- Biển số
- OF-201893
- Ngày cấp bằng
- 13/7/13
- Số km
- 48
- Động cơ
- 322,280 Mã lực
Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia vừa đề xuất việc tịch thu phương tiện đối với người uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Một số ý kiến cho rằng việc làm này vi phạm hiến pháp về quyền sở hữu của công dân, phát sinh tranh chấp khi xe không chính chủ, một số ý kiến khác cho rằng cần phạt nặng, bỏ tù người vi phạm . Tất cả những ý kiến này hoàn toàn sai lầm, nguy hiểm, không khả thi, còn việc tịch thu phương tiện là một biện pháp hoàn toàn hợp lý, nhân đạo, dễ thực hiện .
Trước hết, việc tịch thu phương tiện là hợp hiến, vì có thế thì cảnh sát mới có căn cứ để tịch thu phương tiện, ví dụ, đua xe trái phép. Nếu nó không hợp hiến , thì cảnh sát đã không thể thực hiện từ lâu rồi. Cụ thể hơn, trong nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển vi phạm quy định buông hai tay, dùng chân điều khiển xe, năm trên yên điều khiển xe, … đều có thể bị tịch thu phương tiện.
Có thể thấy, hành vi điều khiển phương tiện khi say rượu là một hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện, và cho người khác. Hậu quả của nó hết sức nguy hại, nều một người tử vong dù đó là ai (người điều khiển phương tiện hoặc người khác) mà là lao động trong nhà, thì cả nhà đó sẽ khôgn còn gì để sống, sẽ lao vào cảnh khốn cùng.
Hành vi phạm tội này gồm 2 yếu tố: say rượu (1) và lái xe (2). Nếu say rượu không lái xe, bạn không vi phạm , và nếu lái xe nhưng không say rựou bạn cũng không vi phạm. Như vậy, rõ ràng là xe là vật tham gia vào hành vi vi phạm , là công cụ thực hiện hành vi vi pham, vì nếu không có xe, bạn không thể vi phạm được.
Từ những lý luận trên, việc thu xe là hoàn toàn có sơ sở pháp lý, không vi phạm gì quyền sở hữu của công dân, cũng như hợp lý vì xe là công cụ thực hiện hành vi vi phạm.
Có những ý kiến cho rằng cần phạt thật nặng, ví dụ 8-10 triệu. Thực ra thì số tiền này cũng bằng giá của 1 chiếc xe máy bây giờ. Nhưng đối với người giàu, phạt 8-10 triệu không có nhiều ý nghĩa với họ, và hậu quả là chỉ tác động tới người nghèo. Như vậy vô hình chúng ta gây ra sự bất công. Ngoài ra, có nhiều người không có tiền mặt nộp phạt, nên pháp luật sẽ không còn tình nghiêm minh nữa.
Một số người lo ngại rằng sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khi xe là xe đi mượn hoặc thuê. Cần lưu ý rằng, khi mượn hoặc thuê, mà chiếc xe được sử dụng để phạm tội, vì vẫn bị tịch thu từ trước tới nay (như lái xe dùng xe của chủ để buôn lậu ma tuý, sử dụng xe mượn để đi cướp). Cho nên, không có gì mới mẻ trong việc tịch thu phương tiện của người say, và xã hội vẫn vận động bình thường từ trước tới nay khi xe đi mượn bị tịch thu, luật cũng đã có để giải quyết. Mặt khác, pháp luật do chúng ta đặt ra, có thể bổ sung để giải quyết các tình huống phát sinh, hoàn thiện dần. Không có gì mới ra đời mà hoàn thiện ngay cả. Không vì sợ phức tạp mà chúng ta bỏ qua một giải pháp đúng đắn như thế này.
Có người lý sự rằng cái xe có biết uống rượu đâu mà bắt, cái xe đâu có vi phạm, chỉ có người vi phạm. Vậy thì khẩu súng đâu có vi phạm luật, nó có tự bắn được đâu, nhưng khi cướp dùng súng thì đương nhiên khẩu súng phải bị giữ, đua xe cũng bị tịch thu xe chả lẽ vì xe đó tự lái? Tất cả đồ vật tự nó không làm gì được cả đều phải có con người sử dụng , nếu cứ suy nghĩ như vậy, thì không có vật nào có thẻ bị tịch thu, giữ cả, chỉ có con người và như vậy là hoàn toàn sai lầm.
Lại cũng có vị lý luận đơn giản rằng với nhiều người cái xe là cả một tài sản, chỉ vì một chút rượu mà tịch thu thì họ sẽ thế nào. Sự lý luận này hết sức nguy hại, vì: thứ nhất, người có nồng độ cồn cao tới mức bị thu xe thì không thể gọi là "một chút rượu được", thứ hai, chỉ vì "một chút rượu" mà có một vụ tai nạn giao thông, một người chết và một gia đình tan nát, cũng chỉ vì "một chút rượu" mà anh em bạn bè đánh nhau, nhẹ thì vỡ đầu, nặng thì chết người. Lý luận "một chút rựou" là hết sức sơ sài, xuê xoã, đồng loã với cái xấu.
Một số nhà làm luật cho rằng cần hình sự hoá và bỏ tù người say rượu lái xe như nhiều nước trên thế giới đang làm. Có thể thấy đây là ý kiến nông cạn,thiếu tính khả thi và vô nhân đạo. Chúng ta biết rằng số người vi phạm luật ở VN còn rất cao, chứ không phải rất ít (hoặc gần như không ở nhiều nước phát triển). Nếu bỏ tù, thì lấy đâu ra thẩm phán, toà án mà xử, nhà tù lấy đâu ra chỗ chứa? Không những thế, 1 lần ở tù, hậu quả là vô cùng. ở tù có nghĩa la ngừoi đó mất cơ hội lao động, ở tù nghĩa là sau này dòng sơ yếu lí lịch đi xin việc của bạn sẽ có 1 dòng: từ ngày … đến ngày… ở tù? Người tuyển dụng lao động sẽ nghĩ gì? Rồi mọi hồ sơ giấy tờ đều có dòng ở tù đó, cả đời con người đó sẽ phải sống trong cái tiếng “ở tù”? Khi họ muốn xin visa đi du học, hay du lịch, họ sẽ khai “đã từng ở tù từ ngày này đến ngày này..” và các đại sứ quán duyệt hồ sơ sẽ nhìn họ bằng con mắt khác. Thật là một ý kiến quá ngắn hạn và thiếu nhân tính, ảnh hưởng tới cả một đời người dằng dặc.
Lại có vị kêu rằng thu xe thì không chính đáng vì hậu quả xe đắt xe rẻ đối với người ngày khác người kia, và cho rằng cần phạt tiền mới công bằng. Xin thưa, không có hình phạt nào là hậu quả giống nhau với mọi người. Phạt tiền 10 triệu người thất nghiệp hậu quả không thể giống với phạt cùng số tiền đó một ông giám đốc, mặc dù cả hai cùng say rượu lái xe. Ngay cả khi phạt tù, thì hệ quả đối với 1 người đang không có việc làm cũng khác với hệ quả của một người đang làm trong hệ thống chính quyền.
Trong khi đó, tịch thu phương tiện tuy họ mất tiền, nhưng họ được an toàn , họ sẽ đi làm lại, họ không phải khai dòng “ở tù” trên mọi thứ giấy tờ. Cứ cho là mất cái cần câu cơm một lần, nhưng họ vẫn còn cơ hội, chứ không phải ăn cơm tù và treo cái tiếng tù cả đời, như cái ý kiến vô nhân đạo của những người thiển cận học luật trên kia: chặn cả tương lai của một con người.
Nói tóm lại, đề xuất của uỷ ban an toàn giao thông là hết sức nhân tính, hợp lý và khả thi. Hy vọng nó sẽ sơm được thực hiên góp phần hạn chế tối đa tai nạn giao thông đang là vấn nạn hiện nay ở nước ta.
Một số ý kiến cho rằng việc làm này vi phạm hiến pháp về quyền sở hữu của công dân, phát sinh tranh chấp khi xe không chính chủ, một số ý kiến khác cho rằng cần phạt nặng, bỏ tù người vi phạm . Tất cả những ý kiến này hoàn toàn sai lầm, nguy hiểm, không khả thi, còn việc tịch thu phương tiện là một biện pháp hoàn toàn hợp lý, nhân đạo, dễ thực hiện .
Trước hết, việc tịch thu phương tiện là hợp hiến, vì có thế thì cảnh sát mới có căn cứ để tịch thu phương tiện, ví dụ, đua xe trái phép. Nếu nó không hợp hiến , thì cảnh sát đã không thể thực hiện từ lâu rồi. Cụ thể hơn, trong nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển vi phạm quy định buông hai tay, dùng chân điều khiển xe, năm trên yên điều khiển xe, … đều có thể bị tịch thu phương tiện.
Có thể thấy, hành vi điều khiển phương tiện khi say rượu là một hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện, và cho người khác. Hậu quả của nó hết sức nguy hại, nều một người tử vong dù đó là ai (người điều khiển phương tiện hoặc người khác) mà là lao động trong nhà, thì cả nhà đó sẽ khôgn còn gì để sống, sẽ lao vào cảnh khốn cùng.
Hành vi phạm tội này gồm 2 yếu tố: say rượu (1) và lái xe (2). Nếu say rượu không lái xe, bạn không vi phạm , và nếu lái xe nhưng không say rựou bạn cũng không vi phạm. Như vậy, rõ ràng là xe là vật tham gia vào hành vi vi phạm , là công cụ thực hiện hành vi vi pham, vì nếu không có xe, bạn không thể vi phạm được.
Từ những lý luận trên, việc thu xe là hoàn toàn có sơ sở pháp lý, không vi phạm gì quyền sở hữu của công dân, cũng như hợp lý vì xe là công cụ thực hiện hành vi vi phạm.
Có những ý kiến cho rằng cần phạt thật nặng, ví dụ 8-10 triệu. Thực ra thì số tiền này cũng bằng giá của 1 chiếc xe máy bây giờ. Nhưng đối với người giàu, phạt 8-10 triệu không có nhiều ý nghĩa với họ, và hậu quả là chỉ tác động tới người nghèo. Như vậy vô hình chúng ta gây ra sự bất công. Ngoài ra, có nhiều người không có tiền mặt nộp phạt, nên pháp luật sẽ không còn tình nghiêm minh nữa.
Một số người lo ngại rằng sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khi xe là xe đi mượn hoặc thuê. Cần lưu ý rằng, khi mượn hoặc thuê, mà chiếc xe được sử dụng để phạm tội, vì vẫn bị tịch thu từ trước tới nay (như lái xe dùng xe của chủ để buôn lậu ma tuý, sử dụng xe mượn để đi cướp). Cho nên, không có gì mới mẻ trong việc tịch thu phương tiện của người say, và xã hội vẫn vận động bình thường từ trước tới nay khi xe đi mượn bị tịch thu, luật cũng đã có để giải quyết. Mặt khác, pháp luật do chúng ta đặt ra, có thể bổ sung để giải quyết các tình huống phát sinh, hoàn thiện dần. Không có gì mới ra đời mà hoàn thiện ngay cả. Không vì sợ phức tạp mà chúng ta bỏ qua một giải pháp đúng đắn như thế này.
Có người lý sự rằng cái xe có biết uống rượu đâu mà bắt, cái xe đâu có vi phạm, chỉ có người vi phạm. Vậy thì khẩu súng đâu có vi phạm luật, nó có tự bắn được đâu, nhưng khi cướp dùng súng thì đương nhiên khẩu súng phải bị giữ, đua xe cũng bị tịch thu xe chả lẽ vì xe đó tự lái? Tất cả đồ vật tự nó không làm gì được cả đều phải có con người sử dụng , nếu cứ suy nghĩ như vậy, thì không có vật nào có thẻ bị tịch thu, giữ cả, chỉ có con người và như vậy là hoàn toàn sai lầm.
Lại cũng có vị lý luận đơn giản rằng với nhiều người cái xe là cả một tài sản, chỉ vì một chút rượu mà tịch thu thì họ sẽ thế nào. Sự lý luận này hết sức nguy hại, vì: thứ nhất, người có nồng độ cồn cao tới mức bị thu xe thì không thể gọi là "một chút rượu được", thứ hai, chỉ vì "một chút rượu" mà có một vụ tai nạn giao thông, một người chết và một gia đình tan nát, cũng chỉ vì "một chút rượu" mà anh em bạn bè đánh nhau, nhẹ thì vỡ đầu, nặng thì chết người. Lý luận "một chút rựou" là hết sức sơ sài, xuê xoã, đồng loã với cái xấu.
Một số nhà làm luật cho rằng cần hình sự hoá và bỏ tù người say rượu lái xe như nhiều nước trên thế giới đang làm. Có thể thấy đây là ý kiến nông cạn,thiếu tính khả thi và vô nhân đạo. Chúng ta biết rằng số người vi phạm luật ở VN còn rất cao, chứ không phải rất ít (hoặc gần như không ở nhiều nước phát triển). Nếu bỏ tù, thì lấy đâu ra thẩm phán, toà án mà xử, nhà tù lấy đâu ra chỗ chứa? Không những thế, 1 lần ở tù, hậu quả là vô cùng. ở tù có nghĩa la ngừoi đó mất cơ hội lao động, ở tù nghĩa là sau này dòng sơ yếu lí lịch đi xin việc của bạn sẽ có 1 dòng: từ ngày … đến ngày… ở tù? Người tuyển dụng lao động sẽ nghĩ gì? Rồi mọi hồ sơ giấy tờ đều có dòng ở tù đó, cả đời con người đó sẽ phải sống trong cái tiếng “ở tù”? Khi họ muốn xin visa đi du học, hay du lịch, họ sẽ khai “đã từng ở tù từ ngày này đến ngày này..” và các đại sứ quán duyệt hồ sơ sẽ nhìn họ bằng con mắt khác. Thật là một ý kiến quá ngắn hạn và thiếu nhân tính, ảnh hưởng tới cả một đời người dằng dặc.
Lại có vị kêu rằng thu xe thì không chính đáng vì hậu quả xe đắt xe rẻ đối với người ngày khác người kia, và cho rằng cần phạt tiền mới công bằng. Xin thưa, không có hình phạt nào là hậu quả giống nhau với mọi người. Phạt tiền 10 triệu người thất nghiệp hậu quả không thể giống với phạt cùng số tiền đó một ông giám đốc, mặc dù cả hai cùng say rượu lái xe. Ngay cả khi phạt tù, thì hệ quả đối với 1 người đang không có việc làm cũng khác với hệ quả của một người đang làm trong hệ thống chính quyền.
Trong khi đó, tịch thu phương tiện tuy họ mất tiền, nhưng họ được an toàn , họ sẽ đi làm lại, họ không phải khai dòng “ở tù” trên mọi thứ giấy tờ. Cứ cho là mất cái cần câu cơm một lần, nhưng họ vẫn còn cơ hội, chứ không phải ăn cơm tù và treo cái tiếng tù cả đời, như cái ý kiến vô nhân đạo của những người thiển cận học luật trên kia: chặn cả tương lai của một con người.
Nói tóm lại, đề xuất của uỷ ban an toàn giao thông là hết sức nhân tính, hợp lý và khả thi. Hy vọng nó sẽ sơm được thực hiên góp phần hạn chế tối đa tai nạn giao thông đang là vấn nạn hiện nay ở nước ta.