Vào tưởng có gì hay, hóa ra lại chẳng có gì hay cả. Trước khi đi ra em gửi lại mấy dòng để các cụ đọc giải trí là chính.
Giờ cứ ai không chửi sẽ bị gán mác AK47 hoặc DLV 3 củ đúng không nhỉ ? em thấy dạo này trào lưu toàn thế.
Ngoài ra xin thưa một số cụ dẫn luật ở trên mà có vẻ không hiểu về luật lắm. Ví như vụ mấy ông nghị bấm nút hộ mà lại lôi điều luật về "bầu cử" ra để xử thì đích thị là ngẫn thật rồi. Đơn giản vì đọc thấy có vẻ liên quan nhưng không hiểu bản chất
ông nghị bấm hộ đấy có phải ông ý đang "bầu cử" không ??
Cũng xin thưa thêm với các cụ, ai biết tý tẹo về luật đều hiểu rằng: luật có chung có riêng, trong trường hợp luật chung không quy định thì tìm luật riêng để xử lý, nếu cả luật chung và luật riêng đều quy định thì ưu tiên áp dụng luật riêng. Như lập luận của một số cụ, những điều trong luật ANM đều đã được quy định trong luật HS, DS rồi nên không cần nữa. Nếu đúng thế thì cụ nào nói câu đấy cho em hỏi: luật dân sự đã có quy định về hợp đồng, về mua bán hàng hóa cớ sao lại sinh luật thương mại ? luật dân sự đã quy định về loại hình kinh doanh cớ sao lại sinh luật doanh nghiệp ? (cụ nào biết về luật đều hiểu em nói luật riêng chính là "luật chuyên ngành" ). Vì vậy với một môi trường có tính đặc thù như môi trường Internet tại sao lại không nên có luật riêng ? Môi trường ín tờ nét hiện đang là một môi trường mà đúng là ai thích làm gì thì làm, kể cả lừa đảo và tung tin không có thật nhằm tạo dư luận để mưu cầu bất chính, và luật ANM góp phần làm các đối tượng này trước khi làm phải ngó trước, nhìn sau vì sắp qua rồi cái thời thích làm gì thì làm trên internet, vì có luật ANM những đối tượng này hoàn toàn có thể mang xử lý được.
Còn cụ nào lôi luật HS ra bảo đủ hết rồi, em cũng lại xin thưa là có nhưng chưa đủ. Luật HS có quy định về cấu thành tội phạm rất rõ ràng, muốn xử lý theo một tội nào thì phải thỏa mãn các cấu thành của tội đó, không phải nhìn na ná là áp vào được. Luật HS quy định nhiều về hành vi và không phải cái nào làm trên môi trường in tơ nét đều quy thành hành vi như luật HS được. Luật HS quy định hay có đoạn: "... người nào . . ." vậy các bác hiểu cái từ "người nào" này như thế nào ??? Em giả nhời luôn, luật HS có 2 đối tượng hiểu kiểu "người nào" là thể nhân và pháp nhân, dưng lúc nào hiểu là thể nhân lúc nào hiểu là pháp nhân cũng lại là một câu chuyện để tranh luận chán chê. Không phải tự nhiên những vụ gây ô nhiễm môi trường không xử lý hình sự pháp nhân được ? trong khi mong muốn của không chỉ em mà nhiều người khác là bọn pháp nhân lếu láo đấy phải xử lý hình sự.
Em là dân thường, em cũng đàng hoàng như phần lớn dân thường khác và em chả ngại gì cái luật ANM này cả, bình thường như cân đường hộp sữa và chẳng ảnh hưởng gì đến bát cơm của em.
Tự do không có nghĩa là "tự do quá trớn" là thích làm gì thì làm.
Các bác cứ chê mình, dưng cụ nào thích ngâm luật với thể chế chính trị đều thấy rằng: mô hình nhà nước của VN có nhiều điểu giống thể chế Cộng Hòa nghị viện của Đức, về kiểu quy định trong luật pháp thì giống Pháp (luật quy định chung chung và sau đó hướng dẫn, ngược lại với Đức cái gì cũng quy định chi tiết trong luật).
Còn vùng đất tự do - nước Mẽo, các bác có thể không thích Trump, chửi Trump, được, không sao, dưng thử chống phá chính quyền hợp củng cuốc hoa cầy xem
-> đời không phải là mơ ạ.
Em cũng thấy trên này có một số cụ hiểu luật, thậm chí còn rành luật nhưng không tham gia bởi theo em hiểu cái gì cũng có giá của nó ạ. Giá đó có thể là chi phí, là công sức, là bạc tóc, là mất ăn mất ngủ . . . chứ không có tư vấn suông, bởi để họ tư vấn là phải giả xiền. E cũng có bạn làm LS thành viên cty luật của Mẽo, rất ít nói, không fb, không mạng xã hội và mỗi lần để họ nói về 1 vấn đề pháp luật nào đấy nghĩa là người nghe phải trả họ nhiều xiền, hoặc chí ít người nghe đó là bạn bè, người thân quen lắm. (em cho đấy là sự chuyên nghiệp trong nghề nghiệp).
Chứ còn những người hay chém gió về luật kiểu như những gì em đang viết đây, hay như em thì thường không hiểu gì về luật lá cả.
Duyên của em với tốp píc đến đây là hết. Em biến, chào các cụ thân ái và quyết thắng.