[Funland] Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Phản ứng Hóa học của tự nhiên.

atoxet

Xe tăng
Biển số
OF-417264
Ngày cấp bằng
18/4/16
Số km
1,033
Động cơ
240,214 Mã lực
Tuổi
42
Vâng
Ngày xưa, lúc hội 7x chúng ta đang choai choai, chạy nhảy bóng bưởi về... vục đầu vào làm gáo dừa nước mưa nó ngọt lịm. Nhiều nhà bể nước hình hộp, nóc bằng có cái cửa bể vuông đậy bằng phên tre thì dù bể cạn chổng cây chuối múc cũng ít tụt. Nhưnh vào nhà nào kiểu bể mái vòm, cửa cạnh nó cao rộng, nước cạn cố chổng mông múc là bị lộn vèo người vào bể. Tha hồ ăn đòn
Hồi học lớp 7-8 em đi học xa nhà, ở nhờ 1 cái phòng nhỏ ở Phòng giáo dục huyện. Cạnh phòng em ở có cái bể nước mưa to vật. Tự nhiên có hôm em ngửi thấy mùi thum thủm, hoá ra có con chó rơi vào, chết trong đó. Vậy là từ chiều thứ 6 đến hết thứ 7 mấy bác, mấy chú ở PGD hò nhau múc nước, thau bể mệt nghỉ.
 

Mansion.68

Xe tải
Biển số
OF-835320
Ngày cấp bằng
13/6/23
Số km
474
Động cơ
8,260 Mã lực
Tuổi
40
Muỗi nó đẻ trứng thì phải, sau thành bọ gậy, bọ gậy trưởng thành thì lại thành muỗi. Giờ muỗi mất đi khối nơi để đẻ trứng rồi hự. :D
Thường sẽ thả 1 con cá nhỏ vào bể xử lí bọn cung quăng này :D
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
Cụ đọc kỹ rồi nói, em chỉ nói trái đất là lò cất nước, và nước bay lên là nước cất (em đố cụ bảo hơi nước kéo theo được cái gì bay lên đấy). Em không mô tả quá trình hình thành mây, vì em không biết về địa lý.
Cụ có thể giải thích tại sao có mưa đá cho em thêm hiểu biết được không? Các đám mây (mưa) như cụ nói là hơi nước bão hòa nhỉ?
Mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa.
Khi mặt đất được mặt trời sưởi ấm trong thời gian dài.
Hạt mưa rơi xuống gặp dòng khí nóng bốc lên rất mạnh. Nó đẩy ngược hạt mưa lên trên cao. Giọi nước lúc này đông thành đá và tiếp tục rơi xuống. Chúng lại bị dòng khí nóng đẩy lên và nó lại gặp hơi nước trên cao ngưng tụ và làm viên đá to lên nữa. Đến lúc viên đá to nặng thì hơi nóng không đẩy được nữa nó sẽ rơi xuống mặt đất thành mưa đá.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
À, em có câu hỏi nhờ các bác thạo Vật lý lý giải giúp, tại sao nước mưa lại lạnh, có liên quan gì đến Nhiệt chuyển pha không ạ?
Giọt nước hình thành ở trên cao. Nơi không khí lạnh. Khi rơi xuống nó lạnh thôi.
Nhiệt chuyển pha là hiện tượng đối lưu phải không ạ.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa.
Khi mặt đất được mặt trời sưởi ấm trong thời gian dài.
Hạt mưa rơi xuống gặp dòng khí nóng bốc lên rất mạnh. Nó đẩy ngược hạt mưa lên trên cao. Giọi nước lúc này đông thành đá và tiếp tục rơi xuống. Chúng lại bị dòng khí nóng đẩy lên và nó lại gặp hơi nước trên cao ngưng tụ và làm viên đá to lên nữa. Đến lúc viên đá to nặng thì hơi nóng không đẩy được nữa nó sẽ rơi xuống mặt đất thành mưa đá.
Cảm ơn bác đã lý giải hiện tượng về mưa đá. Như vậy, điều này cũng lý giải tại sao nước mưa thường lạnh đúng không bác?
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Giọt nước hình thành ở trên cao. Nơi không khí lạnh. Khi rơi xuống nó lạnh thôi.
Hạt nước hình thành là do lực hút tĩnh điện đúng không bác, em thấy H2O nó phân cực, nên có thể hút nhau để tạo thành đám/ hạt.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Giọt nước hình thành ở trên cao. Nơi không khí lạnh. Khi rơi xuống nó lạnh thôi.
Nhiệt chuyển pha là hiện tượng đối lưu phải không ạ.
Dạ, không phải bác, nhiệt chuyển pha là lượng nhiệt cần cung cấp/ tạo thành để cho nước chuyển từ pha rắn sang pha lỏng, hoặc lỏng sang khí hoặc ngược lại.
Ví dụ khi đá tan thì nó thu nhiệt của môi trường vậy.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
Hạt nước hình thành là do lực hút tĩnh điện đúng không bác, em thấy H2O nó phân cực, nên có thể hút nhau để tạo thành đám/ hạt.
Hơi nước thì cũng vẫn là nước thôi ( ở thể khí)
Không phải nó tách thành Hiđro và ôxy.
Liên kết trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.
Nơi 1 nguyên tử ôxy dùng chung 2 electron với 2 nguyên tử Hiđro
 

duytrong

Xe lăn
Biển số
OF-41559
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
11,339
Động cơ
536,197 Mã lực
Em thấy nói khi có sấm sét lúc đó không khí bị đốt cháy ở nhiệt độ cao và sảy ra phản ứng hoá học tạo ra các chất có lợi cho cây trồng…
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Hơi nước thì cũng vẫn là nước thôi ( ở thể khí)
Không phải nó tách thành Hiđro và ôxy.
Liên kết trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị.
Nơi 1 nguyên tử ôxy dùng chung 2 electron với 2 nguyên tử Hiđro
Ấy, bác trả lời đúng ở quy mô phân tử, cái này em dân hoá nên em hiểu mà.
Nước nó có liên kết hydro nên mới kết thành dạng lỏng,
Các phân tử nước liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện nên mới tạo thành đám, chứ không phải như bác gì ở bên trên nói, phải có bụi mới thành mây, bụi chỉ là một tác nhân thôi.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,045
Động cơ
135,360 Mã lực
Cảm ơn bác đã lý giải hiện tượng về mưa đá. Như vậy, điều này cũng lý giải tại sao nước mưa thường lạnh đúng không bác?
Nước mưa lạnh vì lên cao thì lạnh hơn, lạnh đến mức đóng thành viên đá nhỏ nếu lên rất cao. Khi rơi xuống, nước mưa chưa kịp nóng lên thì đã xuống mặt đất.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,045
Động cơ
135,360 Mã lực
Em thấy nói khi có sấm sét lúc đó không khí bị đốt cháy ở nhiệt độ cao và sảy ra phản ứng hoá học tạo ra các chất có lợi cho cây trồng…
Ni tơ kết hợp Oxi tạo ra NO với xúc tác của sét. NO không bền và rồi tạo NO2 (Nito dioxide) rồi tạo ra phân đạm tự nhiên. Phân đạm trong nhà máy cũng tương tự như vậy nhưng thay sét bằng dòng điện công suất cao. Cái này hóa học lớp tám ngày xưa em học nhưng giờ quên gần hết rồi. Cơ bản là như vậy.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Ni tơ kết hợp Oxi tạo ra NO với xúc tác của sét. NO không bền và rồi tạo NO2 (Nito dioxide) rồi tạo ra phân đạm tự nhiên. Phân đạm trong nhà máy cũng tương tự như vậy nhưng thay sét bằng dòng điện công suất cao. Cái này hóa học lớp tám ngày xưa em học nhưng giờ quên gần hết rồi. Cơ bản là như vậy.
Bác duytrong nói đúng đấy bác. Khi tia lửa điện tạo thành (cỡ 1 vạn vôn/mét), không khí xung quanh bị đốt nóng, NO hình thành là do điều kiện về nhiệt độ xung quanh tia lửa điện, chứ không phải tia lửa điện trực tiếp gây ra phản ứng.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
Dạ, không phải bác, nhiệt chuyển pha là lượng nhiệt cần cung cấp/ tạo thành để cho nước chuyển từ pha rắn sang pha lỏng, hoặc lỏng sang khí hoặc ngược lại.
Ví dụ khi đá tan thì nó thu nhiệt của môi trường vậy.
Nó cũng là 1 lý do nước mưa nó lạnh đấy.
Khối nước nhận được nhiệt lượng làm các phân tử nước trên bề mặt chuyển động nhanh hơn ( bị đốt đít thì chả nhảy lên) nó bứt ra khỏi khối nước ( bay hơi). Nhưng do bứt từng phân tử 1 nên mật độ thấp nó chỉ tồn tại ở thể khí. Hơi nước này có khối lượng nhẹ lên bay lên trên.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm các phân tử nước này bị mất nhiệt ra môi trường làm chúng chuyển động chậm lại. Khi cđ chậm lại nó xích lại gần nhau. Khi mật độ đủ đậm đặc nó lại chuyển thành thể lỏng ( ngưng tụ)
Lúc này nó lại nặng hơn kk và rơi xuống tạo thành mưa.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
Em thấy nói khi có sấm sét lúc đó không khí bị đốt cháy ở nhiệt độ cao và sảy ra phản ứng hoá học tạo ra các chất có lợi cho cây trồng…
Không khí bị ion hóa. Khi bị ion thì nó dẫn điện. Đây là Lý do đám mây cách mặt đất cả vài km. Nhưng vẫn truyền điện được.
 

Tí Sơn Đông

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-847787
Ngày cấp bằng
5/2/24
Số km
308
Động cơ
3,243 Mã lực
Nước mưa bây chừ mà uống là mọc đuôi ra thành khỉ cmn luôn chứ nước mưa :)
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Không khí bị ion hóa. Khi bị ion thì nó dẫn điện. Đây là Lý do đám mây cách mặt đất cả vài km. Nhưng vẫn truyền điện được.
Bác đang nói đến quá trình trước khi hình thành tia sét, do đám mây mang điện tích.
Khi xảy ra phóng điện mới tạo thành sét. Khi có tia sét mới sinh nhiệt độ cao. Bác duytrong đang nói đến kết quả sau khi có tia sét.

Haiza, nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để có được tí nước trời với tí phân bón miễn phí, cũng không dễ dàng gì.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,218 Mã lực
Tuổi
40
Bác đang nói đến quá trình trước khi hình thành tia sét, do đám mây mang điện tích.
Khi xảy ra phóng điện mới tạo thành sét. Khi có tia sét mới sinh nhiệt độ cao. Bác duytrong đang nói đến kết quả sau khi có tia sét.

Haiza, nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để có được tí nước trời với tí phân bón miễn phí, cũng không dễ dàng gì.
Và tất cả là nhờ vào anh Hoàng đấy.
Sự sống duy trì trên hành tinh này cũng là nhờ anh Hoàng cả.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,563
Động cơ
753,484 Mã lực
Và tất cả là nhờ vào anh Hoàng đấy.
Sự sống duy trì trên hành tinh này cũng là nhờ anh Hoàng cả.
Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên hay mà cụ. Chỉ cần ngồi nghiên cứu vòng tuần hoàn tự nhiên của nước mà hiểu sâu về từng hiện tượng, dễ cũng mất đến cả năm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top