[Funland] Lựa chọn công nghệ Trung Quốc- Đường sắt Bắc Nam tốn bao nhiêu?

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,013
Động cơ
80,844 Mã lực
Mấy hôm nay em thấy Dân mạng chửi ầm ỹ về việc quyết định thông qua Đường sắt cao tốc Bắc nam. Chung quy lại vẫn thói auto chửi của người Việt, sợ bị ăn chặn, ghét cay đắng TQ nên chửi thôi.
Qua tìm hiểu em thấy nếu tàu cao tốc của TQ có phần hơn các nước có công nghệ tàu cao tốc khác, giá thành cũng thấy rẻ, sao mình ko lựa chọn mà lại chọn công nghệ cũ của một nước châu âu hoặc Nhật? Hay sợ dân chửi.
Nếu theo bài báo dưới thì tàu cao tốc của TƯ chỉ mất có 19-21tr $ cho 1 km. Với chiều dài đất nước chỉ hết có 30 tỷ đô.
Giai đoạn 1:
- Hà nội-Vinh: 300km*20=6 tỷ đô.
- Nha trang- Sài gòn= 370*20=7,4 tỷ.
- Dự phòng: 1,6 tỷ
-Tổng 15 tỷ.
Nếu là trong 5-7 năm, vốn đối ứng trong nước là 20-30% Thì mỗi năm chỉ phải chi chưa đến 1 tỷ đô cho 1 năm, ko quá nhiều để ko làm được, và có khi rẻ hơn bù lỗ cho đường sắt hiện tại
http://m.cafef.vn/giai-ma-su-phat-trien-than-ky-cua-duong-sat-cao-toc-trung-quoc-20180901090449618.chn
 

nkhanhquoc

Xe buýt
Biển số
OF-367915
Ngày cấp bằng
24/5/15
Số km
802
Động cơ
259,700 Mã lực
Đường HN x3 thì cháu nghĩ bắc nam x5 ạ.
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,013
Động cơ
80,844 Mã lực
Giải mã sự phát triển thần kỳ của đường sắt cao tốc Trung Quốc
Năm 2004, Quốc Vụ Viện Trung Quốc thông qua kế hoạch trung và dài hạn về phát triển đường sắt. Trong những năm tiếp theo, Chính phủ nước này đã đổ vào đó một lượng tiền khổng lồ và đến năm 2008, tuyến đường sắt liên tỉnh Bắc Kinh – Thiên Tân chính thức đi vào hoạt động, Trung Quốc bước vào kỷ nguyên phát triển của HSR.

Trải qua 10 năm, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản – quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này để dẫn đầu thế giới cả về tốc độ di chuyển của phương tiện lẫn tổng chiều dài hệ thống đường sắt.

Để thúc đẩy kế hoạch phát triển HSR, Trung Quốc bắt đầu từ việc mua tàu và công nghệ đường sắt từ các công ty nước ngoài của Nhật Bản, Đức, Pháp và Canada. Dựa trên cơ sở kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước này trong lĩnh vực HSR, năm 2007, Trung Quốc tự phát triển công nghệ HSR của chính mình.

Ngày 1/8/2008, chuyến tàu cao tốc đầu tiên đi vào hoạt động, chỉ 1 tuần trước lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh. Ngay năm sau đó, Trung Quốc quyết định mang công nghệ của mình xuất khẩu ra thế giới.

Theo Liên minh đường sắt quốc tế, hiện tại trên thế giới có khoảng 1.600 triệu hành khách di chuyển bằng tàu cao tốc mỗi năm, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 800 triệu người. Mục tiêu của quốc gia này là mở rộng mạng lưới HSR toàn quốc lên đến 30.000 km tính đến năm 2020 và con số này đến 2025 là 38.000km.

Tại sao HSR ở Trung Quốc có thể phát triển một cách thần kỳ như vậy trong thập kỷ qua? Dưới đây là 8 lý do giải thích phần nào cho sự phát triển đó.

1. Nhu cầu lớn.

Trung Quốc có nhiều thành phố lớn đang phát triển sôi động, mật độ dân số nhiều nơi rất lớn (14 thành phố trên 5 triệu dân), thu nhập cá nhân cũng ngày càng tăng.

Một ví dụ điển hình về tác động của yếu tố dân cư đến sự phát triển HSR ở Trung Quốc là tuyến HSR giữa Thượng Hải và Bắc Kinh với khoảng 300 triệu dân sống dọc theo tuyến đường.

Đi vào hoạt động từ giữa năm 2011, nó đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển 1318km xuống chỉ còn chưa tới 5 giờ đồng hồ, kết nối nhiều thành phố lớn như Thiên Tân, Nam Kinh, Tế Nam,... và mang về lợi nhuận chỉ sau 3 năm vận hành. Trong năm 2015, doanh thu của tuyến HSR này ước tính khoảng 23 tỷ Nhân dân tệ với 6,6 tỷ là lợi nhuận ròng.

Giải mã sự phát triển thần kỳ của đường sắt cao tốc Trung Quốc - Ảnh 1.
2. Nguồn đầu tư khổng lồ

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã quật ngã nền kinh tế Mỹ và các nước châu Âu, dẫn tới hệ lụy nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội đó để tạo ra sự khác biệt bằng việc đầu tư mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm kích thích nền kinh tế và tạo việc làm.

Tháng 11 năm đó, Chính phủ nước này thông qua gói đầu tư 4.000 tỷ NDT (khoảng 586 tỷ USD), trong đó phần lớn là vào phát triển HSR. Chỉ trong vòng 1 năm, khoản đầu tư vào dự án này đã tăng vọt từ 49 tỷ USD lên 88 tỷ USD và duy trì mức 100 tỷ USD/năm từ năm 2010.

Con số đầu tư tiếp theo là 809 tỷ NDT, 823.8 tỷ NDT và 800 tỷ NDT trong 3 năm 2014, 2015 và 2016. Lợi nhuận thu được từ ngành này cũng được tái đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân bổ lao động hợp lý và sản xuất hàng loạt cũng góp phần làm giảm chi phí, giúp Trung Quốc gia tăng lợi thế để phát triển HSR.

3. Chủ nghĩa tư bản nhà nước

Tư tưởng chính trị của những nhà lãnh đạo ở Trung Quốc cũng là 1 yếu tố quan trọng giúp việc triển khai dự án một cách nhanh chóng và với quy mô rộng lớn. Cựu Bộ trưởng đường sắt Trung Quốc từ 2003 đến 2011 Lưu Chí Quân đã giúp thu mua đất với chi phí thấp, góp phần rất lớn trong việc xây dựng nền công nghiệp đường sắt phát triển thần kỳ.

Để phát triển công nghệ HSR của riêng mình, cùng với sự hỗ trợ nước ngoài, Trung Quốc đã huy động các nguồn lực từ 25 trường đại học hàng đầu, 11 viện khoa học, 51 phòng thí nghiệm quốc gia, 500 công ty và 40 viện nghiên cứu chính phủ với sự tham gia của hơn 10000 kỹ sư, nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên.

4. Nền tảng khoa học vững chắc

Khoa học công nghệ là chìa khóa quyết định của tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc có một nền tảng khoa học công nghệ vững chắc đến từ sự tiếp thu nhanh chóng những công nghệ mới. Đây là quốc gia có nhiều cử nhân tốt nghiệp về khoa học kỹ thuật nhất trên thế giới.

Theo tạp chí Nature, Trung Quốc hiện đứng thứ hai trên thế giới về số lượng công bố khoa học chất lượng cao. Nature cũng chỉ ra rằng 40 trong top 100 viện nghiên cứu có nhiều sản phẩm nghiên cứu đầu ra mang tính cải tiến nhất thế giới là đến từ Trung Quốc. Nước này cũng đang dẫn đầu thế giới về những ngành công nghiệp như năng lượng mặt trời, công nghệ Internet, nghiên cứu lượng tử,...

Giải mã sự phát triển thần kỳ của đường sắt cao tốc Trung Quốc - Ảnh 2.
Hệ thống trạm năng lượng mặt trời nổi tại tỉnh An Huy.


5. Sự tiếp thu nhanh chóng công nghệ nước ngoài


admicro.vnXem thĂªm
Trung Quốc bắt đầu đưa ra kế hoạch xây dựng HSR năm 2004. Trong vòng 3 năm, nước này đã nắm bắt được công nghệ cốt lõi để chế tạo tàu cao tốc. Các kỹ sư Trung Quốc học hỏi và mua lại công nghệ nước ngoài, sau đó kết hợp chúng với những cải tiến và chế tạo của riêng mình. Chính vì vậy, chất lượng công nghệ HSR của Trung Quốc hiện đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của nhiều quốc gia, thậm chí còn có phần vượt trội hơn.

7. Lực lượng lao động có tính kỷ luật cao.

Mặc dù công việc khó khăn, thậm chí đôi khi phải hi sinh lợi ích bản thân, những công nhân đường sắt Trung Quốc vẫn luôn tự hào về công việc của mình. Trong xã hội Trung Quốc, khả năng chịu đựng vất vả được coi như một đức tính lâu đời.

Công nhân làm việc chăm chỉ cũng có liên hệ với chi phí sản xuất. Theo ước tính từ một số phân tích của World Bank tại Bắc Kinh, chi phí đơn vị của cơ sở hạ tầng HSR ở Trung Quốc là khoảng 17-21 triệu USD/km, trong khi ở châu Âu là 25-39 triệu USD/km.

8. Chính sách "vươn ra thế giới"

Năm 2009, Trung Quốc quyết định mang ngành công nghiệp HSR ra ngoài biên giới quốc gia. Ngày 1/2/2015, tiêu chuẩn ngành đường sắt Trung Quốc ra đời, đưa ra một tiêu chuẩn công nghệ để các công ty đường sắt có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Trung Quốc có một nguồn dự trữ tài chính rất lớn và cũng đã thiết lập nhiều công cụ tài chính mới để hỗ trợ việc xuất ngoại cũng như cải tiến ngành HSR.

Nói tóm lại, thế mạnh của ngành HSR Trung Quốc nằm ở giá cả sản phẩm tương đối rẻ, chất lượng tốt và thời gian hoàn thành dự án khá nhanh.
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,163
Động cơ
413,974 Mã lực
Mỗi tỉnh 1 sân bay thì tàu cao tốc ai đi
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
18,319
Động cơ
1,392,276 Mã lực
Mấy hôm nay em thấy Dân mạng chửi ầm ỹ về việc quyết định thông qua Đường sắt cao tốc Bắc nam. Chung quy lại vẫn thói auto chửi của người Việt, sợ bị ăn chặn, ghét cay đắng TQ nên chửi thôi.
Qua tìm hiểu em thấy nếu tàu cao tốc của TQ có phần hơn các nước có công nghệ tàu cao tốc khác, giá thành cũng thấy rẻ, sao mình ko lựa chọn mà lại chọn công nghệ cũ của một nước châu âu hoặc Nhật? Hay sợ dân chửi.
Nếu theo bài báo dưới thì tàu cao tốc của TƯ chỉ mất có 19-21tr $ cho 1 km. Với chiều dài đất nước chỉ hết có 30 tỷ đô.
Giai đoạn 1:
- Hà nội-Vinh: 300km*20=6 tỷ đô.
- Nha trang- Sài gòn= 370*20=7,4 tỷ.
- Dự phòng: 1,6 tỷ
-Tổng 15 tỷ.
Nếu là trong 5-7 năm, vốn đối ứng trong nước là 20-30% Thì mỗi năm chỉ phải chi chưa đến 1 tỷ đô cho 1 năm, ko quá nhiều để ko làm được, và có khi rẻ hơn bù lỗ cho đường sắt hiện tại
http://m.cafef.vn/giai-ma-su-phat-trien-than-ky-cua-duong-sat-cao-toc-trung-quoc-20180901090449618.chn
Tiền nào của đấy. Câu nói đã đúng nghìn năm.
Cụ xem các dự án TQ đang làm ở mình xem? Có cái nào không tăng gấp đôi, gấp 3. Đâu lại vào đó thôi:))
 

Nợ đời

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-331176
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
3,321
Động cơ
305,884 Mã lực
Thực ra, tiêu đt của cụ sai. Mình hầu như không có quyền lựa chọn. Chỉ là PHẢI chọn, chứ không ĐƯỢC chọn.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,715
Động cơ
440,270 Mã lực
Cứ Tầu thì = 1/3 Âu mà tính thôi.
Trung bình mấy chú Âu-Mỹ nó phải lãi 300% mới đủ chi phí. Vậy nên nó mới chi nặng cho quảng cáo mí đội sít-đơ đi mở đường là dư vậy. :D
 

ADCSee

Xe tăng
Biển số
OF-532172
Ngày cấp bằng
13/9/17
Số km
1,582
Động cơ
180,360 Mã lực
Phát minh công nghệ là Âu, Mỹ, tàu chỉ giỏi bắt chước thôi.
 

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,977
Động cơ
247,110 Mã lực
Phải rồi. Chọn bọn khựa đi. Ban đầu giá rẻ. 20 năm sau mới đưa vào sử dụng và số vốn đầu tư tăng gấp 5 lần.
Bài học đường sắt trên cao cát linh- hà đông còn chưa khởi hành đấy.
À mà chọn bọn tầu nó lại quả nghe nói lên đến 30% cơ mà nhỉ. Thế thì thằng lãnh đạo nào mà chịu đc
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Đường sắt hay tất cả những thứ khác không xấu.
Người ta chỉ lo những hệ luỵ khi bắt tay với TQ thôi.
 

atbp

Xe tăng
Biển số
OF-187124
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
1,011
Động cơ
341,590 Mã lực
Không nói chuyện công nghệ Tây hay Tàu nhưng muốn phát triển thì bắt buộc phải có đường sắt cao tốc đối với đất nước có dải đất S trải dài từ Bắc tới Nam !
Cái loại auto chửi cả đời không ra khỏi lũy tre làng thì cái gì đối với chúng đều sai và chẳng việc gì phải vay tiền để làm ...!
 

loithuxuavn

Xe máy
Biển số
OF-538552
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
66
Động cơ
165,830 Mã lực
Tuổi
49
Vãi, mua 1 con xe cẩu khựa thì chi phí sửa hư vặt tốn gấp 5 lần chi phí mua 1 con xe cùi hàng Nhật. Nó chơi chiêu kéo dài ... kinh phí sẽ tăng x10 có mà lè lưỡi.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,279
Động cơ
520,493 Mã lực
Nhòm cái tàu điện trên cao hn ý rồi tính=))
 

Applepie

Xe hơi
Biển số
OF-586816
Ngày cấp bằng
25/8/18
Số km
116
Động cơ
136,000 Mã lực
Tuổi
36
Cái dự án đường sắt trên cao mất dậy cũng là do các anh nhà ta đớp khỏe quá nên nó thế thôi ạ, cứ làm nghiêm chỉnh thì tàu nó cũng chả làm gì dc đâu. Còn thằng nhật bẩn thì cũng chả tốt đẹp hơn là bao đâu ak
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,013
Động cơ
80,844 Mã lực
Tiền nào của đấy. Câu nói đã đúng nghìn năm.
Cụ xem các dự án TQ đang làm ở mình xem? Có cái nào không tăng gấp đôi, gấp 3. Đâu lại vào đó thôi:))
Nếu lãnh đạo có tâm thì ko sao, thuê nó thiết kế. Những cái gì mình làm được thì mình làm, vd như Cầu cạn, nền đường, nhà ga, Hầm chui... giờ mình làm tốt như nó và ko thu kém G20.
Còn công nghệ và thiết bị thì ký hợp đồng trọn gói thôi, tăng hay ko tăng do mình cả cụ ạ. Đừng đổ lỗi

Phát minh công nghệ là Âu, Mỹ, tàu chỉ giỏi bắt chước thôi.
Bắt chước và làm chủ công nghệ là chuyện khác nhau đấy cụ ạ.

Phải rồi. Chọn bọn khựa đi. Ban đầu giá rẻ. 20 năm sau mới đưa vào sử dụng và số vốn đầu tư tăng gấp 5 lần.
Bài học đường sắt trên cao cát linh- hà đông còn chưa khởi hành đấy.
À mà chọn bọn tầu nó lại quả nghe nói lên đến 30% cơ mà nhỉ. Thế thì thằng lãnh đạo nào mà chịu đc
Lại quả % thì tiền vẫn ở lại Việt, nhưng nếu mua của Tây nó lãi 100% mang về nước nó thôi.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,279
Động cơ
520,493 Mã lực
Còn cụ chủ thread nghĩ là Việt Nam chọn đc tầu Nhật hay tầu khựa để mua thì chứng tỏ cụ chả hiểu éo gì về vốn ODA, hiệp định vay vốn mà các quốc gia cá mập nó cho các nước nghèo kém phát triển vay
 

loithuxuavn

Xe máy
Biển số
OF-538552
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
66
Động cơ
165,830 Mã lực
Tuổi
49
Nếu lãnh đạo có tâm thì ko sao, thuê nó thiết kế. Những cái gì mình làm được thì mình làm, vd như Cầu cạn, nền đường, nhà ga, Hầm chui... giờ mình làm tốt như nó và ko thu kém G20.
Còn công nghệ và thiết bị thì ký hợp đồng trọn gói thôi, tăng hay ko tăng do mình cả cụ ạ. Đừng đổ lỗi



Bắt chước và làm chủ công nghệ là chuyện khác nhau đấy cụ ạ.


Lại quả % thì tiền vẫn ở lại Việt, nhưng nếu mua của Tây nó lãi 100% mang về nước nó thôi.
Khỉ, nó bao a-z như tour 0 đồng, xứ lừa có mỗi việc dạ thưa và chung tiền, đừng mơ có việc, hàng trăm nghìn lao động của nó sẽ tràn qua.
 

black sky

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434970
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
4,977
Động cơ
247,110 Mã lực
Nếu lãnh đạo có tâm thì ko sao, thuê nó thiết kế. Những cái gì mình làm được thì mình làm, vd như Cầu cạn, nền đường, nhà ga, Hầm chui... giờ mình làm tốt như nó và ko thu kém G20.
Còn công nghệ và thiết bị thì ký hợp đồng trọn gói thôi, tăng hay ko tăng do mình cả cụ ạ. Đừng đổ lỗi



Bắt chước và làm chủ công nghệ là chuyện khác nhau đấy cụ ạ.


Lại quả % thì tiền vẫn ở lại Việt, nhưng nếu mua của Tây nó lãi 100% mang về nước nó thôi.
Ối giời ơi. Cụ đòi lãnh đạo nước ta có tâm á. Cụ trên giời rơi xuống à. Để khi lãnh đạo có tâm. mặt trời tắt ngấm sông thành biển khơi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top