Trên thực tế, khi phương tiện lưu thông trên đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, khi đến gần giao cắt Sở Gtcc thường áp dụng vạch 2.2 để kẻ giữa các làn xe cùng chiều, với mục đích không cho phương tiện lấn làn, không cho phương tiện đè lên vạch, nhưng không cấm phương tiện đi bên trái vạch liền 2.2 đó.

Trong hình minh hoạ này, xe màu xanh không hề phạm luật khi đang lưu thông bên trái vạch liền 2.2 kẻ giữa các làn xe cùng chiều, là loại vạch "không cho phép xe lấn làn, không cho phép xe đè lên vạch liền".



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh hoạ #2:




---------------

Diễn giải:

1/
Tại điểm b), khoản G1 của QC41/2016 cũng quy định "Vạch 1.2 dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch".

Cũng tương tự như với vạch liền 2.2, vạch liền 1.2 màu vàng, kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau cũng không có chức năng cấm phương tiện đi bên trái vạch liền vàng đó.

Trong hình minh hoạ này, xe màu xanh không hề phạm luật khi đang lưu thông bên trái vạch liền 1.2, là loại vạch "không cho phép xe lấn làn, không cho phép xe đè lên vạch liền".


.

2/
Trong khi Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB quy định rất rõ chức năng thứ ② cho vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau là "phương tiện không được lưu thông ở phía bên kia vạch (tức phía bên trái vạch, theo kiểu lưu thông tay phải của VN)", thì trong luật Vn lại không hề nhắc đến chức năng này.

Do vậy, cần phải sớm bổ sung để có thể điều chỉnh giao thông đúng luật, tránh phải suy diễn lỗi theo kiểu "không có chó thì bắt mèo ăn mứt".



.
 
Chỉnh sửa cuối:

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
Em thắc mắc là quy chuẩn sao lại cấm hay cho phép. Tưởng nó chỉ đưa ra định nghĩa, mô tả chi tiết để mọi người hiểu. Còn cấm hay cho phép nó phải ở tro luật chứ
 

khkdgs

Xe điện
Biển số
OF-29597
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,367
Động cơ
505,860 Mã lực
thế còn biển 1 chiều cắm ở đó thì sao cụ chủ. cụ chọc ngoáy linh tinh hòng thoát tội ạ.
 

Developer87

Xe buýt
Biển số
OF-386653
Ngày cấp bằng
12/10/15
Số km
897
Động cơ
248,706 Mã lực
Tuổi
37
Theo em hiểu thì lấn làn tức là 1 phần xe của mình thò sang làn bị lấn.
Đè vạch tức bánh xe nằm trên vạch sơn.
Đi bên trái vạch liền tức toàn bộ xe nằm 1 bên vạch.
Nhưng nếu không đè lên vạch và lấn làn thì làm cách nào để đi sang bên trái ạ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
thế còn biển 1 chiều cắm ở đó thì sao cụ chủ. cụ chọc ngoáy linh tinh hòng thoát tội ạ.
Biển số P.102 "cấm đi ngược chiều" phải không kụ?

Nếu đặt biển P.102 ở giữa giải phân cách của đoạn đường lưu thông hai chiều thì biển cấm đó là biển đặt sai luật, theo kiểu "không có chó bắt mèo ăn mứt".

Theo luật, Biển P.102 phải đặt ở lối ra của "đường một chiều", còn ở lối vào của đường 1 chiều đó phải có biển số I.407a "đường một chiều".

P/s: về cách gắn biển P.102 đúng luật, nhà cháu đã có thớt này trên diễn đàn.

23- Thế nào là một biển "Cấm đi ngược chiều" gắn đúng luật?

http://www.otofun.net/threads/the-nao-la-mot-bien-102-cam-di-nguoc-chieu-duoc-gan-dung-luat.926339/


---------------

Hình minh hoạ:



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em thắc mắc là quy chuẩn sao lại cấm hay cho phép. Tưởng nó chỉ đưa ra định nghĩa, mô tả chi tiết để mọi người hiểu. Còn cấm hay cho phép nó phải ở tro luật chứ
Nhà cháu nói ngắn gọn như vậy cho dễ hiểu.
Đúng ra thì lệnh cấm vẫn có thể được đưa ra bởi các "vạch cấm". Ví dụ, các vạch cấm dừng đỗ xe, vạch cấm chuyển làn để vượt xe, v.v... kụ ơi.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Theo em hiểu thì
1- lấn làn tức là 1 phần xe của mình thò sang làn bị lấn.
2- Đè vạch tức bánh xe nằm trên vạch sơn.
3- Đi bên trái vạch liền tức toàn bộ xe nằm 1 bên vạch.
4- Nhưng nếu không đè lên vạch và lấn làn thì làm cách nào để đi sang bên trái ạ?
Nhà cháu nghĩ cách hiểu như 1, 2, 3 nêu trên là chính xác, dù trong luật chưa có định nghĩa cụ thể.

Còn 4-, vẫn có các hành vi đi bên trái vạch liền mà không đè lên vạch và lấn làn.
Ví dụ:
- xe kụ đang đi bên trái vạch đứt vàng 1.1 (vượt xe đúng luật chẳng hạn) nhưng chưa kịp về lại làn xuôi chiều thì vạch đứt vàng 1.1 biến thành vạch liền vàng 1.2. Thế là xe kụ mắc kẹt ở bên trái của vạch liền vàng 1.2
- xe kụ đang đi trên 1 trong số các làn cùng chiều, được kẻ chia làn bằng vạch đứt trắng 2.1. Đến gần ngã tư, các vạch đứt trắng biến thành các vạch liền trắng. Xe kụ đi trên làn giữa, tức là đi ở bên trái của vạch liền kẻ giữa làn xe kụ đi với làn bên phải kụ. Thế là xe kụ đang đi ở bên trái một vạch liền trắng mà không hề đè lên vạch liền hay lấn làn.
v.v...
.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,641
Động cơ
377,625 Mã lực
Em vẫn chưa hiểu lắm về việc bác chủ khai thác yếu tố "đi bên trái vạch liền". Dù trong luât hay quui chuẩn 41-2016 không cấm "đi bên trái vạch liền". Nhưng khi xe đi bên trái vạch liền thì thường vi phạm 2 lỗi khác dù luật không cấm đi bên trái vạch ý
- Đi sai phần đường nếu là vạch chia 2 chiều xuôi ngược (tim đường). Kể cả trong tình huống vượt xe trước đó chưa về kịp làn đúng vẫn bị phạt mà không thể chứng minh đc tính hợp lý về lý luận.
- Không tuân thủ vạch, mũi tên trên đường (thường ở ngã tư nơi giao cắt. nơi XXX hay dọa "sai làn").
Vậy nên. Dù cho Luât không cấm đi bên trái nhưng vì hành vi này lx vẫn vi phạm những qui định khác như 2 hoặc nhiêu hơn tình huống nêu trên.
Mặt khác. Nếu Luật chặt hơn thì cần qui định cấm đi bên trái với từng loại vạch mới đảm bảo tính chính xác bởi qui tắc giao thông quả ta là "đi về bên tay phải" của mình, do vậy cách hiểu nôm na là lấy bên phải để làm chuẩn cho các tín hiệu. Khi đó , luật sẽ rất rắc rối; Khi thì cấm bên trái, lúc thì cấm bên phải....sẽ làm cho người chấp hành khó nhớ, lẫn lộn, băn khoăn, lưỡng lự , mất an toàn khi tham gia gt
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,494
Động cơ
356,913 Mã lực
Thế là cứ bên trái đường mà đi ạ?

Thế Luật Giao thông thấp hơn Quy chuẩn ạ?

Cứ lập luận kiểu này thì giao thông liệu có tốt hơn?

Lập luận kiểu này để đối phó với xxx thôi ạ?

---

Bác nào thạo giả nhời giúp cháu mí. Cháu cảm ơn.
 

khkdgs

Xe điện
Biển số
OF-29597
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,367
Động cơ
505,860 Mã lực
đang đi bên phải vạch liền mà đảo qua hẳn bên trái vạch liền để đi thì em xin nhường cụ chủ ạ. em còn muốn sống cơ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,494
Động cơ
356,913 Mã lực
Sẽ có bác nào đó lại lập luận, đi bên phải tức là cho xe đi ngược chiều tránh về bên trái.

Thế là người lái xe và cũng là người chụp hình dưới đây chỉ cần oánh vô lăng về bên phải một tí là không ai phạm luật.

Vậy là đi mãi cũng tới nơi nhỉ? Bình thường thì mất vài phút. Đi kiểu này chắc có đến vài tiếng không ạ?



 

GauCon2016

Xe hơi
Biển số
OF-465601
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
138
Động cơ
203,080 Mã lực
Tuổi
37
Cụ Chã lại xăm xoi câu chữ đoạn này rồi, cái quy chuẩn mới em cũng chưa đọc hết, nhưng đoán là có phần nào đó nói thêm về vấn đề này chứ nhỉ. Còn đi bên trái vạch liền thì lại thành đi ngược chiều rồi, có đúng không ạ? Trong côgn ước viên kia nói rõ và dễ hiểu hơn :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em vẫn chưa hiểu lắm về việc bác chủ khai thác yếu tố "đi bên trái vạch liền". Dù trong luât hay quui chuẩn 41-2016 không cấm "đi bên trái vạch liền". Nhưng khi xe đi bên trái vạch liền thì thường vi phạm 2 lỗi khác dù luật không cấm đi bên trái vạch ý
- Đi sai phần đường nếu là vạch chia 2 chiều xuôi ngược (tim đường). Kể cả trong tình huống vượt xe trước đó chưa về kịp làn đúng vẫn bị phạt mà không thể chứng minh đc tính hợp lý về lý luận.
- Không tuân thủ vạch, mũi tên trên đường (thường ở ngã tư nơi giao cắt. nơi XXX hay dọa "sai làn").
Vậy nên. Dù cho Luât không cấm đi bên trái nhưng vì hành vi này lx vẫn vi phạm những qui định khác như 2 hoặc nhiêu hơn tình huống nêu trên.
Mặt khác. Nếu Luật chặt hơn thì cần qui định cấm đi bên trái với từng loại vạch mới đảm bảo tính chính xác bởi qui tắc giao thông quả ta là "đi về bên tay phải" của mình, do vậy cách hiểu nôm na là lấy bên phải để làm chuẩn cho các tín hiệu. Khi đó , luật sẽ rất rắc rối; Khi thì cấm bên trái, lúc thì cấm bên phải....sẽ làm cho người chấp hành khó nhớ, lẫn lộn, băn khoăn, lưỡng lự , mất an toàn khi tham gia gt

1- Nhà cháu chẳng khai thác yếu tố gì cả. Thấy luật quy định thiếu thì góp ý để các bác trên cao sớm bổ sung cho dủ, cho đúng thôi.
Và cũng để các kụ mợ khác hiểu đúng câu chữ của luật, đừng để xxx suy diễn con mèo thành con chó, rồi phạt ép người dân theo ý muốn chủ quan, trái quy định của pháp luật.

2- Luật Xử lý VPHC cũng quy định "chỉ xử phạt với những lỗi do luật pháp quy định". Nếu vạch liền 1.2 không có chức năng cấm phương tiện đi bên trái nó, thì xxx không thể dùng vạch 1.2 làm cơ sở để phạt lái xe lỗi sai làn.
Muốn cấm xe đi bên trái vạch 1.2 thì phải bổ sung luật. Cụ thể, phải bổ sung chức năng thứ 2 cho vạch liền 1.2, như quy định tại CƯV, như trích luật dưới đây.

---------------

Trích luật:

2/
Trong khi Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB quy định rất rõ chức năng thứ ② cho vạch liền kẻ giữa 2 chiều xe ngược nhau là "phương tiện không được lưu thông ở phía bên kia vạch (tức phía bên trái vạch, theo kiểu lưu thông tay phải của VN)", thì trong luật Vn lại không hề nhắc đến chức năng này.
Do vậy, cần phải sớm bổ sung để có thể điều chỉnh giao thông đúng luật, tránh phải suy diễn lỗi theo kiểu "không có chó thì bắt mèo ăn mứt".



Cụ Chã lại xăm xoi câu chữ đoạn này rồi, cái quy chuẩn mới em cũng chưa đọc hết, nhưng đoán là có phần nào đó nói thêm về vấn đề này chứ nhỉ. Còn đi bên trái vạch liền thì lại thành đi ngược chiều rồi, có đúng không ạ? Trong côgn ước viên kia nói rõ và dễ hiểu hơn :D
Nhà cháu đang mong các kụ mợ bổ sung cho phần chữ đậm trong còm của kụ đấy.
.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

VietLH

Đi bộ
Biển số
OF-180707
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
5
Động cơ
336,450 Mã lực
Em thấy không cấm đi bên trái vạch liền thì ở đoạn cao tốc Yên Bái Lào Cai mới vượt được xe chứ, vì khi đa phần vượt xong thì đã hết vạch đứt, phải đi bên trái vạch liền sau đó đè lên vạch liền để quay lại làn của mình, nếu cấm đi bên trái thì phải quay lại làn ngay rất nguy hiểm

Trong forum cũng có nói đến vấn đề này rồi cụ:

https://www.otofun.net/threads/vuot-xe-dung-luat-tren-duong-cao-toc-noi-bai-lao-cai-nhu-the-nao.746331/

Ảnh minh họa:

 

Mít đen

Xe tăng
Biển số
OF-392043
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,155
Động cơ
247,994 Mã lực
Tuổi
44
Trong tình huống minh hoạ 2 của cụ chủ em có ý kiến thế này.
1. Vạch 1.2 dùng để "phân chia 2 chiều xe chạy" - đường đã đc chia rồi nhé.
2. Cụ nói đi vạch chỉ cấm lấn làn, đè vạch nhưng tác dụng chính của nó là ý 1 của em.
Vậy nên khi vẽ vạch đó trong tình huống 2 của cụ nghĩa là đã có sự phân chia phần đường xe chạy thành 2 chiều. Khi cụ đi bên trái vạch cùng chiều với bên phải vạch thì rõ ràng là cụ "đi không đúng phần đường" rồi
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

2- Nhiều người hay viện dẫn và suy diễn câu luật "xe không được lấn làn, không được đè lên vạch (liền)" để khép các xe đi bên trái vạch liền vào lỗi "đi sai làn đường, phần đường quy định".
Nhưng cách suy diễn như vậy là khiên cưỡng, không đúng luật.


.
Em lại thấy cách lập luận của cụ trong thớt này lại có tính "khiên cưỡng" và "suy diễn".

1. Việc cụ trích CU để làm rõ ý nghĩa của vạch 1.2, 1.3 là rất tốt. Nhưng cụ lại "khiên cưỡng" cho rằng phải diễn tả như CU mới là rõ. Cùng một mục tiêu có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau.

2. Cụ đã mắc lỗi "suy diễn" khi lấy một câu luật "xe không được lấn làn, không được đè lên vạch" của vạch 2.2 trong "nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều" áp vào vạch 1.2, 1.3 trong "nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy". Cụ đã bỏ qua ý nghĩa khác nhau của hai cụm từ "phân chia hai chiều xe chạy" và "phân chia các làn xe chạy cùng chiều". Cụm từ "xe không được lấn làn" chỉ quy định là không được đi vào chỗ đó thôi chứ không có nghĩa gì về việc chỗ đó có được đi vào hay không.


Quay lại vấn đề chính đó là xác định hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" trong tình huống vi phạm quy định của vạch 1.2, 1.3.
Điều 53 của QC
"53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng.

53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng."

Khi đã "quy định các phần đường khác" thì phải có mục đích sử dụng khác nhau nếu không thì việc "quy định các phần đường khác" chẳng để làm gì.
Một cái "vạch phân chia hai chiều xe chạy" đã quy định phần đường của mỗi chiều xe. Xe chay chiều nào đã có phần của chiều đấy không thể tùy ý sử dụng nếu không thì không còn ý nghĩa phân chia nữa. Việc sư dụng phần không được phân phải có điều kiện.

Cũng là "lấn làn" nhưng lấn qua vạch 2.2 thì lấn vào phần được chia cho mình còn lấn qua vạch 1.2, 1.3 thì lại lấn vào phần không được chia cho mình trong trường hợp quy định là không được lấn. Đây đúng là hành vi "đi không đúng phần đường quy định"

Khi lấn qua vạch 1.1 thì cũng là lấn vào phần không được chia cho mình nhưng trường hợp này quy định được lấn. Đây không phải là hành vi "đi không đúng phần đường quy định"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,743
Động cơ
630,569 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em lại thấy cách lập luận của cụ trong thớt này lại có tính "khiên cưỡng" và "suy diễn".

1. Việc cụ trích CU để làm rõ ý nghĩa của vạch 1.2, 1.3 là rất tốt. Nhưng cụ lại "khiên cưỡng" cho rằng phải diễn tả như CU mới là rõ. Cùng một mục tiêu có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau.

2. Cụ đã mắc lỗi "suy diễn" khi lấy một câu luật "xe không được lấn làn, không được đè lên vạch" của vạch 2.2 trong "nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều" áp vào vạch 1.2, 1.3 trong "nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy". Cụ đã bỏ qua ý nghĩa khác nhau của hai cụm từ "phân chia hai chiều xe chạy" và "phân chia các làn xe chạy cùng chiều". Cụm từ "xe không được lấn làn" chỉ quy định là không được đi vào chỗ đó thôi chứ không có nghĩa gì về việc chỗ đó có được đi vào hay không.


Quay lại vấn đề chính đó là xác định hành vi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" trong tình huống vi phạm quy định của vạch 1.2, 1.3.
Điều 53 của QC
"53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng.

53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng."

Khi đã "quy định các phần đường khác" thì phải có mục đích sử dụng khác nhau nếu không thì việc "quy định các phần đường khác" chẳng để làm gì.
Một cái "vạch phân chia hai chiều xe chạy" đã quy định phần đường của mỗi chiều xe. Xe chay chiều nào đã có phần của chiều đấy không thể tùy ý sử dụng nếu không thì không còn ý nghĩa phân chia nữa. Việc sư dụng phần không được phân phải có điều kiện.

Cũng là "lấn làn" nhưng lấn qua vạch 2.2 thì lấn vào phần được chia cho mình còn lấn qua vạch 1.2, 1.3 thì lại lấn vào phần không được chia cho mình trong trường hợp quy định là không được lấn. Đây đúng là hành vi "đi không đúng phần đường quy định"

Khi lấn qua vạch 1.1 thì cũng là lấn vào phần không được chia cho mình nhưng trường hợp này quy định được lấn. Đây không phải là hành vi "đi không đúng phần đường quy định"
Xin cảm ơn kụ redTop.

1- Nhà cháu đọc còm của kụ với nhiều ngạc nhiên.
Nhà cháu chỉ dám đoán mò rằng kụ RedTop đã đọc rất kỹ nội dung của CƯV, và đã đọc đi đọc lại nhiều lần, thì mới viết được một còm vừa dài vừa hùng hồn đến như thế.
Tuy nhiên, vì cách kụ hiểu CƯV hoàn toàn khác với cách nhà cháu hiểu CƯV, càng trao đổi càng xa nhau. Để khỏi loãng thớt, sa đà sang các nội dung khác, nhà cháu mạn phép không tiếp tục ở thớt này với các nội dung kụ đã nêu. Mong kụ hết sức thông cảm giúp.

2- Còn với các kụ OF nào chưa đọc, hoặc mới đọc lướt qua CƯV, nhưng có quan tâm và muốn tìm hiểu nó, thì nhà cháu xin được gạch đầu dòng mấy nét chính như sau về những yêu cầu chính đối với một quốc gia thành viên khi đã đồng ý trở thành thành viên của CƯV, như nêu tại 2 còm dưới đây.
.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top