[Funland] Luận bàn về việc cho con học tiếng anh như thế nào?

Hạnh TTM

Xe tải
Biển số
OF-470729
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
306
Động cơ
202,832 Mã lực
Tuổi
34
Cấp mấy ko quá quan trọng đâu cụ, quan trọng là cháu nó đủ tuổi để hiểu ngữ pháp (tầm lớp 6), cho cháu nó nền tảng ngữ pháp, đọc các truyện cổ tích bằng tiếng anh và nếu bố mẹ giúp cháu học thuộc lòng các đoạn văn trong truyện thì cực tuyệt vời. Lên cấp 3 là trình tiếng anh của cháu nó vượt bố mẹ, tự nó có thể tự luyện IELTS xin học bổng này kia rồi.

Ngữ pháp đừng học khó làm gì, nhưng phải theo căn bản, tầm intermediate là thừa đủ cho nhu cầu cuộc sống (dĩ nhiên nếu muốn điểm cao IELTS thì phải nâng cao hơn nhưng lúc đó người học có nền tảng vững rồi thì thích thú và tự học).

Đánh vào tâm lý phụ huynh cứ nghĩ rằng trẻ em còn bé phát âm tốt thì mai này cứ thế tốt thì đúng là phụ huynh gà :)) thừa tiền và muốn tống nó đi học để đỡ phải trông coi thì cũng đc :))
Cụ nói đúng quá ạ. Nhà em mọi người xung quanh cứ hỏi sao ko cho con đi học tiếng anh. Em bảo thẳng tiền học mấy cái trung tâm tiếng anh vớ vẩn từ lúc bé tí em tích lại lớn tầm lớp 7 lớp 8 đầu tư mạnh mẽ khoảng 2 năm để học ngữ pháp viết luận thật chắc sau học phát âm sau còn hơn. Em rút kinh nghiêm của em mà ra, hồi cấp 2 em máu thi chuyên ngữ cấp 3 nên tập trung học tiếng anh kinh khủng, mặc dù trượt chổng vó do dốt văn. Nhưng kiên thức học lúc đó đủ để em học xong đại học gần như ít sử dụng tiếng anh mà sau khi ôn khoảng 3 ngày vẫn thì toeic đc gần 600, để đem đi xin việc loè thiên hạ. Giờ rơi rụng gần hết nhưng những cái căn bản nhất thì vẫn nhớ đủ để thi thoảng đọc phụ đề thì hiểu, chứ lâu ko nghe thì ko phản xạ kịp. Bạn bè em gần như lúc học xong đại học mới đi học điều chỉnh phát âm. Vậy nên cứ để cho con chơi, chứ em thấy như con em trên lớp chả hiểu bắt học tiếng anh với ng nc ngoài kiểu gì giờ về nó phát âm như tiếng anh thái lan làm em cười đau cả ruột.
 

oto4funhn

Xe tăng
Biển số
OF-392463
Ngày cấp bằng
17/11/15
Số km
1,603
Động cơ
252,260 Mã lực
2 ku nhà em xác định chạy Grab, hoặc xe ôm công nghệ nên học tiếng Anh cũng chả để làm gì!
 

ATNH

Xe buýt
Biển số
OF-380232
Ngày cấp bằng
30/8/15
Số km
745
Động cơ
253,149 Mã lực
Thớt hay e hóng kinh nghiệm
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,704
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cho học trung tâm nói chuyện với tây, về thực hành với em.
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
347
Động cơ
166,682 Mã lực
Ở đây chắc toàn các cụ mợ con còn nhỏ và là con đầu. Con em đang du học năm nhất rồi. Em xin khẳng định là tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm càng tốt, như một thứ sinh ngữ càng tốt. Con nhà em từ mẫu giáo 3 tuổi có Tây đến trường chơi 3 tiết một tuần. Con rất thích kiểu vui vẻ đó nên chả nghĩ ngợi phân biệt tiếng Anh hay Việt. Bố mẹ cũng cứ lẳng lặng quan sát chứ tuyệt đối ko bao giờ dùng chữ “học”. Nên cu cậu cứ tự nhiên vui chơi và xem phim tiếng Anh mà thậm chí ko nhận ra mình đang xem và nói thứ ngôn ngữ khác. Đến hết mẫu giáo em sợ đứt mạch (vì xác định học trường công) ko học quốc tế), em kiếm trung tâm lẳng vào tuần 2 buổi. Cũng tuyệt đối ko nói nửa câu, ko bao giờ hỏi bài. Ko phải vì vc em ko bi bô hay viết lâch giao tiếp được đâu nhé. Mà vì em muốn con học thẳng từ gốc cho nó chuẩn cảm thụ của nó. Đến lớp 4 em mới tăng cường độ, lẳng sang một trung tâm khác (cũng vẫn Tây dạy) nhưng bắt đầu đọc câu cú, bắt đầu tý ngữ pháp. Vì học liên tục từ nhỏ nên lúc nào cu cậu cũng được xếp vào lớp với tụi lớn tuổi hơn 1-2 lớp. Đến lớp 7 thì kiểu học đó cũng bắt đầu chạm ngưỡng. Vì em biết học loằng ngoằng kiểu đó đến vậy là hết. Lớp 8 em bắt đầu cho học toefl primary kiểu trẻ con. Lớp 9 nghỉ ngừng 1 năm lấy sức thi chuyển cấp.

Nói chung cả quá trình học trung tâm nọ kia này con liên tục ở nhà chỉ xem phim hoạt hình và các kênh nước ngoài (tự nó thấy hay nên nó thích thế). Mà đây mới là yếu tố chính góp phần giúp con có thứ tiếng Anh có lẽ là “như Tây”.

Lớp 10 thi xong quay lại học tiếp toefl, lớp 11 học SAT, lớp 12 làm hồ sơ du học.

Giờ sang học năm thứ nhất em quan sát thấy thế này: bạn nào học chuyên ngoại ngữ, hoặc có tiếng Anh thực sự thì hoà nhập kết bạn dễ. Các bạn trong nước học chuyên tự nhiên, các bạn ko học chuyên ngữ dù thi tiếng Anh IELTS mấy chấm hay gì đi nữa sang đến nơi vẫn ko sống và học trọn vẹn bằng thứ tiếng đó. Các cụ đừng nhìn vào đuểm, điểm chỉ là một phần tý tẹo thôi. Chương trình học có rất nhiều môn bắt buộc, phải học như kiểu triết học, nhân học, lý sự này nọ loằng ngoằng (học kỹ thuật cũng vẫn phải học mấy môn đó) là các bạn này stress luôn vì nghe choáng váng ko hiểu hết. Tuần đọc mấy trăm trang chi chít chữ lại càng sốc nữa. Khéo ngồi tra từ hết ngày đừng nói đọc hiểu sâu. Rồi còn viết luận nữa, ở nhà lúc nộp hồ sơ còn có trung tâm tư vấn đỡ cho, sang đó tự viết là chết sặc.

Thỉnh thoảng có mấy đứa bạn học trong nước khoe đoạn bài tiếng Anh, em lại thấy thằng con em nó im chả dám nói gì. Em biết là nó buết tiếng Anh các bạn rất là khó nói và tất nhiên chả dám nói.

Ngoài ra khi đi du học khi ko tự tin về tiếng thì chỉ chơi loanh quanh trong nhóm Việt, có giao lưu với hội nước ngoài cũng khó kết thâm sâu vì chả hiểu hết được nhau. Chỉ chào hỏi hay tán gẫu vài câu dễ nghe thôi, sâu hơn là ko hiểu hết ý tứ. Nên vì khối lượng bài vở nhiều, lại ko có bạn giao du nên khá dễ trầm cảm. Em nói thật nhiều bố mẹ không hiểu được những cái kín đáo đó để hiểu cuộc sống con phải trải qua đâu. Lúc này em mới nhìn lại cả quá trình chuẩn bị cho con từ lúc bé và thấy nó đáng giá vô cùng (con em ko học chuyên ngữ đâu nhé).

Não trạng ngôn ngữ của trẻ sau 12 tuổi là bị cứng. Các cụ đừng để con phí giai đoạn vàng hồn nhiên trước đó, ko bao giờ lấy lại được đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Happymom

Xe buýt
Biển số
OF-446595
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
628
Động cơ
37,375 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, VNM
Cụ Aline chia sẻ kinh nghiệm hay quá. Giờ lớp trẻ hơn con cụ nó học nhanh hơn rồi. Lơps 1 thì flyers 14/15 dự toelf khoảng lớp 5 là cùng. Em cũng cho nó tiếp xúc TA từ khi bập bẹ nên nó không phân biết TA là ngoại ngữ. Chứ để tầm 5-6t biết TV rồi học khó hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top